Hội bác sỹ –
Khi sử dụng nước cất ống nhựa, đầu sản phẩm dễ bẻ hơn loại thủy tinh nên nhân viên y tế không sợ mảnh thủy tinh vỡ làm đứt tay, hay bụi thủy tinh rơi vào bên trong ống nước cất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Do môi trường làm việc ẩn chứa rủi ro nên nhiền người làm trong ngành y có thể mắc bệnh nguy hiểm do tai nạn nghề nghiệp như bị lây lao kháng thuốc, phơi nhiễm HIV trong quá trình điều trị cho bệnh nhân… Trong cuộc tọa đàm với chủ đề “Giảm thiểu các tai biến trong y khoa”, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và một số bệnh viện cấp tỉnh, Trung ương đã cùng bàn các giải pháp cho vấn đề này. Trong đó, nhiều lãnh đạo bệnh viên đề xuất hình thức quỹ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho bác sĩ và các nhân viên y tế. Tại Việt Nam, quy định này mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Bên cạnh đó, đại diện một số bệnh viện đầu ngành cũng cho biết họ tập trung vào việc tiếp cận các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc để nâng cao chất lượng điều trị, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động chuyên môn. Điều này giúp giảm áp lực và rủi ro cho các bác sĩ và nhân viên y tế. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở những máy móc đắt tiền trị giá hàng tỷ đồng, mà còn ở những vật tư tiêu hao sử dụng hàng ngày như nước cất ống nhựa thay thế cho ống thủy tinh trước đây. Đến nay, hơn 80 bệnh viện trên toàn quốc sử dụng loại nước cất ống nhựa này.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS (Blow, Fill, Seal) tự động và liên tục. Đặc điểm nổi trội của công nghệ BFS là tính tự động hóa cao, tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tất cả các quy trình đều thực hiện trong một khuôn máy, xóa bỏ các khâu tốn kém để xử lý lọ, như tồn kho, làm sạch, khử trùng… đồng thời hạn chế ô nhiễm vi sinh vật. Công nghệ BFS này đã được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là quá trình vô trùng cao cấp, được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và châu Âu.
Bên cạnh đó, loại bao bì của sản phẩm này được làm từ nhựa polypropylen đặc biệt, không có hóa chất gây độc hòa tan vào nước cất pha tiêm, tuân theo tiêu chuẩn dược điển Anh 2010. Nhờ đó, nó vừa an toàn, vừa gọn nhẹ, dễ vận chuyển và bảo quản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của chương trình “Chăm sóc người bệnh an toàn”, tránh nguy hiểm do vật sắc nhọn cho bệnh nhân. Sản phẩm cũng đảm bảo thực hiện tốt điều kiện kỹ thuật vô khuẩn (Aseptic technique) theo “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”… Ngoài ra, nước cất ống nhựa còn góp phần tiết kiệm chi phí từ những chiếc gạc sạch mà trước kia các y tá, điều dưỡng viên vẫn thường phải dùng lót để bẻ ống.
Khi sử dụng nước cất ống nhựa, đầu sản phẩm dễ bẻ hơn loại thủy tinh nên nhân viên y tế không sợ mảnh thủy tinh vỡ làm đứt tay, hay bụi thủy tinh rơi vào bên trong ống nước cất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Do môi trường làm việc ẩn chứa rủi ro nên nhiền người làm trong ngành y có thể mắc bệnh nguy hiểm do tai nạn nghề nghiệp như bị lây lao kháng thuốc, phơi nhiễm HIV trong quá trình điều trị cho bệnh nhân… Trong cuộc tọa đàm với chủ đề “Giảm thiểu các tai biến trong y khoa”, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và một số bệnh viện cấp tỉnh, Trung ương đã cùng bàn các giải pháp cho vấn đề này. Trong đó, nhiều lãnh đạo bệnh viên đề xuất hình thức quỹ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho bác sĩ và các nhân viên y tế. Tại Việt Nam, quy định này mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Bên cạnh đó, đại diện một số bệnh viện đầu ngành cũng cho biết họ tập trung vào việc tiếp cận các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc để nâng cao chất lượng điều trị, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động chuyên môn. Điều này giúp giảm áp lực và rủi ro cho các bác sĩ và nhân viên y tế. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở những máy móc đắt tiền trị giá hàng tỷ đồng, mà còn ở những vật tư tiêu hao sử dụng hàng ngày như nước cất ống nhựa thay thế cho ống thủy tinh trước đây. Đến nay, hơn 80 bệnh viện trên toàn quốc sử dụng loại nước cất ống nhựa này.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS (Blow, Fill, Seal) tự động và liên tục. Đặc điểm nổi trội của công nghệ BFS là tính tự động hóa cao, tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tất cả các quy trình đều thực hiện trong một khuôn máy, xóa bỏ các khâu tốn kém để xử lý lọ, như tồn kho, làm sạch, khử trùng… đồng thời hạn chế ô nhiễm vi sinh vật. Công nghệ BFS này đã được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là quá trình vô trùng cao cấp, được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và châu Âu.
Bên cạnh đó, loại bao bì của sản phẩm này được làm từ nhựa polypropylen đặc biệt, không có hóa chất gây độc hòa tan vào nước cất pha tiêm, tuân theo tiêu chuẩn dược điển Anh 2010. Nhờ đó, nó vừa an toàn, vừa gọn nhẹ, dễ vận chuyển và bảo quản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của chương trình “Chăm sóc người bệnh an toàn”, tránh nguy hiểm do vật sắc nhọn cho bệnh nhân. Sản phẩm cũng đảm bảo thực hiện tốt điều kiện kỹ thuật vô khuẩn (Aseptic technique) theo “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”… Ngoài ra, nước cất ống nhựa còn góp phần tiết kiệm chi phí từ những chiếc gạc sạch mà trước kia các y tá, điều dưỡng viên vẫn thường phải dùng lót để bẻ ống.
Phương Thảo – Vnexpress