Da liễu –
Hầu hết tất cả các loại thuốc đều có công dụng trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng chính là tác nhân gây dị ứng phổ biến hiện nay. Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì hết? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng dị ứng thuốc?
Vì sao cơ thể bị dị ứng thuốc?
Theo sự lý giải của các chuyên gia về tình trạng dị ứng thuốc: Cơ thể của con người luôn tồn tại một hoạt chất gọi là histamin. Hoạt chất này luôn có sẵn trong các mô nằm dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-héparine và có trong máu. Thông thường, khi thuốc đi vào cơ thể dưới dạng tiêm hoặc uống chúng được coi là chất lạ.
Với cơ thể bình thường, thuốc sẽ được hấp thụ và chuyển hóa không gây bất kỳ phản ứng dị ứng nào. Tuy nhiên, đối với cơ thể của người dễ bị dị ứng, thuốc vào cơ thể nếu không được cơ thể tiếp đón chúng sẽ phá hủy các nối liên kết tĩnh điện và phóng thích histamin. Hoạt chất này sẽ tạo nên một tác dụng dược lực tác động lên hệ tiêu hóa, não, hệ hô hấp và gây ra vô vàn triệu chứng dị ứng thuốc.
Chẳng hạn, nếu histamin tác động lên não sẽ làm tăng áp lực nội sọ gây đau nhức đầu. Hoặc hoạt chất trung gian này tác dụng lên hệ tuần hoàn khiến tim đập nhanh, tụt huyết áp. Viêm phế quản hoặc nghẹt thở là triệu chứng điển hình khi histamin gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp. Ngoài các triệu chứng này ra, khi histamin được giải phóng ra ngoài chúng sẽ gây kích ứng da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.
Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thuốc và mức độ ảnh hưởng của dị ứng ở mỗi cơ thể thường không giống nhau. Chính vì vậy, không thể xác định chính xác thời gian tồn tại dị ứng thuốc trên từng đối tượng bệnh cũng như không thể trả lời chính xác cho câu hỏi dị ứng thuốc bao lâu khỏi. Bởi có trường hợp dị ứng thuốc, bệnh sẽ khỏi sau đó 5 – 7 ngày nhưng cũng có trường hợp dị ứng xảy ra trong khoảng thời gian dài.
Khi bị dị ứng thuốc nên làm gì?
Việc sử dụng thuốc để chữa bệnh là điều không thể tránh khỏi. Và chắc chắn một điều, trong cuộc đời mỗi người đều có ít nhất một lần dùng thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng thuốc cũng đều bị dị ứng với thuốc. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của từng người, bản chất hóa học của thuốc,… Và đa phần bệnh nhân khi bị dị ứng đều dựa vào các cách dân gian để chữa bệnh mà không dựa vào nguyên nhân gây bệnh để giải quyết triệt để tình trạng bệnh.
Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc nếu thấy các biểu hiện bất thường như nổi mề đay, ngứa ngáy, tức ngực, khó thở,… Tốt nhất bạn nên đến ngay bệnh viện để được cấp cứu hoặc được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý kịp thời, tránh tai biến do dị ứng thuốc gây nên. Bên cạnh đó, khi tái khám hoặc mua thuốc, bạn nên thông báo cho dược sỹ hoặc bác sĩ biết loại thuốc bản thân bị dị ứng để bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa hoặc chóng gây dị ứng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin thế hệ H1 hoặc H2 như fexofenadin, loratadin, cetirizin, astemizol,… Hoặc trường hợp nặng hơn có thể kết hợp thêm một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất giúp làm giảm dị ứng tạm thời chứ không có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Do đó, để cắt dứt dị ứng do thuốc gây ra, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
→ Có thể bạn quan tâm:
Hầu hết tất cả các loại thuốc đều có công dụng trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng chính là tác nhân gây dị ứng phổ biến hiện nay. Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì hết? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng dị ứng thuốc?
Vì sao cơ thể bị dị ứng thuốc?
