Da liễu –
Thực tế đã cho thấy nhiều giải pháp chữa viêm da tiếp xúc nhanh chóng, cả điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài. Đây là một căn bệnh về da không thể xem thường vì có thể gây ra chứng viêm da thần kinh.
Cũng như các bệnh ngoài da khác, viêm da tiếp xúc sẽ được chữa trị nhanh chóng nếu được tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Nói như vậy, có nghĩa là đây là một bệnh có thể điều trị được, cả trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền. Nhưng để đi đến bước cuối cùng ấy, bất cứ ai cũng phải hiểu rõ về căn bệnh này. Viêm da tiếp xúc là gì? Đâu là các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp? Nguyên nhân gây bệnh? Những phương pháp điều trị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi trên từ sự tư vấn của bác sỹ chuyên môn.
Bệnh viêm da tiếp xúc và những điều cần biết.
Nội dung bài viết bao gồm: I/ Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? II/ Dấu hiệu viêm da tiếp xúc và cách nhận biết từng loại 1/ Nhận biết viêm da tiếp xúc do dị ứng 2/ Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng hoặc photoxic 3/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kích ứng 4/ Khi có dấu hiệu nào thì cần gặp bác sỹ III/ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc IV/ Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc 1/ Cách chữa viêm da tiếp xúc cấp tính 2/ Thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc mãn tính 3/ Cách chữa viêm da tiếp xúc với xi măng cho người lao động V/ Những lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc VI/ Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát
I/ Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Theo bác sỹ Vũ Khắc Toàn, chuyên khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai thì: “Viêm da tiếp xúc hay còn có tên dân gian là chàm tiếp xúc, là một căn bệnh về da phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Từ trẻ nhỏ cho đến người già, viêm da tiếp xúc không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Bệnh là kết quả của việc da bệnh nhân bị tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích.
Bệnh sẽ có những diễn tiến nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của từng người và chất tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc sẽ xảy ra từ 5 – 7 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Cũng bởi nguyên nhân từ bên ngoài nên dù bệnh có thể trị hết sau 2 -3 tuần nhưng sẽ lại tái phát nếu da bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích.”
Như vậy, mọi tiếp xúc thường ngày với các chất dễ gây dị ứng như các hóa chất tẩy rửa, quần áo bẩn, nguồn nước ô nhiễm v.v…đều có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu đầu tiên như sau: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, viêm mủ…tình trạng lở loét sẽ xảy ra nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Nặng hơn, viêm da tiếp xúc sẽ gây ra các biến chứng viêm da thần kinh (neurodermatitis).
Nếu thấy bản thân hoặc người thân gặp phải những hiện tượng như da ngứa ngáy rất khó chịu, vùng da bị sưng mủ, có dấu hiệu lây lan thì nên gặp ngay bác sỹ để có thể tránh những hậu quả khó khắc phục, điển hình như việc mất thẩm mỹ vì những vết sẹo to để lại trên da.
II/ Dấu hiệu viêm da tiếp xúc và cách nhận biết từng loại
Viêm da tiếp xúc sẽ dẫn đến những triệu chứng chung mà người bệnh nào cũng phải đối mặt như ngứa (từ âm ỉ đến dữ dội), phát ban giới hạn, đau ở vùng da bị bệnh, các điểm thoái lui sẽ khô màu đỏ, nổi ban đỏ và hình thành mụn nước li ti cho đến các mảng mụn nước. Bệnh có nhiều loại, tùy vào bản chất của các chất gây dị ứng.
1/ Nhận biết viêm da tiếp xúc do dị ứng
Viêm da tiếp xúc do dị ứng (ACD) là hình thức phổ biến nhất của immunotoxicity trong cơ thể con người. Với cơ chế phức tạp, các phản ứng này diễn ra với nhiều mức độ khác nhau. Đây là một loại viêm da gây ra bởi phản ứng với các chứng gây dị ứng.
