Da liễu –
Viêm da dầu là bệnh lành tính tuy nhiên bệnh gây không ít phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh. Bên cạnh đó đây cũng là căn bệnh mãn tính gây khó khăn khi điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh thường khiến nhiều nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác, nhất là bệnh vẩy nến. Vì vậy, hiểu rõ về bệnh cũng là cách giúp bệnh nhân điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Viêm da dầu là gì?
Viêm da dầu hay còn gọi với tên tiếng Anh là Seborrheic dermatitis. Đây là căn bệnh viêm da mãn tính và dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh là tình trạng bong da và tróc vảy chủ yếu ở mặt và đầu. Bệnh thường khiến người bệnh cảm thấy chán nản và mệt mỏi trong quá trình chữa trị, bởi bệnh thường dai dẳng và rất hay tái phát trở lại.
Theo thống kê có khoảng 2 – 5% dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là những người có cơ địa bã nhờn hoặc mắc một số bệnh như liệt mặt, Parkinson, suy dinh dưỡng, thiếu kẽm, dùng thuốc thần kinh hoặc nhiễm HIV khả năng mắc phải bệnh thường rất cao.
Bệnh viêm da dầu thường không phân biệt giới tính và tuổi tác. Nam giới thường dễ mắc viêm da dầu hơn nữ giới. Bên cạnh đó, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn trên độ tuổi 30 mà còn bắt gặp ở trẻ em dưới 3 tháng. Ở trẻ em dân gian hay gọi viêm da dầu là “cứt trâu”. Bệnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở những nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như vùng ngực, đầu và mặt (chủ yếu ở vùng chữ T) và các vùng nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối,…
Thông thường, trong một vài trường hợp bệnh viêm da dầu rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác như bệnh vảy nến. Cũng có trường hợp người bệnh nhầm với căn bệnh lupus ban đỏ hay bệnh nấm Candida. Do đó, khi thấy các triệu chứng da bị đỏ, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà hãy thăm khám.
Nguyên nhân viêm da dầu là do đâu?
Hiện nay chưa có cơ sở khoa học xác định và làm rõ nguyên nhân gây viêm da dầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra bệnh viêm da dầu có liên quan đến một loại nấm men mang tên Malassezia. Và các chất chuyển hóa của nấm tạo nên phản ứng gây viêm. Ngoài ra, viêm da dầu còn liên quan đến một số yếu tố như:
Triệu chứng viêm da dầu cần nhận biết sớm
Viêm da dầu xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như tay, chân, mặt, ngực, bụng,… Các dấu hiệu của bệnh thường thể hiện rất rõ ràng, bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng bệnh trên cơ thể ngay cả khi bệnh mới khởi phát.
✪ Triệu chứng của bệnh xuất hiện theo vị trí
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của bệnh mà mỗi vị trí thường có những biểu hiện không giống nhau. Điển hình:
✪ Triệu chứng nhận biết lâm sàng viêm da dầu theo lứa tuổi
Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ em: Ông bà ta thường gọi viêm da dầu ở trẻ em là cứt trâu là do trên da đầu của trẻ thường có những vảy da bám thành từng mảng rất dày có dính nhờn và rất khó bong. Trẻ em bị viêm da dầu chủ yếu là do cơ địa và tình trạng bệnh thường ở mức độ nặng. Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dầu lan tỏa toàn thân, da thường có màu đỏ, nhiều vảy tiết và vảy thường dính lại với nhau, ẩm và nhờn. Trường hợp bệnh này gọi là đỏ da toàn thân bong vảy Leiner-Moussou.
Biểu hiện viêm da dầu ở người lớn: Bệnh thường tập trung chủ yếu ở da đầu, mặt và nửa thân trên và có những điểm nhận biết như:
Người bệnh viêm da dầu cần gặp bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bệnh sau đây:
→ Có thể bạn quan tâm:
Viêm da dầu là bệnh lành tính tuy nhiên bệnh gây không ít phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh. Bên cạnh đó đây cũng là căn bệnh mãn tính gây khó khăn khi điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh thường khiến nhiều nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác, nhất là bệnh vẩy nến. Vì vậy, hiểu rõ về bệnh cũng là cách giúp bệnh nhân điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Viêm da dầu là gì?
Viêm da dầu hay còn gọi với tên tiếng Anh là Seborrheic dermatitis. Đây là căn bệnh viêm da mãn tính và dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh là tình trạng bong da và tróc vảy chủ yếu ở mặt và đầu. Bệnh thường khiến người bệnh cảm thấy chán nản và mệt mỏi trong quá trình chữa trị, bởi bệnh thường dai dẳng và rất hay tái phát trở lại.
Theo thống kê có khoảng 2 – 5% dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là những người có cơ địa bã nhờn hoặc mắc một số bệnh như liệt mặt, Parkinson, suy dinh dưỡng, thiếu kẽm, dùng thuốc thần kinh hoặc nhiễm HIV khả năng mắc phải bệnh thường rất cao.
Bệnh viêm da dầu thường không phân biệt giới tính và tuổi tác. Nam giới thường dễ mắc viêm da dầu hơn nữ giới. Bên cạnh đó, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn trên độ tuổi 30 mà còn bắt gặp ở trẻ em dưới 3 tháng. Ở trẻ em dân gian hay gọi viêm da dầu là “cứt trâu”. Bệnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở những nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như vùng ngực, đầu và mặt (chủ yếu ở vùng chữ T) và các vùng nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối,…
Thông thường, trong một vài trường hợp bệnh viêm da dầu rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác như bệnh vảy nến. Cũng có trường hợp người bệnh nhầm với căn bệnh lupus ban đỏ hay bệnh nấm Candida. Do đó, khi thấy các triệu chứng da bị đỏ, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà hãy thăm khám.
