Da liễu –
Dị ứng sau sinh là nỗi ám ảnh của đa số mẹ bởi mang đến ngứa ngáy khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này một cách an toàn không gây nguy hiểm đến sức khỏe con trẻ nếu mẹ vẫn còn đang cho con bú.
Dị ứng sau sinh là một vấn đề thường gặp
Tại sao mẹ bị dị ứng sau sinh
Dị ứng sau sinh là vấn đề da liễu phổ biến, bất cứ phụ nữ nào sau sinh đều có thể gặp nhưng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Nguyên nhân thường là do những thay đổi trước và sau của quá trình mang thai, sinh con tác động lên hệ miễn dịch của người mẹ. Cụ thể, là trong quá trình mang thai, não bộ sẽ chỉ thị hệ miễn dịch của mẹ không đào thải thai nhi ra ngoài, chỉ thị này vẫn sẽ tiếp tục tận sau khi sinh con. Khi hệ miễn dịch không còn phản ứng với những dị nguyên xâm nhập cơ thể, không đào thải những vật thể lạ nên sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ ngứa.
Mất cân bằng dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng sau sinh. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm khiến cơ thể người mẹ bị nóng nên gây nên mề đay, mẩn ngứa. Đồng thời những yếu tố gây dị ứng từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng sau sinh như phấn hoa, mỹ phẩm, thực phẩm,…
Biểu hiện dị ứng sau sinh gần tương tự như dị ứng thông thường. Những nốt sần, mẩn đỏ có kích thước nhỏ từ 0.5 – 2cm xuất hiện riêng lẻ hoặc kết thành từng mảng ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đi kèm là tình trạng ngứa ngáy. Sau khoảng 2 – 24 tiếng, các nốt mẩn có thể nhạt dần rồi biến mất, đó là biểu hiện dị ứng nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng sau sinh biểu hiện như mề đay phù mạch làm phù nề thanh quản, suy hô hấp,…nguy hiểm tính mạng.
Cách chữa dị ứng sau sinh
Nếu gặp phải trường hợp dị ứng sau sinh nặng, người mẹ nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để điều trị. Còn trường hợp dị ứng nhẹ, có thể cải thiện thông qua một số biện pháp đơn giản như sau.
1. Vệ sinh cơ thể
Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng để tránh làm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không tắm với nước quá nóng, nước ấm từ 36.5 độ C là tốt nhất để không làm da khô kích thích da thêm ngứa ngáy.
Trong quá trình tắm rửa, tránh cọt xát vùng da ngứa. Không nên ngâm mình quá lâu trong nước, cần lau khô và tránh gió sau khi tắm. Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, có chất liệu dễ thấm hút.
2. Chế độ ăn uống
Có một số loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng dị ứng sau sinh, đó là những loại có thể kích thích nổi mề đay, mẩn ngứa như tôm, cua, sò, mực, thịt gà, trứng, đậu phộng,… Thay vào đó, người bị dị ứng sau sinh nên bổ sung một số thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và tình trạng dị ứng như:
Có một số loại thực phẩm sẽ giúp giảm khó chịu do dị ứng sau sinh
3. Chế độ sinh hoạt
Sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng để làm giảm triệu chứng dị ứng sau sinh. Đầu tiên, các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,… Tiếp theo, hạn chế gãi ngứa những vùng da dị ứng vì có thể làm ngứa ngáy và mẩn đỏ lan rộng.
Nên ngủ đủ giấc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, thoa kem dưỡng ẩm, thường xuyên giặt những vật dụng tiếp xúc với cơ thể,…đây là những thói quen tốt để cải thiện dị ứng sau sinh.
4. Thuốc chữa dị ứng sau sinh
Điều trị dị ứng sau sinh bằng thuốc có công dụng nhanh chóng tức thời, tuy nhiên với phụ nữ đang cho con bú thì nên thận trọng. Trước nhất, nếu tình trạng dị ứng nặng thì bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để biết phương hướng điều trị. Một số thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng như cream vitamin E, hồ nước, dung dịch dalibour,..hoặc kháng histamin đường uống như fexofenadine, cetirizine, oratadine… Tránh tự ý mua thuốc và nên nên sử dụng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các mẹ bị dị ứng sau sinh có thể áp dụng một số cách chữa bằng đông y an toàn và lành tính như:
Tìm hiểu thêm:
Dị ứng sau sinh là nỗi ám ảnh của đa số mẹ bởi mang đến ngứa ngáy khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này một cách an toàn không gây nguy hiểm đến sức khỏe con trẻ nếu mẹ vẫn còn đang cho con bú.
Dị ứng sau sinh là một vấn đề thường gặp
Tại sao mẹ bị dị ứng sau sinh
Dị ứng sau sinh là vấn đề da liễu phổ biến, bất cứ phụ nữ nào sau sinh đều có thể gặp nhưng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Nguyên nhân thường là do những thay đổi trước và sau của quá trình mang thai, sinh con tác động lên hệ miễn dịch của người mẹ. Cụ thể, là trong quá trình mang thai, não bộ sẽ chỉ thị hệ miễn dịch của mẹ không đào thải thai nhi ra ngoài, chỉ thị này vẫn sẽ tiếp tục tận sau khi sinh con. Khi hệ miễn dịch không còn phản ứng với những dị nguyên xâm nhập cơ thể, không đào thải những vật thể lạ nên sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ ngứa.