Chất gây dị ứng thường là cao su, đồ trang sức, nước hoa, kim loại, mỹ phẩm, các loại hóa chất làm tóc, cỏ dại có chứa chất độc ivy v.v…Chỉ cần bề mặt da của bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ cũng sẽ gây viêm da dị ứng. Thời gian phát triển bệnh có khi lên đến vài năm với những triệu chứng như phát ban đỏ, sưng đau và có mụn nước.
2/ Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng hoặc photoxic
Viêm da tiếp xúc do dị ứng với ánh sáng hoặc photoxic còn được gọi với cái tên photoaggravated, được chia thành hai loại, viêm da do ánh sáng và do photoxic. Viêm da photoxic diễn ra những phản ứng tương tự như viêm da do ánh sáng, vì vậy hai loại này thường bị nhầm lẫn với nhau.
Với viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng, bệnh được “kích hoạt” do sự tương tác giữa chất ít độc trên da và ánh sáng có chứa tia cực tím trong khoảng 320 đến 400 nm UVA. Loại này chỉ gây ra triệu chứng trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, chỉ cần tránh ánh sáng mặt trời thì bệnh sẽ không xảy ra. Một cơ chế tác động khác là độc tố toxin. Viêm da loại này cũng sẽ gây đau rát, khô da và các dấu hiệu tương tự viêm da do chất tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng mặt trời sinh ra do sự xúc tác giữa các chất, khiến da bị bong tróc, đỏ ửnng, ngứa ngáy.= v.v…
3/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD) được các nhà nghiên cứu chia thành hai loại: viêm da bởi hóa chất kích thích và viêm da bởi vật chất. Các hóa chất kích thích thường thấy bao gồm: các dung môi (nhựa thông, xylen, xeton, este, rượu…và các chất khác); các chất lỏng kim loại (dầu, kim loại gốc nước…); chất ethylene oxide (hoạt động trong thuốc bôi và mỹ phẩm); kiềm (xà phòng giàu kiềm, chất tẩy rửa cống…); latex, dầu hỏa v.v…Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc kích ứng còn xảy ra do vi khuẩn có trong máy điều hòa và ô nhiễm môi trường. Dấu hiệu cũng tương tự với những dấu hiệu chung của bệnh viêm da tiếp xúc.
4/ Khi có dấu hiệu nào thì cần gặp bác sỹ
Tình trạng viêm da của bạn, dù ở bất cứ nguyên nhân nào ở trên thì cũng phải chú ý (dù thực tế cũng có một số trường hợp bệnh tự khỏi). Nếu xảy ra các dấu hiệu sau, bạn nhất thiết phải đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và chữa trị, tránh những trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Viêm da tiếp xúc có nguyên nhân trực tiếp từ những chất gây dị ứng hoặc kích thích. Từ sự phân loại viêm da trên, có thể liệt kê các chất/vật thường gây nên bệnh bao gồm tác động trực tiếp lên da hoặc gián tiếp từ bên trong cơ thể:
Tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, dị ứng với thực phẩm, côn trùng cắn, phấn hoa v.v…là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, một số chất chỉ gây viêm da tiếp xúc khi có sự xúc tác của ánh sáng mặt trời. Cụ thể như thuốc mỡ có chứa sulfa, nước hoa và một số sản phẩm nhựa than đá. Người có công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhiên liệu, dung môi công nghiệp (xi măng, mùn cưa, bụi giấy v.v…) sẽ tăng đáng kể nguy cơ bị viêm da tiếp xúc hơn những người khác.
IV/ Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chia ra hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Trước khi đến với các bước điều trị, các bác sỹ cần phải chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Cũng theo bác sỹ Toàn, nếu sau khi khám bệnh với bệnh nhân mà nhận thấy các dấu hiệu còn mơ hồ thì sẽ cấp một số thuốc để giảm đau, kháng viêm và theo dõi. Trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây viêm da, bác sỹ sẽ tiến hành các bước chữa trị cho bệnh nhân.
