Da liễu –
Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em không phải hiếm gặp nhưng không phải trẻ nào cũng bị dị ứng thuốc. Và cũng không phải trường hợp dị ứng kháng sinh ở trẻ nào cũng đều có biểu hiện, phản ứng ngay. Bởi có một vài trường hợp trẻ dị ứng thuốc thường có biểu hiện bệnh sau đó một thời gian. Khoảng thời gian này thường được gọi là thời gian ủ bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 8 – 10 ngày và sau thời gian này cơ thể mới bắt đầu phản ứng với hoạt chất có trong thuốc.
5 biến chứng nguy hiểm do dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em
Trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh chủ yếu là do thuốc kháng sinh penicillin, các loại vắc xin hoặc các loại thuốc kháng viêm hay thuốc chống sốt chứa aspirin. Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, tai biến do thuốc gây ra có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng con trẻ. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm do dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em gây ra, cha mẹ nên biết để tránh.
1/ Nổi mề đay
Nổi mề đay là một trong những triệu chứng khởi đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống thuốc vài phút hoặc có thể xảy ra sau đó vài ngày. Trẻ nhỏ thường cảm thấy da ngứa ngáy, nóng bừng. Và nếu quan sát, cha mẹ có thể thấy trên da trẻ xuất hiện những nốt sẩn phù hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đồng đều và có màu hồng.
Ngứa ngáy do dị ứng gây ra thường khiến trẻ muốn gãi và đây chính là yếu tố khiến da bị tổn thương trên diện rộng. Trong một số trường hợp bệnh nặng, ngoài dấu hiệu nổi mẩn đỏ, trẻ phải đối mặt với nguy cơ khó thở kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu.
2/ Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những tổn thương cơ bản do dị ứng thuốc gây ra. Viêm da dị ứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài phút sau khi trẻ dùng thuốc. Triệu chứng của bệnh là sự xuất hiện của các mụn nước kèm theo biểu hiện ngứa ngáy trên bề mặt da.
3/ Đỏ da toàn thân
Một trong những phản ứng dị ứng của cơ thể là đỏ da toàn thân. Triệu chứng này xuất hiện khi trẻ dùng thuốc ampicilline, sulfamide, penicilline, tetracycline hoặc các loại thuốc an thần, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,… Dấu hiệu dị ứng thường xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 2 đến 3 ngày hoặc dài hơn là 6 – 7 ngày, thậm chí có trẻ dấu hiệu này xuất hiện muộn 2 – 3 tuần.
Ngứa ngáy trên da, rối loạn tiêu hóa, sốt hoặc nổi ban trên diện rộng gây đỏ da toàn thân,… là các dấu hiệu gặp phải khi trẻ dị ứng thuốc. Ngoài ra, trên da trẻ xuất hiện những lớp vảy trắng, kích thước thường không đồng nhất, kẽ tay kẽ chân có thể bị nứt và rỉ dịch. đôi khi mưng mủ và gây bội nhiễm.
4/ Phù Quincke
Phù Quincke có biểu hiện giống nổi mề đay nhưng các đốm sẩn đỏ thường lớn. Và nguyên nhân gây phù Quincke là do nhiều loại thuốc khác nhau như vắc xin, hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… Bệnh thường xuất hiện nhanh sau khi trẻ dùng thuốc. Môi, vùng da mỏng, bụng, bộ phận sinh dục,… là nơi dễ xảy ra phù Quincke nhất. Nếu nổi phù Quincke ở mắt có thể gây híp mắt và nổi ở môi khiến môi bị sưng to và biến dạng. Nghiêm trọng hơn, phù Quincke nổi ở dây thanh quản và cổ họng có thể gây khó thở, ở não gây đau đầu và ở dạ dày gây đau bụng.
5/ Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một trong những tai biến dị ứng thuốc kháng sinh nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Và có khá nhiều loại thuốc gây nên tình trạng sốc phản vệ như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid,… Các biểu hiện nhận biết của sốc phản vệ thường khá đa dạng và xảy ra sau khi dùng thuốc từ 20 – 30 phút. Trẻ thường cảm thấy sợ hãi, buồn nôn, hoảng hốt và bồn chồn,…
Sau các triệu chứng này nhiều biểu hiện khác xuất hiện ở hệ hô hấp, tim, đường tiêu hóa như tim đập nhanh, khó thở, cơ thể ngứa ran, tụt huyết áp, đai tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ. Đối với trường hợp dị ứng cấp tính, trẻ có thể bị hôn mê, rối loạn nhịp tim và có trường hợp tử vong sau đó vài phút.
Trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị dị ứng thuốc, các bậc làm cha làm mẹ nên cho con ngưng sử dụng thuốc và đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sĩ giúp con chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị tốt.