Mất cân bằng dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng sau sinh. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm khiến cơ thể người mẹ bị nóng nên gây nên mề đay, mẩn ngứa. Đồng thời những yếu tố gây dị ứng từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng sau sinh như phấn hoa, mỹ phẩm, thực phẩm,…
Biểu hiện dị ứng sau sinh gần tương tự như dị ứng thông thường. Những nốt sần, mẩn đỏ có kích thước nhỏ từ 0.5 – 2cm xuất hiện riêng lẻ hoặc kết thành từng mảng ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đi kèm là tình trạng ngứa ngáy. Sau khoảng 2 – 24 tiếng, các nốt mẩn có thể nhạt dần rồi biến mất, đó là biểu hiện dị ứng nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng sau sinh biểu hiện như mề đay phù mạch làm phù nề thanh quản, suy hô hấp,…nguy hiểm tính mạng.
Cách chữa dị ứng sau sinh
Nếu gặp phải trường hợp dị ứng sau sinh nặng, người mẹ nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để điều trị. Còn trường hợp dị ứng nhẹ, có thể cải thiện thông qua một số biện pháp đơn giản như sau.
1. Vệ sinh cơ thể
Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng để tránh làm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không tắm với nước quá nóng, nước ấm từ 36.5 độ C là tốt nhất để không làm da khô kích thích da thêm ngứa ngáy.
Trong quá trình tắm rửa, tránh cọt xát vùng da ngứa. Không nên ngâm mình quá lâu trong nước, cần lau khô và tránh gió sau khi tắm. Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, có chất liệu dễ thấm hút.
2. Chế độ ăn uống
Có một số loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng dị ứng sau sinh, đó là những loại có thể kích thích nổi mề đay, mẩn ngứa như tôm, cua, sò, mực, thịt gà, trứng, đậu phộng,… Thay vào đó, người bị dị ứng sau sinh nên bổ sung một số thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và tình trạng dị ứng như:
- Thực phẩm giàu vitamin D như nước cam, ngũ cốc, yến mạch,…vì vitamin D có thể giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
- Thức ăn nhiều vitamin C có thể ngăn cản sự giải phóng histamin gây ra phát ban dị ứng của bệnh mề đay. Bạn hãy bổ sung thông quan bông cải xanh, dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, cà chua,…
- Thực phẩm chứa Quercetin giúp kiểm soát histamin nên giảm được triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn. Thực phẩm chứa nhiều Quercetin như hành đỏ, bông cải, nam việt quất,…
- Thực phẩm giàu omega 3 như dầu oliu, hạt lanh,…giảm dị ứng ngứa ngáy do dị ứng sau sinh.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E và Magne như hạnh nhân, hạt hướng dương, rau bina,…
Có một số loại thực phẩm sẽ giúp giảm khó chịu do dị ứng sau sinh
3. Chế độ sinh hoạt
Sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng để làm giảm triệu chứng dị ứng sau sinh. Đầu tiên, các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,… Tiếp theo, hạn chế gãi ngứa những vùng da dị ứng vì có thể làm ngứa ngáy và mẩn đỏ lan rộng.
Nên ngủ đủ giấc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, thoa kem dưỡng ẩm, thường xuyên giặt những vật dụng tiếp xúc với cơ thể,…đây là những thói quen tốt để cải thiện dị ứng sau sinh.
4. Thuốc chữa dị ứng sau sinh
Điều trị dị ứng sau sinh bằng thuốc có công dụng nhanh chóng tức thời, tuy nhiên với phụ nữ đang cho con bú thì nên thận trọng. Trước nhất, nếu tình trạng dị ứng nặng thì bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để biết phương hướng điều trị. Một số thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng như cream vitamin E, hồ nước, dung dịch dalibour,..hoặc kháng histamin đường uống như fexofenadine, cetirizine, oratadine… Tránh tự ý mua thuốc và nên nên sử dụng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các mẹ bị dị ứng sau sinh có thể áp dụng một số cách chữa bằng đông y an toàn và lành tính như:
- Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, an thần và giúp mẹ giảm tình trạng táo bón.
- Mướp đắng: có công dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn. Các mẹ chỉ cần thái lát mướp đắng đem đi đun sôi rồi rửa vùng da dị ứng.
- Tắm hoặc xông hơi bằng thảo dược dân gian: Dùng một số loại lá như lá khế, lá tía tô, chanh, lá bạc hà, gừng,… Nấu với nước sạch rồi đem ngâm rửa, tắm hoặc xông hơi vùng bị dị ứng.
Tìm hiểu thêm:
- Những mẹo chữa nổi mề đay dị ứng không phải ai cũng biết
- 3 cách trị dị ứng da mặt nhanh nhất “hết sưng, ngứa tức thì”
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513