1/ Cách chữa viêm da tiếp xúc cấp tính
Giai đoạn nhẹ của bệnh được gọi là viêm da tiêp xúc cấp tính, lúc này, bệnh hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tự điều trị bằng các phương pháp từ dân gian, làm sạch vùng da bị viêm bằng nước muối hoặc dùng các loại thuốc kháng viêm v.v…
#Rửa sạch bằng nước muối hoặc thuốc tím và băng lạnh
Trong các căn bệnh về da mà đặc biệt là căn bệnh dễ lây lan như đậu mùa, thuốc tím đã xuất hiện như một “thần dược”. Vì vậy mà với viêm da tiếp xúc, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong việc rửa da bằng thuốc tím. Loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, làm săn da và thúc đẩy sự làm lành trên da.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng 3 lần mỗi ngày để giảm thiểu khả năng lây lan, kháng viêm và sát trùng cho da. Đắp băng lạnh lên da cũng sẽ khiến các mảng sưng đỏ bớt đau rát.
#Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế
Là một cái tên quen thuộc trong các bài thuốc dân gian, lá khế từ lâu đã trở thành một loại thảo dược với công dụng chữa trị nhiều bệnh ngoài da. Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc từ lá khế được thực hiện rất đơn giản như sau:
#Mẹo chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trà xanh
Bên cạnh lá khế, lá trà xanh cũng nổi tiếng trong y học cổ truyền và được y học hiện đại công nhận có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Bên cạnh đó, loại lá rẻ tiền, lành tính này có thể làm dịu cảm giác đau rát, “đánh bay” các vết mẩn đỏ do các chất gây dị ứng tạo ra. Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc cấp tính từ lá trà xanh được thực hiện như sau:
Trong trà xanh có các chất kháng viêm, chống oxi hóa nên có thể chữa trị viêm da tiếp xúc một cách an toàn và hiệu quả.
#Bổ sung vitamin
Người bị viêm da tiếp xúc nên bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin A,C,D,E để tăng sức đề kháng của cơ thể, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
#Dùng thuốc chống ngứa, chống dị ứng
Khi bị viêm da tiếp xúc giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như hydroxyzine, levocetizin, chlorpheniramine, cetirrizin…Lưu ý là phải uống theo toa bác sỹ, bởi vì tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, các loại thuốc này thường sẽ gây buồn ngủ, bệnh nhân cần phải biết điều này để sử dụng một cách hợp lý.
2/ Thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc mãn tính
Đối với trường hợp viêm da tiếp xúc được chẩn đoán là mãn tính, người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi như sau:
Đối với những người lao động, bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng là một vấn đề khá phổ biến. Sau khi cơ thể tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài (từ 3 tháng đến 1 năm), nguyên tử Crom sẽ gây nên tình trạng viêm trên da.
Vị trí thường xảy ra viêm da do dị ứng xi măng là ở các đầu ngón tay, mu bàn tay đối với công nhân xây dựng. Với công nhân sản xuất, bệnh sẽ xuất hiệu ở chân và bàn chân. Bệnh sẽ lui dần nếu vùng da bị tổn thương không phải tiếp xúc với xi măng nữa, và sẽ càng khỏi nhanh hơn khi người bệnh không có tiền sử về viêm da thuộc thể tạng.
Viêm da tiếp xúc với xi măng nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào thời giạn tiếp xúc. Điều đó lý giải vì sao những người thuộc độ tuổi từ 50 đến 59 sẽ dễ mắc bệnh nhất. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu suy yếu, quá trình lão hóa tự nhiên cũng dần dần diễn ra, và quan trọng nhất là khoảng thời gian làm việc với xi măng đã có thể tính bằng chục năm.
#Triệu chứng
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần có những lưu ý trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày để có thể hạn chế diễn tiến của bệnh. Những việc cần làm bao gồm:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dịu nhẹ, ít hương liệu sẽ giúp giữ sạch da, tránh các chất dị ứng gây viêm da tiếp xúc.
