Da liễu: Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em các mẹ nên thuộc nằm lòng


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Da của trẻ em khá nhạy cảm cho nên rất dễ bị mẩn ngứa, nhất là trong những ngày thời tiết thay đổi chuyển từ nóng sang lạnh. Và để khắc phục mẩn ngứa ở trẻ em, cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em sau đây.




Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa là gì?

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ em là tình trạng trên da của trẻ xuất hiện những mảng đỏ giống như bị rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. Mẩn ngứa không chỉ tập trung ở một chỗ mà bệnh có thể xuất hiện khắp cơ thể, lưng, bụng, tay chân,… Có muôn vàn nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ em trong đó có một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như:

  • Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng và rất hay mắc phải các bệnh liên quan đến da.
  • Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa có thể là do cơ thể của bé không thích nghi được với môi trường xung quanh như dị ứng với lông động vật, môi trường bụi bẩn,… Hoặc do trẻ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết.
  • Ngoài ra, trẻ bị mẩn ngứa do dị ứng với đồ ăn, thức uống, nhất là thức ăn chứa hoạt chất kháng histamin như thủy hải sản,… Ở một số trường, mẩn ngứa ở trẻ em có thể là do thức ăn có mùi tanh hay do trẻ bị dị ứng với sữa.
  • Mặt khác, nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cũng có thể do cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho con dẫn đến tình trạng con trẻ bị nóng, sinh ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Đồng thời, ở trẻ em bị bệnh táo bón hoặc chứng rối loạn tiêu hóa, bạn có thể bắt gặp chứng mẩn ngứa ở trẻ em.
Mẩn ngứa ở trẻ em cha mẹ nên làm gì?

Để điều trị và chăm sóc tốt cho con khi con bị mẩn ngứa, cha mẹ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con. Bên cạnh đó, không để cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh hoặc nắng. Ngoài ra, không nên cho bé mặc những bộ quần áo chậc, bó sát cơ thể. Nên cho con mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất cha mẹ nên lựa chọn những loại quần áo có chất liêu vải mềm mịn, thấm hút và thoáng mát để tráng gây tổn thương da của con.

Bên cạnh đó, triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ em là do dị ứng thức ăn, cha mẹ nên loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn cho con, đặc biệt là thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá, ốc,… Mặt khác, nổi mẩn ngứ ở trẻ em là do thời tiết, phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh, không nên cho con chơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu sữa là nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa, các mẹ nên ngưng cho con dùng và lựa chọn loại sữa khác phù hợp với thể trạng, cơ thể của trẻ hơn.

Mách nhỏ 5 cách trị mẩn ngứa ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà

Ngoài việc loại bỏ nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở con, cha mẹ cũng có thể áp dụng ngay các cách điều trị khi trẻ bị mẩn ngứa từ các loại thảo dược tự nhiên sau đây để giúp giảm triệu chứng bệnh.

1/ Chữa mẩn ngứa cho trẻ em bằng chanh

Ngoài công dụng sát khuẩn, giải độc, loại bỏ độc tố chanh còn giúp hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ, giúp cải thiện nổi mẩn ngứa ở trẻ hiệu quả. Khi trẻ em bị ngứa và nổi mẩn đỏ, cách trị mẩn ngứa ở trẻ em lúc này là dùng vài giọt nước cốt chanh hòa tan trong cốc nước ấm và đút cho trẻ uống vào mỗi buổi sáng trước khi thức dậy. Thực hiện đều đặn cách này trong vòng một tháng, chẳng những triệu chứng bệnh thuyên giảm mà hệ miễn dịch của trẻ được nâng cao, giảm thiểu bệnh tái phát.

Lưu ý: Chanh có tính acid khá cao trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non yếu. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến đường ruột trẻ, nhất là dạ dày, cha mẹ nên pha nước chanh thật loãng.

2/ Dùng bột khoai tây trị mẩn ngứa ở trẻ



Không thể lý giải chính xác vì sao bột khoai tây có thể giúp làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ em nhưng đây là biện pháp được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi chúng hiệu quả trong việc chữa mẩn ngứa ở trẻ. Các mẹ chỉ cần dùng một ít bột khoai tây thoa đều lên vùng da bị dị ứng, nổi mẩn ở con. Sau khi canh đúng 20 phút, các mẹ vệ sinh da lại cho con. Thực hiện cách làm này đều đặn 2 lần mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu của bệnh giảm hẳn.

3/ Trị mẩn ngứa trẻ em bằng uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một trong những giải pháp chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em hiệu nghiệm, nhất là ở những trẻ bị nổi mẩn đỏ do thời tiết. Bên cạnh nước lọc, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước hoa quả ép để tăng cường sức đề kháng cho con.

4/ Dùng bột sắn dây và rau má chữa mẩn ngứa cho trẻ em

Điểm chung của rau má và bột sắn dây là đều giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng hai nguyên liệu này để làm thuốc trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Cách làm đơn giản và cũng không cần quá nhiều thời gian, các mẹ chỉ cần dùng 30g rau má tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, thêm vào lượng nước sôi vừa đủ. Lọc lấy phần nước bỏ bã và hòa chung với 10g bột sắn dây. Mẹ cho con uống thức uống này mỗi ngày để cải thiện bệnh. Và để cho trẻ dễ uống mẹ có thể thêm vào một ít đường.

5/ Bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em bằng ngải cứu, lá sài đất và lá nhài

Sài đất, lá nhài, lá ngải cứu là những vị thuốc dân gian thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ, mề đay. Các mẹ dùng khoảng 50g lá nhài, 20g lá sài đất và 30g lá ngải cứu đem rửa sạch và cho vào ấm nấu chung với 3 bát nước. Sau khi nước cạn còn lại 1 chén, bạn lọc lấy thuốc và chia ra làm ba phần cho con uống trong ngày. Cho con uống liên tục từ 3 đến ngày 5, triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ em sẽ nhanh chóng biến mất.

