Da liễu –
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về cách điều trị viêm nang lông tuyến bã. Tuy nhiên có rất nhiều bạn đọc đã phản hồi về với chuyên mục rằng bạn không biết thế nào là viêm nang lông tuyến bã, viêm nang lông tuyến bã có giống như mụn mủ không, điều trị viêm nang lông tuyến bã có khó không?… Vậy để giải đáp hết vấn đề này chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về bệnh viêm nang lông tuyến bã như sau. Mời bạn đọc chú ý đón xem.
Viêm nang lông tuyến bã nhờn là bệnh về da thường gặp, biểu hiện bằng các nốt đỏ, sần. Hay thậm chí là mụn bọc, mụn mủ gây ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã là điều bạn nên quan tâm để khắc phục nhanh chóng những phiền toái do bệnh gây ra.
Vài điều cần biết về bệnh viêm nang lông tuyến bã
Viêm nang lông tuyến bã nhờn (gọi tắt là viêm nang lông) hình thành do sự tắc nghẽn của ống nang lông khi tuyến bã hoạt động quá mạnh, lượng dầu tiết ra nhiều. Nếu không chú ý vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách khiến bụi bẩn từ môi trường sẽ tạo thành một khối bít kín lỗ chân lông gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số yếu tố như: Khí hậu nóng, độ ẩm cao; sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài; cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông; sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da,… tạo điều kiện thuận lợi thường gây viêm nang lông.
Mà “thủ phạm” được xác định gây viêm nang lông rất đa dạng, thường là tụ cầu trùng; hoặc do vi khuẩn Gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex,… Dễ dàng nhận biết triệu chứng viêm nang lông tuyến bã khi trên da xuất hiện các sẩn đỏ, gây ngứa hoặc mụn bọc, mụn mủ khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vảy tiết.
>>Bạn muốn xem thêm: Mẹo chữa viêm nang lông trên mặt đơn giản
Cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã
Trong từng trường hợp cụ thể với nguyên nhân gây bệnh do đâu, triệu chứng và mức độ bệnh ra sao mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm nang lông phù hợp. Thông thường, để chữa trị viêm nang lông tuyến bã, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phổ biến sau:
+ Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc bôi chống nhiễm trùng như: Betadin, cồn iode, các loại kem; hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin,…
+ Điều trị toàn thân: Trường hợp viêm nặng và tái phát, hoặc viêm nang lông do tụ cầu có thể dùng thuốc đường toàn thân bằng kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol.
Ngoài ra, khi chẩn đoán và làm xét nghiệm phân biệt đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì:
– Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol; một số trường hợp phải cho Isotretinoin.
– Viêm nang lông do nấm: Dùng thuốc chống nấm bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster,… và phối hợp với thuốc uống như itraconazole 100mg uống 2 viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Nếu do nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2 viên/ngày trong 14 ngày; hoặc fluconazol 150mg uống 2 viên/ngày trong vòng 14 ngày.
– Viêm nang lông do vi rút herpes: Dùng kem bôi acyclovir 6 ần/ngày và uống acyclovir 400mg 3 lần/ngày; hoặc 200mg 5 lần/ngày; hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.
– Viêm nang lông do demodex: Dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong vòng 1 tuần.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần:
Lưu ý khi điều trị bệnh viêm nang lông:
+ Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ da khô thoáng đặc biệt là sau khi vận động ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với bụi bẩn.
+ Tránh sử dụng nước bẩn trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm thích hợp, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh và dễ gây kích ứng da.
+ Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, nếu bắt buộc tiếp xúc nên đeo găng tay, dụng cụ bảo hộ.
+ Tránh cào gãi, kỳ cọ, chà xát mạnh làm trầy xước da cũng như không được cạo, nhổ lông sẽ làm chân lông dễ bị viêm nhiễm.
+ Ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi ngon, đảm bảo đủ dinh dưỡng để tăng cường dưỡng chất giúp bảo vệ da.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trên đây là cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã nhờn mà chúng tôi tổng hợp được từ các tài liệu y khoa đáng tin cậy. Bạn đọc có thể tham khảo, tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý chẩn bệnh và mua thuốc về tự chữa trị tại nhà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu viêm nang lông để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về cách điều trị viêm nang lông tuyến bã. Tuy nhiên có rất nhiều bạn đọc đã phản hồi về với chuyên mục rằng bạn không biết thế nào là viêm nang lông tuyến bã, viêm nang lông tuyến bã có giống như mụn mủ không, điều trị viêm nang lông tuyến bã có khó không?… Vậy để giải đáp hết vấn đề này chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về bệnh viêm nang lông tuyến bã như sau. Mời bạn đọc chú ý đón xem.
Viêm nang lông tuyến bã nhờn là bệnh về da thường gặp, biểu hiện bằng các nốt đỏ, sần. Hay thậm chí là mụn bọc, mụn mủ gây ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã là điều bạn nên quan tâm để khắc phục nhanh chóng những phiền toái do bệnh gây ra.
Vài điều cần biết về bệnh viêm nang lông tuyến bã
Viêm nang lông tuyến bã nhờn (gọi tắt là viêm nang lông) hình thành do sự tắc nghẽn của ống nang lông khi tuyến bã hoạt động quá mạnh, lượng dầu tiết ra nhiều. Nếu không chú ý vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách khiến bụi bẩn từ môi trường sẽ tạo thành một khối bít kín lỗ chân lông gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số yếu tố như: Khí hậu nóng, độ ẩm cao; sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài; cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông; sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da,… tạo điều kiện thuận lợi thường gây viêm nang lông.
>>Bạn muốn xem thêm: Mẹo chữa viêm nang lông trên mặt đơn giản
Cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã
Trong từng trường hợp cụ thể với nguyên nhân gây bệnh do đâu, triệu chứng và mức độ bệnh ra sao mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm nang lông phù hợp. Thông thường, để chữa trị viêm nang lông tuyến bã, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phổ biến sau:
+ Điều trị tại chỗ: Dùng thuốc bôi chống nhiễm trùng như: Betadin, cồn iode, các loại kem; hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin,…
+ Điều trị toàn thân: Trường hợp viêm nặng và tái phát, hoặc viêm nang lông do tụ cầu có thể dùng thuốc đường toàn thân bằng kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol.
Ngoài ra, khi chẩn đoán và làm xét nghiệm phân biệt đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì:
– Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol; một số trường hợp phải cho Isotretinoin.
– Viêm nang lông do nấm: Dùng thuốc chống nấm bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster,… và phối hợp với thuốc uống như itraconazole 100mg uống 2 viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Nếu do nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2 viên/ngày trong 14 ngày; hoặc fluconazol 150mg uống 2 viên/ngày trong vòng 14 ngày.
– Viêm nang lông do vi rút herpes: Dùng kem bôi acyclovir 6 ần/ngày và uống acyclovir 400mg 3 lần/ngày; hoặc 200mg 5 lần/ngày; hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.
– Viêm nang lông do demodex: Dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong vòng 1 tuần.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần:
Lưu ý khi điều trị bệnh viêm nang lông:
+ Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ da khô thoáng đặc biệt là sau khi vận động ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với bụi bẩn.
+ Tránh sử dụng nước bẩn trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm thích hợp, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh và dễ gây kích ứng da.
+ Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, nếu bắt buộc tiếp xúc nên đeo găng tay, dụng cụ bảo hộ.
+ Tránh cào gãi, kỳ cọ, chà xát mạnh làm trầy xước da cũng như không được cạo, nhổ lông sẽ làm chân lông dễ bị viêm nhiễm.
+ Ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi ngon, đảm bảo đủ dinh dưỡng để tăng cường dưỡng chất giúp bảo vệ da.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
→ Bị viêm nang lông nên ăn gì và kiêng ăn gì?
→ Bệnh viêm nang lông ở vùng kín và cách chữa dứt điểm
Trên đây là cách điều trị bệnh viêm nang lông tuyến bã nhờn mà chúng tôi tổng hợp được từ các tài liệu y khoa đáng tin cậy. Bạn đọc có thể tham khảo, tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý chẩn bệnh và mua thuốc về tự chữa trị tại nhà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu viêm nang lông để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514