VI/ Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát
Tuy là một căn bệnh ngoài da không lây nhiễm, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những phiền toái mà nó mang lại quả không nhỏ. Viêm da tiếp xúc chắc chắn sẽ khiến vùng da bị tổn thương đau rát rất khó chịu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến một số sinh hoạt thường ngày của người mắc bệnh. Vì vậy, bạn cần sớm phòng ngừa bệnh và ngăn bệnh tái phát như sau:
Có thể bạn muốn biết: 3 cách chữa viêm da cơ địa khỏi hẳn
Thực tế đã cho thấy nhiều giải pháp chữa viêm da tiếp xúc nhanh chóng, cả điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài. Đây là một căn bệnh về da không thể xem thường vì có thể gây ra chứng viêm da thần kinh.
Cũng như các bệnh ngoài da khác, viêm da tiếp xúc sẽ được chữa trị nhanh chóng nếu được tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Nói như vậy, có nghĩa là đây là một bệnh có thể điều trị được, cả trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền. Nhưng để đi đến bước cuối cùng ấy, bất cứ ai cũng phải hiểu rõ về căn bệnh này. Viêm da tiếp xúc là gì? Đâu là các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp? Nguyên nhân gây bệnh? Những phương pháp điều trị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi trên từ sự tư vấn của bác sỹ chuyên môn.
Bệnh viêm da tiếp xúc và những điều cần biết.
Nội dung bài viết bao gồm: I/ Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? II/ Dấu hiệu viêm da tiếp xúc và cách nhận biết từng loại 1/ Nhận biết viêm da tiếp xúc do dị ứng 2/ Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng hoặc photoxic 3/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kích ứng 4/ Khi có dấu hiệu nào thì cần gặp bác sỹ III/ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc IV/ Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc 1/ Cách chữa viêm da tiếp xúc cấp tính 2/ Thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc mãn tính 3/ Cách chữa viêm da tiếp xúc với xi măng cho người lao động V/ Những lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc VI/ Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát
I/ Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Theo bác sỹ Vũ Khắc Toàn, chuyên khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai thì: “Viêm da tiếp xúc hay còn có tên dân gian là chàm tiếp xúc, là một căn bệnh về da phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Từ trẻ nhỏ cho đến người già, viêm da tiếp xúc không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Bệnh là kết quả của việc da bệnh nhân bị tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích.
Bệnh sẽ có những diễn tiến nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của từng người và chất tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc sẽ xảy ra từ 5 – 7 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Cũng bởi nguyên nhân từ bên ngoài nên dù bệnh có thể trị hết sau 2 -3 tuần nhưng sẽ lại tái phát nếu da bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích.”
Như vậy, mọi tiếp xúc thường ngày với các chất dễ gây dị ứng như các hóa chất tẩy rửa, quần áo bẩn, nguồn nước ô nhiễm v.v…đều có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu đầu tiên như sau: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, viêm mủ…tình trạng lở loét sẽ xảy ra nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Nặng hơn, viêm da tiếp xúc sẽ gây ra các biến chứng viêm da thần kinh (neurodermatitis).
Nếu thấy bản thân hoặc người thân gặp phải những hiện tượng như da ngứa ngáy rất khó chịu, vùng da bị sưng mủ, có dấu hiệu lây lan thì nên gặp ngay bác sỹ để có thể tránh những hậu quả khó khắc phục, điển hình như việc mất thẩm mỹ vì những vết sẹo to để lại trên da.
II/ Dấu hiệu viêm da tiếp xúc và cách nhận biết từng loại
Viêm da tiếp xúc sẽ dẫn đến những triệu chứng chung mà người bệnh nào cũng phải đối mặt như ngứa (từ âm ỉ đến dữ dội), phát ban giới hạn, đau ở vùng da bị bệnh, các điểm thoái lui sẽ khô màu đỏ, nổi ban đỏ và hình thành mụn nước li ti cho đến các mảng mụn nước. Bệnh có nhiều loại, tùy vào bản chất của các chất gây dị ứng.
1/ Nhận biết viêm da tiếp xúc do dị ứng
Viêm da tiếp xúc do dị ứng (ACD) là hình thức phổ biến nhất của immunotoxicity trong cơ thể con người. Với cơ chế phức tạp, các phản ứng này diễn ra với nhiều mức độ khác nhau. Đây là một loại viêm da gây ra bởi phản ứng với các chứng gây dị ứng.
Chất gây dị ứng thường là cao su, đồ trang sức, nước hoa, kim loại, mỹ phẩm, các loại hóa chất làm tóc, cỏ dại có chứa chất độc ivy v.v…Chỉ cần bề mặt da của bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ cũng sẽ gây viêm da dị ứng. Thời gian phát triển bệnh có khi lên đến vài năm với những triệu chứng như phát ban đỏ, sưng đau và có mụn nước.
2/ Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng hoặc photoxic
Viêm da tiếp xúc do dị ứng với ánh sáng hoặc photoxic còn được gọi với cái tên photoaggravated, được chia thành hai loại, viêm da do ánh sáng và do photoxic. Viêm da photoxic diễn ra những phản ứng tương tự như viêm da do ánh sáng, vì vậy hai loại này thường bị nhầm lẫn với nhau.
Với viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng, bệnh được “kích hoạt” do sự tương tác giữa chất ít độc trên da và ánh sáng có chứa tia cực tím trong khoảng 320 đến 400 nm UVA. Loại này chỉ gây ra triệu chứng trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, chỉ cần tránh ánh sáng mặt trời thì bệnh sẽ không xảy ra. Một cơ chế tác động khác là độc tố toxin. Viêm da loại này cũng sẽ gây đau rát, khô da và các dấu hiệu tương tự viêm da do chất tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng mặt trời sinh ra do sự xúc tác giữa các chất, khiến da bị bong tróc, đỏ ửnng, ngứa ngáy.= v.v…
3/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD) được các nhà nghiên cứu chia thành hai loại: viêm da bởi hóa chất kích thích và viêm da bởi vật chất. Các hóa chất kích thích thường thấy bao gồm: các dung môi (nhựa thông, xylen, xeton, este, rượu…và các chất khác); các chất lỏng kim loại (dầu, kim loại gốc nước…); chất ethylene oxide (hoạt động trong thuốc bôi và mỹ phẩm); kiềm (xà phòng giàu kiềm, chất tẩy rửa cống…); latex, dầu hỏa v.v…Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc kích ứng còn xảy ra do vi khuẩn có trong máy điều hòa và ô nhiễm môi trường. Dấu hiệu cũng tương tự với những dấu hiệu chung của bệnh viêm da tiếp xúc.
4/ Khi có dấu hiệu nào thì cần gặp bác sỹ
Tình trạng viêm da của bạn, dù ở bất cứ nguyên nhân nào ở trên thì cũng phải chú ý (dù thực tế cũng có một số trường hợp bệnh tự khỏi). Nếu xảy ra các dấu hiệu sau, bạn nhất thiết phải đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và chữa trị, tránh những trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
- Cơ thể cảm thấy rất khó chịu, hay buồn nôn, lo lắng.
- Làn da bị tổn thương khá nhiều, có thể thấy rõ bằng mắc thường.
- Tất cả các phương thức chăm sóc da tại nhà đều không mang lại kết quả.
- Những mụn nước ngày càng lan rộng, đôi khi chảy nước.
- Da đau rát gần như không dứt.
- Vùng da bị viêm phát nhiều ban đỏ.
- Làn da có những triệu
Viêm da tiếp xúc có nguyên nhân trực tiếp từ những chất gây dị ứng hoặc kích thích. Từ sự phân loại viêm da trên, có thể liệt kê các chất/vật thường gây nên bệnh bao gồm tác động trực tiếp lên da hoặc gián tiếp từ bên trong cơ thể:
- Phấn hoa (đây được xác nhận là nguyên nhân hàng đầu gây viêm da)
- Quần áo, giày dép bẩn.