Nguyên nhân viêm da dầu là do đâu?
Hiện nay chưa có cơ sở khoa học xác định và làm rõ nguyên nhân gây viêm da dầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra bệnh viêm da dầu có liên quan đến một loại nấm men mang tên Malassezia. Và các chất chuyển hóa của nấm tạo nên phản ứng gây viêm. Ngoài ra, viêm da dầu còn liên quan đến một số yếu tố như:
- Do tăng tiết bã nhờn: Nguyên nhân gây viêm da dầu là do các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức làm tăng tiết bã nhờn dưới da và gây viêm tiết bã. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu cao thường là thanh niên hoặc phụ nữ mang thai.
- Do yếu tố di truyền: Nếu bạn có người thân mắc bệnh viêm da dầu thì khả năng bạn mắc phải bệnh này thường khá cao. Đặc biệt, khả năng cải thiện bệnh cũng thường khó khăn hơn.
- Do dị ứng thuốc Tây: Nếu bạn lạm dụng một số loại thuốc thần kinh hoặc thuốc có chứa corticoid hay cimetidine, methyldopa,… có thể gây tổn thương dưới da dẫn đến viêm.
- Vòng đời của tế bào thượng bì có dấu hiệu bất thường: Nhiệm vụ chính của các tế bào thượng bì là giúp tái tạo tế bào da mới và loại bỏ da cũ. Tuy nhiên, khi vòng đời của tế bào thượng bì bị rối loạn, lớp da cũ chưa được đào thải, da mới đã hình thành làm quá trình sừng hóa chưa được hoàn thiện dẫn đến viêm.
- Do rối loạn nội tiết tố: Khi đến độ tuổi dậy thì, hormone ở nam và nữ đều bị thay đổi. Khi đó, nội tiết tố sẽ thay đổi khiến tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn và gây viêm.
Triệu chứng viêm da dầu cần nhận biết sớm
Viêm da dầu xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như tay, chân, mặt, ngực, bụng,… Các dấu hiệu của bệnh thường thể hiện rất rõ ràng, bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng bệnh trên cơ thể ngay cả khi bệnh mới khởi phát.
✪ Triệu chứng của bệnh xuất hiện theo vị trí
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của bệnh mà mỗi vị trí thường có những biểu hiện không giống nhau. Điển hình:
- Viêm da dầu ở mặt: Đối với trường hợp viêm da dầu ở mặt, người bệnh có thể quan sát và thấy sự xuất hiện của những vảy da, da dát đỏ ở kẽ mũi, giữa hai lông mày hay hai bên má hình cánh bướm.
- Viêm da dầu xuất hiện ở đầu: Triệu chứng nhận biết viêm da dầu ở đầu đầu tiên đó là sự xuất hiện của những chiếc vảy trắng mịn nhìn giống như gàu. Giai đoạn sau đó là da có mụn, da đầu bắt đầu đỏ ửng ở nang lông. Ban đầu, chỉ đỏ một vùng sau đó lan rộng xuống trán rồi đến ống tai ngoài, sau tai, cổ.
✪ Triệu chứng nhận biết lâm sàng viêm da dầu theo lứa tuổi
Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ em: Ông bà ta thường gọi viêm da dầu ở trẻ em là cứt trâu là do trên da đầu của trẻ thường có những vảy da bám thành từng mảng rất dày có dính nhờn và rất khó bong. Trẻ em bị viêm da dầu chủ yếu là do cơ địa và tình trạng bệnh thường ở mức độ nặng. Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dầu lan tỏa toàn thân, da thường có màu đỏ, nhiều vảy tiết và vảy thường dính lại với nhau, ẩm và nhờn. Trường hợp bệnh này gọi là đỏ da toàn thân bong vảy Leiner-Moussou.
Biểu hiện viêm da dầu ở người lớn: Bệnh thường tập trung chủ yếu ở da đầu, mặt và nửa thân trên và có những điểm nhận biết như:
- Bệnh xuất hiện đột ngột, thường nặng vào mùa đông và giảm vào mùa hè.
- Tình trạng da vừa nhờn và khô.
- Bên cạnh đó, người bệnh rất ít khi bị ngứa.
- Ở da đầu, giữa hai lông mày hoặc đuôi mày dát đỏ có vảy thương khu trú hoặc lan tỏa.
- Ở mặt, xuất hiện các mảng, dát đỏ nhưng không có ranh giới rõ ràng, rãnh mũi và má thường xuất hiện vảy da trắng mỏng, nhờn và dính.
- Ở lưng, ngựa và rìa tóc thường có các bờ viền đỏ và xuất hiện vảy da.
Người bệnh viêm da dầu cần gặp bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bệnh sau đây:
- Bệnh nhân cảm thấy bứt rứt và khó chịu trong cơ thể. Bệnh gây ngứa ngáy dẫn đến mất ngủ và kém tập trung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm da dầu có kèm theo sốt cao.
- Người bệnh lần đầu bị bệnh viêm da dầu và vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
- Vùng da bị bệnh có xu hướng lan và phát triển trên diện rộng.
- Khi các triệu chứng của bệnh diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiến hành gặp bác sĩ khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng bệnh vẫn không khỏi.
- Mặt khác, nên gặp bác sĩ khi nghi ngờ bệnh viêm da dầu có dấu hiệu nhiễm trùng.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách chữa bệnh viêm da dầu và ngăn ngừa bệnh tái phát
- Người bệnh viêm da dầu nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?
- Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ em và người lớn
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513