Da liễu: 7 cách chữa nổi mề đay ở trẻ em hay và an toàn nhất


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Với bệnh mề đay ở trẻ em có biểu hiện cụ thể trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa da, nổi mụn nước không nghiêm trọng thì bạn có thể sử dụng một vài cách chữa đơn giản nhưng lại an toàn cho sức khỏe dưới đây. Đặc biệt, các nguyên liệu được áp dụng để chữa mề đay cho trẻ rất dễ tìm. Dưới đây là những cách chữa mề đay ở trẻ em cực hay bạn đọc có thể tham khảo.



Bệnh mề đay là căn bệnh khá phổ biến nhất là ở trẻ em



Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nổi mề đay

Bệnh mề đay là một căn bệnh mãn tính, có nhiều diễn biến phức tạp, phát triển âm thầm. Nổi mề đay ở trẻ nhỏ được xem là một căn bệnh khó điều trị và sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của trẻ.



Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cơ địa bé yếu và môi trường tác động



Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện nhỏ như ngứa với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần lên và sẽ để lại những tổn thương cho da. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, dưới đây là những nguyên nhân chính cấu thành bệnh.

  • Thức ăn, khói bụi, thời tiết, ô nhiễm môi trường,…và hàng ngàn những yếu tố bên ngoài đều có thể tác động đến da và dẫn đến nổi mề đay ở trẻ em.
  • Môi trường ngày nay ngày càng ô nhiễm nhất la những trẻ sinh trưởng và học tập ở thành phố phải đối mặt với ô nhiễm, tiếng ồn mỗi ngày. Môi trường sống kèm theo nhiều vi khuẩn và chất độc hại có thể chính là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay cho trẻ nhỏ.
  • Do trẻ dị ứng với lông chó, mèo thì việc ôm ấp, vuốt ve những con vật đáng yêu này có thể làm da trẻ ngứa ngáy, nổi đỏ, phát ban, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh cho con bạn.
  • Thời tiết bên ngoài đôi khi cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay, khi thời tiết giá lạnh hay thay đổi nhiệt độ quá đột ngột có thể làm làn da chưa đủ khỏe mạnh của bé bị sốc và phản ứng lại bằng cách nổi nốt đỏ, gây ngứa lâu dần hình thành bệnh mề đay.
  • Ngoài ra một số đồ ăn như trứng, sữa, lạc, đậu tương,…cũng có thể làm cho bé bị mắc bệnh. Nếu trường hợp người mắc bệnh là trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì có thể do mẹ ăn các thức ăn không phù hợp với cơ địa của trẻ, sau đó truyền qua đường sữa và làm trẻ bị dị ứng gây nên bệnh mề đay. Một số chất phụ gia và chất bảo quản cũng có thể làm trẻ bị dị ứng và hình thành nên bệnh. Có trường hợp một số trẻ thậm chí còn không ăn thức ăn dị ứng mà chỉ tiếp xúc bên ngoài, ví dụ như đổ nước trái cây lên người cũng có thể gây ra bệnh.
  • Ngoài những yếu tố di truyền và dị ứng từ bên ngoài thì yếu tố bên trong cơ thể của trẻ chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh này. Cụ thể hơn, cơ thể trẻ có thể có mầm bệnh khác là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay.
  • Bệnh hen suyển, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan, thận có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay ở trẻ. Khi cơ thể trẻ có các bệnh này thì các ổ vi khuẩn hình thành bên trong cơ thể làm cho chức năng gan, thân hoạt động không hết công suất, chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể phải bộc phát qua da tao nê bệnh mề đay.
  • Do uống không đủ nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Uống đủ nước giúp cho cơ thể hoạt động không tốt, dẫn đến việc độc tích tụ dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ.
  • Do sức đề kháng của trẻ kém, hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể trẻ không thể chống lại các tác nhân gây bệnh bên trong lẫn bên ngoài, từ đó hình thành nên bệnh.
  • Do trẻ không được vệ sinh cá nhân thường xuyên, da bẩn chính là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển, tạo nên những viêm nhiễm trên da hình thành bệnh mề đay.
Trên đây là vài nguyên nhân cơ bản có thể gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ mà bạn có thể tham khảo đẻ biết cách phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay

Mề đay là tình trạng da xuất hiện nhiều mẩn đỏ, sưng nhẹ và hơi phù lên so với vùng da xung quanh gây ngứa ngáy và khó chịu.