- Nước hoa
- Cao su và các chế phẩm từ cao su.
- Kim loại, đặc biệt là niken.
- Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Thuốc rửa, thuốc khử trùng, thuốc kháng sinh.
- Một số loại mỹ phẩm.
- Cỏ dại, thực vật có chứa chất độc.
- Các chất khác (tùy vào cơ địa mỗi người).
- Côn trùng: Không ít loại côn trùng có mặt ở quanh nhà có thể gây viêm da từ nọc độc của chúng như kiến ba khoang, rết, ong v.v…
- Thuốc tây (dị ứng với thành phần của thuốc).
- Thực phẩm: Một số người bị dị ứng với hải sản, thịt bò v.v…tùy theo cơ địa.
- Các vết xước trên da: Khi da bị thương mà không được khử trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da.
- Sức đề kháng yếu: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người nhiễm các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch sẽ có nhiều khả năng bị viêm da tiếp xúc.
- Di truyền: Bệnh sẽ di truyền từ mẹ sang con hoặc từ ông, bà sang cháu. Tỷ lệ di bệnh di truyền là khá cao.
Tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, dị ứng với thực phẩm, côn trùng cắn, phấn hoa v.v…là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, một số chất chỉ gây viêm da tiếp xúc khi có sự xúc tác của ánh sáng mặt trời. Cụ thể như thuốc mỡ có chứa sulfa, nước hoa và một số sản phẩm nhựa than đá. Người có công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhiên liệu, dung môi công nghiệp (xi măng, mùn cưa, bụi giấy v.v…) sẽ tăng đáng kể nguy cơ bị viêm da tiếp xúc hơn những người khác.
IV/ Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chia ra hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Trước khi đến với các bước điều trị, các bác sỹ cần phải chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Cũng theo bác sỹ Toàn, nếu sau khi khám bệnh với bệnh nhân mà nhận thấy các dấu hiệu còn mơ hồ thì sẽ cấp một số thuốc để giảm đau, kháng viêm và theo dõi. Trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây viêm da, bác sỹ sẽ tiến hành các bước chữa trị cho bệnh nhân.
1/ Cách chữa viêm da tiếp xúc cấp tính
Giai đoạn nhẹ của bệnh được gọi là viêm da tiêp xúc cấp tính, lúc này, bệnh hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tự điều trị bằng các phương pháp từ dân gian, làm sạch vùng da bị viêm bằng nước muối hoặc dùng các loại thuốc kháng viêm v.v…
#Rửa sạch bằng nước muối hoặc thuốc tím và băng lạnh
Trong các căn bệnh về da mà đặc biệt là căn bệnh dễ lây lan như đậu mùa, thuốc tím đã xuất hiện như một “thần dược”. Vì vậy mà với viêm da tiếp xúc, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong việc rửa da bằng thuốc tím. Loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, làm săn da và thúc đẩy sự làm lành trên da.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng 3 lần mỗi ngày để giảm thiểu khả năng lây lan, kháng viêm và sát trùng cho da. Đắp băng lạnh lên da cũng sẽ khiến các mảng sưng đỏ bớt đau rát.
#Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế
Là một cái tên quen thuộc trong các bài thuốc dân gian, lá khế từ lâu đã trở thành một loại thảo dược với công dụng chữa trị nhiều bệnh ngoài da. Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc từ lá khế được thực hiện rất đơn giản như sau:
- Cần chuẩn bị 2 nắm lá khế, rửa thật sạch.
- Đun sôi kỹ trong nước.
- Ngâm hoặc tắm với nước lá khế trong 20 phút mỗi ngày, lưu ý nắm lá khế chà xát một cách nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm. Sau vài lần sử dụng, người bệnh sẽ thấy bớt ngứa và tình trạng bệnh giảm đi thấy rõ.