Trẻ bị mẩn ngứa nên tắm lá gì?

Nguyên tắc điều trị bệnh chung của trẻ nhỏ là hạn chế sử dụng thuốc Tây y. Vì vậy, ngoài các mẹo chữa bệnh được kể trên, các mẹ có thể tận dụng các loại lá cây có sẵn ngay trong vườn nhà để chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em.

1/ Trẻ em bị mẩn ngứa nên tắm bằng lá mướp đắng

Mướp đắng một trong những món ăn giải nhiệt khá quen thuộc trong những ngày nắng nóng của mùa hè. Bên cạnh công dụng làm thức ăn, các cụ ngày xưa còn dùng lá mướp đắng như vị thuốc quý giúp chữa mẩn ngứa cho trẻ em rất hiệu quả.

Hướng dẫn cách làm: Các mẹ hái một nắm lá mướp đắng rửa sạch, ngâm muối rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước thoa lên da con trẻ. Hoặc cũng có thể dùng lá mướp đắng nấu nước và tắm cho con. Thường xuyên áp dụng bài thuốc này, bệnh nổi mẩn ngứa ở trẻ em sẽ được cải thiện.

Lưu ý: Các mẹ khi dùng lá mướp đắng chữa bệnh cho con nên dùng lá organic, không chứa thuốc trừ sâu, phân bón. Vì việc dùng lá mướp đắng không đảm bảo vệ sinh và chất lượng sẽ khiến tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trẻ thêm nặng.

2/ Chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em bằng cách tắm lá kinh giới



Dùng lá kinh giới tắm trị nổi mẩn ngứa khắp người ở trẻ em là mẹo được rất nhiều gia đình Việt áp dụng để cải thiện bệnh tình ở con. Cách làm cũng hết sức đơn giản và dễ dàng, cha mẹ hái một nắm lá kinh giới rửa sạch. Sau đó vò nát, cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước này tắm cho con mỗi ngày, ngứa ngáy do mẩn ngứa gây ra giảm dần.

3/ Dùng lá trà xanh chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ em

Trong trà xanh có chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp làm sạch và làm lành tổn thương trên da. Nếu chẳng may con bị nổi mẩn ngứa, các mẹ chỉ cần dùng một nắm trà xanh nấu nước và tắm cho con. Hoặc nếu không có nhiều thời gian, cha mẹ cũng có thể dùng trà mạn dùng uống nước hàng ngày tắm cho con, hiệu quả cải thiện bệnh như nhau.

4/ Tắm lá rau sam giúp cải thiện nổi mẩn ngứa ở trẻ em

Theo các thầy thuốc đông y, rau sam không có độc, tính hàn và vị chua có công dụng triệt khuẩn, giải độc. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng rau sam để điều trị nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em. Dùng một nắm rau sam rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha nước tắm cho con. Chỉ với một nắm rau sam và vài thao tác đơn giản, cha mẹ có thể khắc phục bệnh nổi mẩn ngứa ở trẻ.

5/ Cỏ mần trầu trị nổi mẩn ngứa ở trẻ em

Bên cạnh tác dụng trị đái dầm, ho, cảm sốt và ngăn ngừa viêm não truyền nhiễm, cỏ mần trầu còn được sử dụng để chữa sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em. Khi trẻ bị ngứa nổi mẩn đỏ, cha mẹ hái cỏ mần trầu nấu nước và tắm cho con trẻ. Kiên trì áp dụng cách trị này chỉ sau vài tuần cha mẹ có thể thấy dấu hiệu bệnh lặn dần. Chữa nổi mẩn ngứa ở trẻ em bằng cỏ mần trâu cha mẹ hoàn toàn yên tâm, không lo tác dụng phụ. Bởi cỏ mần trâu có tính năng kháng thuốc trừ sâu khá tốt.

Một số lưu ý khi dùng lá tắm trị bệnh cho con

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mọi hoạt động liên quan đến trẻ cha mẹ phải thật sự cẩn trọng, ngay cả việc tắm cho trẻ cũng vậy. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho con trẻ, các loại lá cần được xử lý qua nhiều công đoạn sau:

  • Lựa chọn lá không chứa thuốc trừ sâu, không bị sâu.
  • Nên rửa lá thật sach để loại bỏ bụi và trứng côn trùng. Tốt nhất, nên ngâm lá trong nước muối pha loãng.
  • Lá sau khi được đun sôi nên để xa tầm tay trẻ em.
  • Chờ nước nguội khoảng 30 độ C hãy tắm cho trẻ.
  • Đối với lá kinh giới, cha mẹ không nên nấu quá lâu sẽ làm mất chất và tinh dầu, làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Trước khi tắm nước lá cho trẻ, cha mẹ nên tắm trước cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ bớt vi khuẩn, bụi bẩn, chất nhờn tồn đọng trên da. Và sau khi bằng nước lá, phụ huynh cũng nên tắm lại cho con bằng nước ấm.
Như vậy, để điều trị nổi mẩn ngứa ở trẻ em, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp nêu trên để giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu ở con. Tuy nhiên, hiệu quả các cách này mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của trẻ. Vì vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả cho con, lời khuyên dành cho bạn là nên đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa được bác sĩ khuyên sử dụng
  • Nổi mẩn ngứa ở da đầu trẻ? Nguyên nhân do đâu?
  • Nổi mề đay mẩn ngứa thường xuyên có phải dấu hiệu của HIV?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl