Da liễu –
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng của bệnh viêm da cơ địa. Thường gặp phải vào mùa hè nóng bức khi da chảy nhiều mồ hôi, ẩm ướt dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh phát triển thành mãn tính gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ của trẻ sau này. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị bệnh hiệu quả phụ huynh cần nắm rõ để thực hiện khắc phục bệnh cho bé tốt nhất.
Triệu chứng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da mủ được chia thành 2 nhóm chính là viêm da mủ cho liên cầu và viêm da mủ do tụ cầu. Đối với từng nguyên nhân gây bệnh được biểu hiện qua từng vị trí và triệu chứng như sau:
Bệnh viêm da mủ do tụ cầu
Bệnh thường gây ra những tổn thương chính ở vùng nang lông gọi là viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) với các thể bệnh và biểu hiện như sau:
– Viêm nang lông nông: tại chỗ lỗ chân lông bị sưng đỏ và đau, sau đó chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi mụn mủ khô sẽ để lại vảy trên da, sau đó bong vảy nhưng không để lại sẹo. Viêm nang lông gây ngứa.
– Viêm nang lông sâu: tại lỗ chân lông bị sưng tấy, xung quanh có mụn mủ. Các mụn mủ có thể rải rác hoặc thành từng đám màu đỏ, cứng nổi lên trên bề mặt da, khi nặn có mủ chảy ra. Viêm nang lông sâu cũng gây ngứa và dễ bị viêm nhiễm.
– Nhọt: mụn nhọt, bên trong có mủ sưng đau và có độc tính cao. Khi mụn bị vỡ mủ có nhiều ngòi như tổ ong rất đau. Nhọt có thể kéo dài dai dẳng cả tháng gây đau nhức và khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nhiều trường hợp có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
Bệnh viêm da mủ do liên cầu
– Chốc: ban đầu trên da xuất hiện các bọng nước, sau đó nhanh chóng biến thành bọng mủ và mủ đục từ dưới chân bọng nước lên, thường mọc quanh miệng. Mụn mủ khi bị vỡ ra sẽ đóng vảy và tiết dịch vàng. Dưới nền da mụn khô khi cạy ra có màu đỏ và ướt. Nếu chốc xuất hiện trên da đầu sẽ khiến cho da đầu và tóc luôn bị dính bết dễ gây nhiễm khuẩn và lan rộng.
– Hăm kẽ: ở những vùng có nếp gấp ở da như kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn của trẻ do ra nhiều mồ hôi ẩm ướt nên dễ bị hăm. Tại chỗ bị bệnh, da thường xuất hiện các đám đỏ, trượt, tiết dịch, viền da mỏng và gây đau rát khiến bé khó chịu và hay quấy khóc.
Cách chữa trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc tây
– Sử dụng các loại dung dịch như yarish, million, thuốc màu để khử trùng vết thương.
– Dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban… để bôi cho bé. Nếu trẻ bị viêm nang lông có thể dùng kháng sinh toàn thân từng đợt. Còn nếu bị nhọt thì dùng kháng sinh mạnh theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
– Sử dụng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp: A Derina, Safarelle, Cetaphil… để tắm cho trẻ.
Khi sử dụng thuốc tây điều trị viêm da mủ cho bé, phụ huynh cần kết hợp với bổ sung các loại vitamin, đạm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Các loại thuốc tây khi dùng có ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh giúp bệnh phục hồi. Tuy nhiên thuốc lại dễ gây ra tác dụng phụ và khi ngưng sử dụng có thể bị tái phát. Do đó, trước khi dùng phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ thực hiện.
Sử dụng bài thuốc thảo dược
Theo kinh nghiệm dân gian để trị viêm da ở trẻ thường dùng các loại lá như lá trầu không để ngâm rửa, tắm cho bé rất tốt. Bạn có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nước sôi hoặc nấu nước để tắm rửa vùng da bị bệnh cho bé có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm lành vết thương.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng của bệnh viêm da cơ địa. Thường gặp phải vào mùa hè nóng bức khi da chảy nhiều mồ hôi, ẩm ướt dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh phát triển thành mãn tính gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ của trẻ sau này. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị bệnh hiệu quả phụ huynh cần nắm rõ để thực hiện khắc phục bệnh cho bé tốt nhất.
