Hội bác sỹ –
Bình sữa tráng nước sôi không diệt sạch được vi khuẩn
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, vì thế các bà mẹ thường cẩn thận khử trùng các dụng cụ ăn uống cho trẻ. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, cách làm không đúng nhiều khi không có tác dụng, mà còn tiềm ẩn không ít nguy cơ cho trẻ.
Một khảo sát nhỏ của phóng viên thực hiện với 20 hộ gia đình có con dưới 1 tuổi ở khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân (Hà Nội), về việc tiệt trùng các dụng cụ ăn uống cho trẻ cho thấy, 75% các gia đình được khảo sát chỉ rửa sạch bình sữa, dụng cụ pha sữa, bát và thìa ăn, để khô và khi dùng tráng lại bằng nước phích.
20% các gia đình được hỏi có sử dụng máy tiệt trùng bằng hơi nước, tuy nhiên chỉ dùng cho bình sữa, còn bát, thìa ăn cháo, bột cũng chỉ tráng nước sôi.
Trong đó chỉ có 1 gia đình sấy khô bình sữa sau khi tiệt trùng bằng hơi nước; 1 gia đình lấy ra khỏi máy và để khô tự nhiên trên giá; và 1 gia đình để nguyên trong máy tiệt trùng, khi dùng mới lấy ra. 2 gia đình (10% khảo sát) dùng dung dịch tiệt trùng để ngâm các dụng cụ ăn uống của trẻ; trong đó 1 gia đình chọn cách rửa sạch và lau khô để dùng; 1 gia đình lại đưa vào máy tiệt trùng hơi nước.
Tráng nước sôi không diệt sạch vi khuẩn
Theo khảo sát trên, cách làm phổ biến để tiệt trùng dụng cụ ăn uống của trẻ vẫn là dùng nước sôi theo thói quen vệ sinh bát đũa từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc sử dụng nước sôi tráng sạch vi khuẩn thực chất không có ý nghĩa gì.
GS.TS Phùng Đắc Cam, Trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, cho biết, muốn tiêu diệt một số loại vi khuẩn cần có hai yếu tố: Nhiệt độ cao cũng như thời gian đủ lâu.
Với nước đang sôi (tức nhiệt độ gần 100 độ C) cũng cần 5 phút vi khuẩn mới chết, còn với nước đã sôi nhưng vẫn nóng khoảng 60 độ phải cần đến 30 phút tiếp xúc. Vì vậy, việc chỉ tráng qua nước sôi, dù là nước đang sôi sùng sục, không đủ thời gian tiếp xúc để làm chết vi khuẩn.
Sai lầm với máy tiệt trùng hơi nước
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, vi khuẩn gây bệnh đường ruột đa số là các loại vi khuẩn yếu, có thể chết ở nhiệt độ gần 100 độ C trong thời gian tiếp xúc nhất định đối với từng loại.
Do đó, máy tiệt trùng hơi nước là một lựa chọn khá an toàn. Nước được đun sôi, bốc hơi ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian khoảng 5 – 10 phút, đủ để diệt khuẩn.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, trong quá trình sử dụng máy tiệt trùng, khả năng lão hóa polyme là có thể, nhưng nếu nhựa đảm bảo tiêu chuẩn thì sẽ không giải phóng các monome độc hại, ảnh hưởng sức khoẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo một sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy tiệt trùng hơi nước là nhiều gia đình chủ quan cho rằng đằng nào máy cũng diệt sạch vi khuẩn nên thường không chú ý vệ sinh máy, nhất là ngăn chứa nước.
Điều này khiến cho cặn nước bám dày dưới đáy, cùng với bụi bẩn trong bình được hơi nước đẩy lên sẽ bám và đọng lại trong các dụng cụ ăn uống của trẻ.
Rửa sạch hóa chất tránh tồn dư
Chị Nguyễn Thúy Hoa (277, tổ 2 Quan Hoa, Cầu Giấy) thường mua các loại dung dịch tiệt trùng ngâm rửa chai lọ, thìa bát và đồ chơi cho con.
Mặc dù tiện dụng nhưng chị Hoa vẫn có chút lo ngại khi sử dụng những dung dịch này bởi chúng thường có mùi thơm của chanh hoặc một loại thảo dược nào đó lưu lại trên đồ dùng.
Theo các chuyên gia, không nên ngâm đồ dùng quá lâu trong dung dịch để tránh ảnh hưởng của các hóa chất bay hơi tạo mùi hương.
Phải rửa thật sạch dưới vòi nước chảy để trôi hết các hóa chất tồn dư, lau khô và để bay hơi hết mùi hương mới nên dùng cho trẻ. Tốt nhất, nếu có thể vẫn nên tiệt trùng bằng hơi nước một lần nữa.
BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y cho rằng, cách tốt nhất để vệ sinh sạch sẽ bình sữa, chai lọ, thìa bát, dụng cụ ăn uống của trẻ là rửa sạch ngay sau khi cho trẻ ăn, bởi sữa và thức ăn thừa bám lại trên các đồ dùng ăn uống, nhất là những khe nhỏ rất khó làm sạch, sẽ đọng lại đó, lên men, nấm mốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, sau khi rửa với dung dịch tiệt trùng hay đơn giản chỉ là nước rửa bát, cần chú ý rửa lại thật sạch dưới vòi nước chảy.
(Bee.net)
Bình sữa tráng nước sôi không diệt sạch được vi khuẩn
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, vì thế các bà mẹ thường cẩn thận khử trùng các dụng cụ ăn uống cho trẻ. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, cách làm không đúng nhiều khi không có tác dụng, mà còn tiềm ẩn không ít nguy cơ cho trẻ.
Một khảo sát nhỏ của phóng viên thực hiện với 20 hộ gia đình có con dưới 1 tuổi ở khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân (Hà Nội), về việc tiệt trùng các dụng cụ ăn uống cho trẻ cho thấy, 75% các gia đình được khảo sát chỉ rửa sạch bình sữa, dụng cụ pha sữa, bát và thìa ăn, để khô và khi dùng tráng lại bằng nước phích.
20% các gia đình được hỏi có sử dụng máy tiệt trùng bằng hơi nước, tuy nhiên chỉ dùng cho bình sữa, còn bát, thìa ăn cháo, bột cũng chỉ tráng nước sôi.
Trong đó chỉ có 1 gia đình sấy khô bình sữa sau khi tiệt trùng bằng hơi nước; 1 gia đình lấy ra khỏi máy và để khô tự nhiên trên giá; và 1 gia đình để nguyên trong máy tiệt trùng, khi dùng mới lấy ra. 2 gia đình (10% khảo sát) dùng dung dịch tiệt trùng để ngâm các dụng cụ ăn uống của trẻ; trong đó 1 gia đình chọn cách rửa sạch và lau khô để dùng; 1 gia đình lại đưa vào máy tiệt trùng hơi nước.
Tráng nước sôi không diệt sạch vi khuẩn
Theo khảo sát trên, cách làm phổ biến để tiệt trùng dụng cụ ăn uống của trẻ vẫn là dùng nước sôi theo thói quen vệ sinh bát đũa từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc sử dụng nước sôi tráng sạch vi khuẩn thực chất không có ý nghĩa gì.
GS.TS Phùng Đắc Cam, Trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, cho biết, muốn tiêu diệt một số loại vi khuẩn cần có hai yếu tố: Nhiệt độ cao cũng như thời gian đủ lâu.
Với nước đang sôi (tức nhiệt độ gần 100 độ C) cũng cần 5 phút vi khuẩn mới chết, còn với nước đã sôi nhưng vẫn nóng khoảng 60 độ phải cần đến 30 phút tiếp xúc. Vì vậy, việc chỉ tráng qua nước sôi, dù là nước đang sôi sùng sục, không đủ thời gian tiếp xúc để làm chết vi khuẩn.
Sai lầm với máy tiệt trùng hơi nước
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, vi khuẩn gây bệnh đường ruột đa số là các loại vi khuẩn yếu, có thể chết ở nhiệt độ gần 100 độ C trong thời gian tiếp xúc nhất định đối với từng loại.
Do đó, máy tiệt trùng hơi nước là một lựa chọn khá an toàn. Nước được đun sôi, bốc hơi ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian khoảng 5 – 10 phút, đủ để diệt khuẩn.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, trong quá trình sử dụng máy tiệt trùng, khả năng lão hóa polyme là có thể, nhưng nếu nhựa đảm bảo tiêu chuẩn thì sẽ không giải phóng các monome độc hại, ảnh hưởng sức khoẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo một sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy tiệt trùng hơi nước là nhiều gia đình chủ quan cho rằng đằng nào máy cũng diệt sạch vi khuẩn nên thường không chú ý vệ sinh máy, nhất là ngăn chứa nước.
Điều này khiến cho cặn nước bám dày dưới đáy, cùng với bụi bẩn trong bình được hơi nước đẩy lên sẽ bám và đọng lại trong các dụng cụ ăn uống của trẻ.
Rửa sạch hóa chất tránh tồn dư
Chị Nguyễn Thúy Hoa (277, tổ 2 Quan Hoa, Cầu Giấy) thường mua các loại dung dịch tiệt trùng ngâm rửa chai lọ, thìa bát và đồ chơi cho con.
Mặc dù tiện dụng nhưng chị Hoa vẫn có chút lo ngại khi sử dụng những dung dịch này bởi chúng thường có mùi thơm của chanh hoặc một loại thảo dược nào đó lưu lại trên đồ dùng.
Theo các chuyên gia, không nên ngâm đồ dùng quá lâu trong dung dịch để tránh ảnh hưởng của các hóa chất bay hơi tạo mùi hương.
Phải rửa thật sạch dưới vòi nước chảy để trôi hết các hóa chất tồn dư, lau khô và để bay hơi hết mùi hương mới nên dùng cho trẻ. Tốt nhất, nếu có thể vẫn nên tiệt trùng bằng hơi nước một lần nữa.
BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y cho rằng, cách tốt nhất để vệ sinh sạch sẽ bình sữa, chai lọ, thìa bát, dụng cụ ăn uống của trẻ là rửa sạch ngay sau khi cho trẻ ăn, bởi sữa và thức ăn thừa bám lại trên các đồ dùng ăn uống, nhất là những khe nhỏ rất khó làm sạch, sẽ đọng lại đó, lên men, nấm mốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, sau khi rửa với dung dịch tiệt trùng hay đơn giản chỉ là nước rửa bát, cần chú ý rửa lại thật sạch dưới vòi nước chảy.
(Bee.net)