Theo sự lý giải của các chuyên gia về tình trạng dị ứng thuốc: Cơ thể của con người luôn tồn tại một hoạt chất gọi là histamin. Hoạt chất này luôn có sẵn trong các mô nằm dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-héparine và có trong máu. Thông thường, khi thuốc đi vào cơ thể dưới dạng tiêm hoặc uống chúng được coi là chất lạ.
Với cơ thể bình thường, thuốc sẽ được hấp thụ và chuyển hóa không gây bất kỳ phản ứng dị ứng nào. Tuy nhiên, đối với cơ thể của người dễ bị dị ứng, thuốc vào cơ thể nếu không được cơ thể tiếp đón chúng sẽ phá hủy các nối liên kết tĩnh điện và phóng thích histamin. Hoạt chất này sẽ tạo nên một tác dụng dược lực tác động lên hệ tiêu hóa, não, hệ hô hấp và gây ra vô vàn triệu chứng dị ứng thuốc.
Chẳng hạn, nếu histamin tác động lên não sẽ làm tăng áp lực nội sọ gây đau nhức đầu. Hoặc hoạt chất trung gian này tác dụng lên hệ tuần hoàn khiến tim đập nhanh, tụt huyết áp. Viêm phế quản hoặc nghẹt thở là triệu chứng điển hình khi histamin gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp. Ngoài các triệu chứng này ra, khi histamin được giải phóng ra ngoài chúng sẽ gây kích ứng da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.
Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thuốc và mức độ ảnh hưởng của dị ứng ở mỗi cơ thể thường không giống nhau. Chính vì vậy, không thể xác định chính xác thời gian tồn tại dị ứng thuốc trên từng đối tượng bệnh cũng như không thể trả lời chính xác cho câu hỏi dị ứng thuốc bao lâu khỏi. Bởi có trường hợp dị ứng thuốc, bệnh sẽ khỏi sau đó 5 – 7 ngày nhưng cũng có trường hợp dị ứng xảy ra trong khoảng thời gian dài.
Khi bị dị ứng thuốc nên làm gì?
Việc sử dụng thuốc để chữa bệnh là điều không thể tránh khỏi. Và chắc chắn một điều, trong cuộc đời mỗi người đều có ít nhất một lần dùng thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng thuốc cũng đều bị dị ứng với thuốc. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của từng người, bản chất hóa học của thuốc,… Và đa phần bệnh nhân khi bị dị ứng đều dựa vào các cách dân gian để chữa bệnh mà không dựa vào nguyên nhân gây bệnh để giải quyết triệt để tình trạng bệnh.
Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc nếu thấy các biểu hiện bất thường như nổi mề đay, ngứa ngáy, tức ngực, khó thở,… Tốt nhất bạn nên đến ngay bệnh viện để được cấp cứu hoặc được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý kịp thời, tránh tai biến do dị ứng thuốc gây nên. Bên cạnh đó, khi tái khám hoặc mua thuốc, bạn nên thông báo cho dược sỹ hoặc bác sĩ biết loại thuốc bản thân bị dị ứng để bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa hoặc chóng gây dị ứng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin thế hệ H1 hoặc H2 như fexofenadin, loratadin, cetirizin, astemizol,… Hoặc trường hợp nặng hơn có thể kết hợp thêm một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất giúp làm giảm dị ứng tạm thời chứ không có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Do đó, để cắt dứt dị ứng do thuốc gây ra, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng theo giới thiệu của người khác. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị dị ứng thuốc.
- Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị dị ứng thuốc, bệnh nhân nên bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Vitamin sẽ giúp cải thiện và khôi phục làn da, hạn chế tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra.
- Mặt khác, người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, thịt nạc hoặc trái cây cho cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh dị ứng tái phát.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng cữ một số loại thực phẩm có chứa chất kích thích. Uống nhiều nước để giúp thanh lọc và bù nước cho cơ thể.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị dị ứng tại nhà giúp khắc phục triệu chứng ngứa da
- Dị ứng có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
- Phải làm sao khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513