#Mẹo chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trà xanh
Bên cạnh lá khế, lá trà xanh cũng nổi tiếng trong y học cổ truyền và được y học hiện đại công nhận có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Bên cạnh đó, loại lá rẻ tiền, lành tính này có thể làm dịu cảm giác đau rát, “đánh bay” các vết mẩn đỏ do các chất gây dị ứng tạo ra. Bài thuốc trị viêm da tiếp xúc cấp tính từ lá trà xanh được thực hiện như sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh còn tươi. Bỏ vào nồi, đổ nước sạch đến phân nửa nồi. Đun lên.
- Sau 5 phút, nước đã sôi già thì bỏ vào 3 muỗng cà phê muối tinh.
- Khuấy đều và đun hỗn hợp trên trong 30 phút, cho đến khi nước sắc lại còn 1 bát, nước có màu xanh đậm.
- Pha với nước lạnh, dùng bông gòn thấm nước, thoa lên vùng da bị viêm.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
Trong trà xanh có các chất kháng viêm, chống oxi hóa nên có thể chữa trị viêm da tiếp xúc một cách an toàn và hiệu quả.
#Bổ sung vitamin
Người bị viêm da tiếp xúc nên bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin A,C,D,E để tăng sức đề kháng của cơ thể, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
#Dùng thuốc chống ngứa, chống dị ứng
Khi bị viêm da tiếp xúc giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như hydroxyzine, levocetizin, chlorpheniramine, cetirrizin…Lưu ý là phải uống theo toa bác sỹ, bởi vì tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, các loại thuốc này thường sẽ gây buồn ngủ, bệnh nhân cần phải biết điều này để sử dụng một cách hợp lý.
2/ Thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc mãn tính
Đối với trường hợp viêm da tiếp xúc được chẩn đoán là mãn tính, người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi như sau:
- Thuốc bôi: Bộ đôi thuốc mỡ có chứa corticoid và thuốc salisic được khá nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả.
- Thuốc uống: Phần lớn các loại thuốc kháng sinh có công dụng điều trị những vấn đề viêm dưới da điển hình như Penicilin, Amoxcilin đều có thể sử dụng trong trường hợp viêm da tiếp xúc.
- Corticoid khi dùng nhiều sẽ gây nên những tổn thương trên da, có trường hợp da bị bào mỏng gây đau rát. Vì vậy, bệnh nhân nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng lâu dài, tránh các tác dụng phụ.
- Việc sử dụng kháng sinh qua đường uống cũng cần làm theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa trường hợp kháng thuốc có thể xảy ra.
Đối với những người lao động, bệnh viêm da tiếp xúc do xi măng là một vấn đề khá phổ biến. Sau khi cơ thể tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài (từ 3 tháng đến 1 năm), nguyên tử Crom sẽ gây nên tình trạng viêm trên da.
Vị trí thường xảy ra viêm da do dị ứng xi măng là ở các đầu ngón tay, mu bàn tay đối với công nhân xây dựng. Với công nhân sản xuất, bệnh sẽ xuất hiệu ở chân và bàn chân. Bệnh sẽ lui dần nếu vùng da bị tổn thương không phải tiếp xúc với xi măng nữa, và sẽ càng khỏi nhanh hơn khi người bệnh không có tiền sử về viêm da thuộc thể tạng.
Viêm da tiếp xúc với xi măng nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào thời giạn tiếp xúc. Điều đó lý giải vì sao những người thuộc độ tuổi từ 50 đến 59 sẽ dễ mắc bệnh nhất. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu suy yếu, quá trình lão hóa tự nhiên cũng dần dần diễn ra, và quan trọng nhất là khoảng thời gian làm việc với xi măng đã có thể tính bằng chục năm.
#Triệu chứng
- Ở các vùng da bị dị ứng xuất hiện những đốm mụn nước, mụn đỏ đi kèm với cảm giác ngứa rất khó chịu.
- Vùng da bị tổn thương ban đầu sẽ dày lên, có vẩy và xuất hiện tình trạng xuất tiết.
- Sau một thời gian thì da khô lại, bong tróc, nứt rạn thậm chí là lở loét.
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với xi măng. Có thể dùng vỏ chanh chà xát để tẩy sạch chất kiềm trên da.
- Bôi cao thảo dược và chất khử kiềm lên các đầu ngón tay. Mỗi tối có thể uống thuốc chống dị ứng Cetirizin 10mg) trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục uống.
- Tiêm K-cort trong trường hợp viêm da tiếp xúc đã trở nặng.
- Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất là các biện pháp bảo hộ lao động.
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần có những lưu ý trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày để có thể hạn chế diễn tiến của bệnh. Những việc cần làm bao gồm:
- Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với sinh hoạt khoa học sẽ giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm vitamin giúp da được khỏe mạnh, các tổn thương cũng sẽ được giảm thiểu cũng như hạn chế rủi ro để lại sẹo trên da.
- Dùng xà phòng ít hoặc không có nhiều hương liệu, tốt nhất là xà phòng có thành phần thiên nhiên vệ sinh cơ thể, ngăn chặn các chất gây dị ứng có thêm cơ hội lưu trên da.
- Tuyệt đối không được gãi lên vùng da đang bị viêm. Nếu muốn an toàn hơn, người bệnh nên đeo găng tay khi ngủ để tránh tình trạng gãi trong vô thức.
- Bảo vệ vùng da bị tổn thương bằng băng gạc hoặc vải mỏng để tránh bụi bẩn và các va chạm.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời đẩy mạnh sự hồi phục trên da. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý không để cơ thể trong tình trạng mướt mồ hôi, sẽ gây ngứa tại vùng da bị tổn thương. Nên làm mát da bằng băng gạc lạnh ngay sau khi tập thể dục.
- Có thể dùng thêm thuốc Steroid và thuốc kháng Histamin nếu được sự chỉ định của bác sỹ.
- Bệnh nhân cũng có thể thoa lotion trị ngứa, thuốc mỡ lên vùng da bị viêm, nhưng tránh sử dụng cùng lúc với thuốc Steroid.
- Nếu bệnh nhân có những triệu chứng như sốt cao, thở khò khè, ho nhiều, nôn mửa…hoặc mẩn ngứa ngày càng ăn sâu vào da gây lở loét thì nhất thiết phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu hơn.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dịu nhẹ, ít hương liệu sẽ giúp giữ sạch da, tránh các chất dị ứng gây viêm da tiếp xúc.
VI/ Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát
Tuy là một căn bệnh ngoài da không lây nhiễm, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những phiền toái mà nó mang lại quả không nhỏ. Viêm da tiếp xúc chắc chắn sẽ khiến vùng da bị tổn thương đau rát rất khó chịu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến một số sinh hoạt thường ngày của người mắc bệnh. Vì vậy, bạn cần sớm phòng ngừa bệnh và ngăn bệnh tái phát như sau:
- Tránh sự xâm nhập của côn trùng vào khu vực sinh hoạt, che chắn kỹ khi ngủ và sử dụng các liệu pháp thiên nhiên để xua đuổi chúng.
- Không nên để quần áo, khăn mặt phơi qua đêm ở ngoài trời vì quần áo sẽ bị nhiễm khí lạnh, bụi bẩn và là nơi trú ngụ của côn trùng.
- Một môi trường sống sạch sẽ sẽ giúp bạn và gia đình giảm thiểu nguy cơ bị viêm da tiếp xúc.
- Phát quang bụi rậm, loại bỏ các loại cây cỏ độc quanh nhà để tránh trường hợp da bị viêm do tiếp xúc với chất độc ivy.
- Mỗi ngày vệ sinh cơ thể 2 lần để loại bỏ bụi bẩn, chất gây hại và giúp da luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
- Đeo bao tay và rửa sạch tay sau khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp lớp da đã từng bị viêm được phục hồi, đồng thời tạo một lớp màng mỏng bảo vệ da.
Chịu trách nhiệm nội dung: Thư Nguyễn
Có thể bạn muốn biết: 3 cách chữa viêm da cơ địa khỏi hẳn
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524