Bệnh mề đay ở trẻ thường hình thành và phát triển âm thầm, tuy nhiên có thể nhận biết qua một số dấu hiệu



Mà bệnh mề đay ở trẻ nhỏ thường có hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng nhìn chung bệnh thường có một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng dưới đây:

  • Lúc đầu, các vết đỏ có thể âm thầm xuất hiện trên khu vực đầu và cổ của bé, sau đó sẽ hình thành mụn nước, bên trong có dịch nhầy. Thông thường, khi trẻ phát mề đay sẽ kèm theo hiện tượng sốt, sưng mí mắt và thậm chí là sưng khớp. Triệu chứng này có thể kéo dài đến 72 giờ và sẽ tự biến mất.
  • Sau đó, việc ngứa khiến trẻ khó chịu và theo phản xạ tự nhiên là gãi, điều này làm kích thước của mảng mề đay lan rộng, thường có màu hồng nhạt, nếu ấn vào thì da bé sẽ căng đau vô cùng khó chịu.
  • Ngoài ra, bệnh nổi mề đay ở trẻ còn kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, đôi khi mề đay làm sưng phù màng nhầy của đường hô hấp làm bé khó thở, hơi thở khò khè. Trong tình trạng này bé cần có sự hỗ trợ y tế khẩn cấp, tránh để tình trạng nguy cấp có thể làm chết người. Nếu việc phù mạch ảnh hưởng lên đường tiêu hóa, bé có thể có một vài dấu hiệu như nôn, tiêu chảy.
Bệnh nổi mề đay ở trẻ không khó để nhận biết, chỉ dựa vào một số dấu hiệu trên đây là đã có thể nhận biết được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khi nhận ra bệnh rồi thì cha mẹ nên có cách khắc phục, cũng như tránh các nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ để bệnh mề đay không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

# Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường bệnh mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, tuy nhiên bệnh này thường khiến trẻ biến ăn, quấy khóc làm suy nhược cơ thể của bé và xáo trộn cuộc sống của cha mẹ.

Trong một vài trường hợp khi bé bị nóng sốt cao có thể làm ảnh hưởng thần kinh làm trẻ chậm lớn, trí não không minh mẩn. Bệnh mề đay kéo dài có thể làm cho bé trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cộc và kém năng đông.

Nếu như phát hiện bệnh mà không có sự can thiệp kịp lúc, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng. Trường hợp trẻ nổi mề đay do dị ứng thuốc là rất nguy hiểm, trẻ có thể tăng cao nhịp tim gây tổn thương nội tạng và một số mô cơ trong cơ thể, nguy hiểm hơn là tử vong.

Do vậy, việc chữa bệnh mề đay cho trẻ cần phải vô cũng thận trọng, không nên tự ý cho bé bôi thuốc hay uống thuốc lung tung theo chỉ dẫn của hàng xóm hay người thân.

# Khi có triệu chứng nào cần đi gặp bác sĩ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, đặc biệt là khi xác thực được nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ thì cha mẹ cần đưa bé đến cơ quan y tế uy tín để được điều trị khoa học và an toàn.

Các chuyên gia da liễu khuyên rằng khi phát hiện bệnh mề đay thì nên chườm lạnh cho trẻ, và tắm nước mát để làm dịu cơn khó chịu trên da, sau đó thì đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Có thể bạn muốn biết: Mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác không?

7 cách chữa mề đay ở trẻ em vô cùng hiệu nghiệm

Mề đay gây ra chứng ngứa ngáy, khó chịu vì cứ phải gãi suốt cả ngày. Nếu bé còn nhỏ tuổi thì sẽ quấy khóc, bỏ ăn, ngủ hay bị giật mình. Còn các bé lớn thì sẽ hạn chế đến việc học tập và vui chơi, lúc nào cũng cáu gắt, cau có mặt mày. Được biết bệnh mề đay nếu kéo dài qua nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và tính cách sau này của bé. Khi bệnh phát triển nếu như các bậc cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời về lâu dài bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và làn da của trẻ. Do vậy, khi trẻ mắc bệnh mề đay với những biểu hiện như đã chia sẻ trên thì các mẹ nên áp dụng một trong những cách dưới đây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách đáng kể.

1. Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá khế

Lá khế có tính bình, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Y học cổ truyền chứng minh những công dụng đặc biệt có trong lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng tấy, giảm ngứa và trị chứng mề đay mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dùng lá khế chữa bệnh mề đay bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách làm sau đây:

– Cách thứ 1: Lấy 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch, để ráo trong khoảng 10-15 phút. Tiếp đến, cho lá khế vào chảo sao đến khi lá khế queo lại. Dùng lá khế này cho vào bọc vải áp lên vùng da bị mề đay của trẻ. Lưu ý: Da trẻ rất nhạy cảm, khi thực hiện bài thuốc đắp lên da trẻ bạn nên chú ý thuốc vừa ấm với da, không quá nóng sẽ gây bỏng cho da hoặc quá nguội sẽ không có tác dụng.



Chữa mề đay cho trẻ bằng lá khế



– Cách thứ 2: Bạn lấy lá khế đem rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước và bắt lên bếp nấu sôi để lấy nước tắm cho trẻ. Cách này thực hiện khá đơn giản nhưng đem hiệu quả tức thì sau 1-2 lần thực hiện.

2. Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá kinh giới

Được biết, lá kinh giới có vị cay, tính ấm đi vào kinh phế và can nên có tác dụng tán hàn giải độc, chống co giật, cầm máu mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… hiệu quả.



Chữa mề đay cho trẻ bằng lá kinh giới



Thực hiện: Dùng lá kinh giới chữa mề đay cho trẻ cách làm giống với cách thứ 1 của phương pháp chữa mề đay bằng lá khế. Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo.