Triệu chứng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da mủ được chia thành 2 nhóm chính là viêm da mủ cho liên cầu và viêm da mủ do tụ cầu. Đối với từng nguyên nhân gây bệnh được biểu hiện qua từng vị trí và triệu chứng như sau:
Bệnh viêm da mủ do tụ cầu
Bệnh thường gây ra những tổn thương chính ở vùng nang lông gọi là viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) với các thể bệnh và biểu hiện như sau:
– Viêm nang lông nông: tại chỗ lỗ chân lông bị sưng đỏ và đau, sau đó chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi mụn mủ khô sẽ để lại vảy trên da, sau đó bong vảy nhưng không để lại sẹo. Viêm nang lông gây ngứa.
– Viêm nang lông sâu: tại lỗ chân lông bị sưng tấy, xung quanh có mụn mủ. Các mụn mủ có thể rải rác hoặc thành từng đám màu đỏ, cứng nổi lên trên bề mặt da, khi nặn có mủ chảy ra. Viêm nang lông sâu cũng gây ngứa và dễ bị viêm nhiễm.
– Nhọt: mụn nhọt, bên trong có mủ sưng đau và có độc tính cao. Khi mụn bị vỡ mủ có nhiều ngòi như tổ ong rất đau. Nhọt có thể kéo dài dai dẳng cả tháng gây đau nhức và khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nhiều trường hợp có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
Bệnh viêm da mủ do liên cầu
– Chốc: ban đầu trên da xuất hiện các bọng nước, sau đó nhanh chóng biến thành bọng mủ và mủ đục từ dưới chân bọng nước lên, thường mọc quanh miệng. Mụn mủ khi bị vỡ ra sẽ đóng vảy và tiết dịch vàng. Dưới nền da mụn khô khi cạy ra có màu đỏ và ướt. Nếu chốc xuất hiện trên da đầu sẽ khiến cho da đầu và tóc luôn bị dính bết dễ gây nhiễm khuẩn và lan rộng.
– Hăm kẽ: ở những vùng có nếp gấp ở da như kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn của trẻ do ra nhiều mồ hôi ẩm ướt nên dễ bị hăm. Tại chỗ bị bệnh, da thường xuất hiện các đám đỏ, trượt, tiết dịch, viền da mỏng và gây đau rát khiến bé khó chịu và hay quấy khóc.
Cách chữa trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc tây
– Sử dụng các loại dung dịch như yarish, million, thuốc màu để khử trùng vết thương.
– Dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban… để bôi cho bé. Nếu trẻ bị viêm nang lông có thể dùng kháng sinh toàn thân từng đợt. Còn nếu bị nhọt thì dùng kháng sinh mạnh theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
– Sử dụng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp: A Derina, Safarelle, Cetaphil… để tắm cho trẻ.
Khi sử dụng thuốc tây điều trị viêm da mủ cho bé, phụ huynh cần kết hợp với bổ sung các loại vitamin, đạm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Các loại thuốc tây khi dùng có ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh giúp bệnh phục hồi. Tuy nhiên thuốc lại dễ gây ra tác dụng phụ và khi ngưng sử dụng có thể bị tái phát. Do đó, trước khi dùng phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ thực hiện.
Sử dụng bài thuốc thảo dược
Theo kinh nghiệm dân gian để trị viêm da ở trẻ thường dùng các loại lá như lá trầu không để ngâm rửa, tắm cho bé rất tốt. Bạn có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nước sôi hoặc nấu nước để tắm rửa vùng da bị bệnh cho bé có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm lành vết thương.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa viêm da cơ địa tốt nhất được nhiều người dùng
- Mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
- Tác dụng và cách chữa viêm da cơ địa từ dầu dừa
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524