→ Có thể bạn quan tâm:
Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em không phải hiếm gặp nhưng không phải trẻ nào cũng bị dị ứng thuốc. Và cũng không phải trường hợp dị ứng kháng sinh ở trẻ nào cũng đều có biểu hiện, phản ứng ngay. Bởi có một vài trường hợp trẻ dị ứng thuốc thường có biểu hiện bệnh sau đó một thời gian. Khoảng thời gian này thường được gọi là thời gian ủ bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 8 – 10 ngày và sau thời gian này cơ thể mới bắt đầu phản ứng với hoạt chất có trong thuốc.
5 biến chứng nguy hiểm do dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em
Trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh chủ yếu là do thuốc kháng sinh penicillin, các loại vắc xin hoặc các loại thuốc kháng viêm hay thuốc chống sốt chứa aspirin. Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, tai biến do thuốc gây ra có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng con trẻ. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm do dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em gây ra, cha mẹ nên biết để tránh.
1/ Nổi mề đay
Nổi mề đay là một trong những triệu chứng khởi đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống thuốc vài phút hoặc có thể xảy ra sau đó vài ngày. Trẻ nhỏ thường cảm thấy da ngứa ngáy, nóng bừng. Và nếu quan sát, cha mẹ có thể thấy trên da trẻ xuất hiện những nốt sẩn phù hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đồng đều và có màu hồng.
Ngứa ngáy do dị ứng gây ra thường khiến trẻ muốn gãi và đây chính là yếu tố khiến da bị tổn thương trên diện rộng. Trong một số trường hợp bệnh nặng, ngoài dấu hiệu nổi mẩn đỏ, trẻ phải đối mặt với nguy cơ khó thở kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu.
2/ Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những tổn thương cơ bản do dị ứng thuốc gây ra. Viêm da dị ứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài phút sau khi trẻ dùng thuốc. Triệu chứng của bệnh là sự xuất hiện của các mụn nước kèm theo biểu hiện ngứa ngáy trên bề mặt da.
3/ Đỏ da toàn thân
Một trong những phản ứng dị ứng của cơ thể là đỏ da toàn thân. Triệu chứng này xuất hiện khi trẻ dùng thuốc ampicilline, sulfamide, penicilline, tetracycline hoặc các loại thuốc an thần, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,… Dấu hiệu dị ứng thường xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 2 đến 3 ngày hoặc dài hơn là 6 – 7 ngày, thậm chí có trẻ dấu hiệu này xuất hiện muộn 2 – 3 tuần.
Ngứa ngáy trên da, rối loạn tiêu hóa, sốt hoặc nổi ban trên diện rộng gây đỏ da toàn thân,… là các dấu hiệu gặp phải khi trẻ dị ứng thuốc. Ngoài ra, trên da trẻ xuất hiện những lớp vảy trắng, kích thước thường không đồng nhất, kẽ tay kẽ chân có thể bị nứt và rỉ dịch. đôi khi mưng mủ và gây bội nhiễm.
4/ Phù Quincke
Phù Quincke có biểu hiện giống nổi mề đay nhưng các đốm sẩn đỏ thường lớn. Và nguyên nhân gây phù Quincke là do nhiều loại thuốc khác nhau như vắc xin, hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,… Bệnh thường xuất hiện nhanh sau khi trẻ dùng thuốc. Môi, vùng da mỏng, bụng, bộ phận sinh dục,… là nơi dễ xảy ra phù Quincke nhất. Nếu nổi phù Quincke ở mắt có thể gây híp mắt và nổi ở môi khiến môi bị sưng to và biến dạng. Nghiêm trọng hơn, phù Quincke nổi ở dây thanh quản và cổ họng có thể gây khó thở, ở não gây đau đầu và ở dạ dày gây đau bụng.
5/ Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một trong những tai biến dị ứng thuốc kháng sinh nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Và có khá nhiều loại thuốc gây nên tình trạng sốc phản vệ như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid,… Các biểu hiện nhận biết của sốc phản vệ thường khá đa dạng và xảy ra sau khi dùng thuốc từ 20 – 30 phút. Trẻ thường cảm thấy sợ hãi, buồn nôn, hoảng hốt và bồn chồn,…
Sau các triệu chứng này nhiều biểu hiện khác xuất hiện ở hệ hô hấp, tim, đường tiêu hóa như tim đập nhanh, khó thở, cơ thể ngứa ran, tụt huyết áp, đai tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ. Đối với trường hợp dị ứng cấp tính, trẻ có thể bị hôn mê, rối loạn nhịp tim và có trường hợp tử vong sau đó vài phút.
Trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị dị ứng thuốc, các bậc làm cha làm mẹ nên cho con ngưng sử dụng thuốc và đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sĩ giúp con chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị tốt.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Phải làm gì khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc?
- Tổng hợp các bài thuốc nam chữa dị ứng bạn nên biết
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524