3. Chữa mề đay ở trẻ em bằng rau ngổ

Rau ngổ ngoài công dụng tạo cho món ăn thêm phần hấp dẫn, loại rau này có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do bệnh mề đay gây ra. Theo đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa một cách đáng kể.



Cách chữa nổi mề đay cho trẻ em bằng rau ngổ



Thực hiện: Bạn lấy 1 nắm rau ngổ rửa sạch, giã nát hoặc ép lấy nước cốt rồi đắp qua những vùng da bị nổi mề đay ở trẻ. Sau thời gian đắp thuốc từ 30-40 phút, những nốt sần hoặc tổn thương trên da sẽ thuyên giảm, trẻ bớt ngứa và những vết mề đay sẽ mờ dần rồi biến mất.

→ Chú ý: Trước khi đắp thuốc, các mẹ nên vệ sinh sạch vùng da bị bệnh của trẻ, lau khô sau đó hãy đắp thuốc.

4. Chữa mề đay ở trẻ em bằng rau má

Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng ẩm, nhuận tràng, phòng trị hiệu quả các bệnh ngoài da do nóng trong người như mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa…. Rau má đang được xem là bài thuốc quý trong dân gian giúp chữa trị các bệnh da liễu một cách an toàn.



Chữa mề đay ở trẻ em bằng rau má



Thực hiện: Rất đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị một nắm rau má tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng thời gian 3-5 phút sau đó vớt ra xay lấy nước cho trẻ uống. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 ly nước rau má chia làm 2 lần uống.

5. Chữa mề đay ở trẻ bằng rau tần

Thực hiện: Cách chữa bệnh mề đay bằng rau tần cũng mang lại kết quả như các cách trên, bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa khác nhau như nấu nước tắm, đắp thuốc hoặc uống. Nếu áp dụng cách uống bạn nên thực hiện như sau: Lấy khoảng 12g rau tần dạng khô rồi cho vào nồi đun với 500ml nước, nấu sôi còn đúng 1 chén, chia nước thuốc làm ba lần uống sau bữa ăn.

6. Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá chè xanh

Chè xanh là thảo dược quý trong tự nhiên được con người tận dụng làm thức uống. Theo nhiều nghiên cứu lá chè xanh có chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho con người có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên, phòng bệnh tật. Nhờ có khả năng kháng khuẩn, sát trùng rất hiệu quả mà bạn có thể dùng trà xanh để chữa nổi mề đay, giảm ngứa da.


Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá trà xanh


Thực hiện: Lá chè xanh, rửa sạch cho vào nồi đun cùng với 2.5 lít nước sạch. Đun trong khoảng thời gian 15-20 phút sau đó tắt bếp đợi nước nguội rồi dùng nước lá để lau nhẹ lên phần da bị tổn thương. Áp dụng thường xuyên để mẩn ngứa, dị ứng không có cơ hội tái phát trở lại.

7. Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá khổ qua rừng

Trong các bộ phận của khổ qua rừng như thân, lá và quả có chứa các chất sinh học như momordicin, cucurbitacin cùng một số glycosides và các hợp chất terpenoid. Đặc biệt là nhờ hợp chất momordicin có trong lá của khổ qua rừng có chức năng chống lại virusherpes simplex và vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngứa cho da. Cách thực hiệu cũng sẽ tương tự như bài thuốc từ lá chè xanh, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo cách làm trên.


Chữa mề đay ở trẻ em bằng lá khổ qua rừng


Ngoài những cách chữa trị mề đay ở trẻ em trên bạn có thể tham khảo thêm một vài cách khác do chuyên gia sức khỏe chia sẻ qua video sau đây:
Mề đay là bệnh dễ tái phát nhưng khó điều trị nếu các bậc cha mẹ chỉ dùng các cách chữa trị trên mà không tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định phòng bệnh bệnh hữu hiệu trong cuộc sống thì bệnh sẽ dễ tái phát trở lại. Do đó, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau sẽ giúp điều trị bệnh mề đay ở trẻ đạt kết quả tốt hơn:

Một số lưu ý trong quá trình chữa mề đay ở trẻ em

Khi phát hiện trẻ bị nổi mề đay, ngoài việc thăm khám chữa trị, ba mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc bé như sau:

– Hạn chế gãi, chà mạnh trên da trẻ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

– Tránh để trẻ hoạt động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó bạn nên cố gắng để trẻ nghỉ ngơi, giảm các căng thẳng stress do học hành, ngứa ngáy do bệnh…

– Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng…Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B,C, E… có trong rau củ quả tươi.

– Cho bé mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn, không mặc quần áo quá chật.


Chữa bệnh mề đay cho trẻ bằng các cách chia sẻ trên vừa an toàn, hiệu quả lâu dài. Hạn chế bệnh tái phát về sau các mẹ nên tham khảo và áp dụng theo nhé!


→ Chia sẻ thêm:

  • Bị mổi mề đay mẩn ngứa có tắm được không?
  • Chia sẻ thuốc chữa mề đay cấp và mãn tính an toàn hiệu quả
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl