Da liễu: Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng rau răm quanh nhà


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Nếu bạn đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị mà căn bệnh tổ đỉa dai dẳng vẫn không chịu khỏi. Vậy thì đừng chần chừ mà hãy thực hiện ngay các cách chữa tổ đỉa bằng rau răm sau đây. Bạn sẽ không khỏi bất ngờ về tính hiệu quả và độ an toàn mà bài thuốc này mang lại.




Lợi ích của rau răm đối với bệnh tổ đỉa

Theo tài liệu ghi chép của giới đông y, rau răm ngoài công dụng như một loại gia vị chúng còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Với tính ấm và vị cay the, từ lâu dân gian đã sử dụng rau răm để cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa như chữa đầu hơi, chướng bụng. Ngoài ra, chúng còn có công dụng khá tốt trong chữa các bệnh về da như hắc lao, lang ben, ghẻ lỡ, mụn,… Đặc biệt, không thể không kể đến tác dụng của rau răm trong việc trị bệnh tổ đỉa.

3 Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm hiệu quả tại nhà

Để bài thuốc phát huy tác dụng hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm sau đây.

1/ Chữa tổ đỉa bằng bài thuốc đắp lá rau răm

Rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái một ít lá rau răm đem rửa sạch. Vì lá rau răm được trông ở vùng ẩm ướt, ngập nước nên ký sinh trùng rất dễ bám vào lá. Vì thế, người bệnh nên ngâm lá rau răm chữa tổ đỉa trong nước muối pha loãng để giảm thiểu vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá.

Tiếp đến, bạn giã nát lá rau răm rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, triệu chứng ngứa ngáy của bệnh tổ đỉa sẽ được đẩy lùi. Đồng thời, các mụn nước sẽ xẹp dần.

2/ Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn và kháng viêm khá hiệu quả. Vì thế, kết hợp giữa rau răm và lá trầu không giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.

Rau răm và lá trầu không bạn chuẩn bị mỗi thứ một nắm, rửa sạch, vò nát. Sau đó, cho nguyên liệu vào ấm chứa 2 lít nước. Đun sôi, tắt bếp và chờ nước thuốc nguội. Ngâm chân, tay hoặc vùng da bị tổ đỉa trong nước khoảng 15 phút. Bên cạnh đó, trong quá trình ngâm nên tiến hành massage nhẹ nhàng để hoạt chất có trong rau răm và lá trầu không thấm sâu, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm trên da.

Với cách chữa tổ đỉa bằng rau răm này, người bệnh chỉ cần kiên trì áp dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ, chỉ sau 7 – 10 ngày, bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

3/ Chữa tổ đỉa bằng rau răm với muối



Cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm hẳn khi bạn thực hiện bài thuốc chữa tổ đĩa bằng rau răm với muối. Dùng một nắm lá rau răm rửa sạch và giã chung với một ít muối, đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Sau đó, dùng khăn sạch bó lại để dịch chiết từ rau răm và muối ngấm sâu mang lại kết quả chữa bệnh cao. Tuy nhiên, khi đắp bạn chỉ nên đắp trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút rồi sau đó rửa sạch và lau khô. Ngoài cách làm này ra, bệnh nhân cũng có thể nấu nước lá rau răm với ít muối và ngâm mình.

4/ Chữa tổ đỉa bằng rau răm và sài đất

Không chỉ riêng rau răm, sài đất đã được chứng minh có công dụng kháng khuẩn và kháng viêm khá tốt. Chính vì vậy, sự kết hợp song song giữa hai vị thuốc dân gian này sẽ giúp nhân đôi hiệu quả trị bệnh.

Với bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và sài đất, người bệnh chỉ cần hái rau răm và sài đất theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, đem rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến bạn giã nát lá rau răm và đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút. Còn với sài đất, bệnh nhân nấu với nước và dùng nước thuốc này để ngâm. Chỉ cần thực hiện đúng cách và kiên trì, bệnh tổ đỉa sẽ nhanh chóng khỏi.

Lưu ý khi sử dụng rau răm chữa tổ đỉa

Khi chữa tổ đỉa bằng rau răm, bệnh nhân nên lưu ý kỹ những gợi ý sau đây để mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đồng thời tránh tình trạng bệnh lây lan sang vùng da lành.

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm chỉ là cách làm theo kinh nghiệm dân gian và chưa có bằng chứng chứng minh hiệu quả. Cho nên, thuốc đạt được hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Do đó, nếu sau thời gian sử dụng mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng dùng. Hoặc để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, lương y trước khi sử dụng.

Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm hay áp dụng bất cứ bài thuốc trị liệu nào người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt điều độ, hợp lý. Cụ thể:

✪ Chế độ ăn dành cho người bệnh tổ đỉa

Người bệnh tổ đỉa nên tránh xa những thức ăn gây dị ứng như thủy hải sản, thực phẩm tanh hôi, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc những thức uống chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu,… Những thực phẩm nên ăn trong thời gian bị tổ đỉa như lòng trứng, thịt lợn, khoai mỳ, ngô, khoai lang,… Đặc biệt là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C.

✪ Thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày

  • Người bệnh nên chú ý giữ cho tay chân không bị ẩm ướt.
  • Vệ sinh thân thể thường xuyên.
  • Ngoài ra, nên cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Không gãi ngứa hoặc chọc vào các nốt mụn nước, tránh tình trạng lây nhiễm gây lở loét, nhiễm trùng,…
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng bằng cách mang bao tay hoặc đồ bảo hộ.
  • Không tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa hoặc nước sả quần áo, xà phòng,… có chứa chất kích thích mạnh.
Trên đây là các cách chữa tổ đỉa bằng rau răm được chúng tôi tổng hợp, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ, thầy thuốc có trình độ chuyên môn.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa nấm chân tay bằng dân gian
  • Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không và phải mất bao lâu?
  • Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Chuyên gia giải đáp
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl