Hội bác sỹ –
Nhiều người trong chúng ta, trong đó phụ nữ chiếm đến 9% bị thiếu sắt. Đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể bởi sắt có mối liên hệ mật thiết với bệnh thiếu máu và đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động khác. Vậy làm thế nào để biết được dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt và cách khắc phục?
Khi bị thiếu sắt, trẻ em có các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, kém hoạt động, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai thì dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sẩy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non. Trước những nguy cơ này, có thể kể ra một số dấu hiệu thiếu sắt như sau:
Mệt mỏi. Sắt là yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin, chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở ôxy (dưỡng khí) và CO2 (thán khí) trong quá trình hô hấp. Thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu, mà nếu không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh, bạn bắt đầu cảm thấy kiệt sức, biểu hiện ở một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Người thiếu sắt hay có biểu hiện mệt mỏi, khó tập trung
Khó tập trung. Ở những người thiếu sắt, hệ truyền dẫn thần kinh có thể thay đổi, dẫn đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh kém hơn so với bình thường. Một tác động khác của quá trình này là con người ta cảm thấy thờ ơ với bất cứ điều gì, từ bạn bè, gia đình đến công việc.
Khó thở – hiện tượng này có thể xảy ra khi ai đó đang ở phòng tập thể dục hoặc đơn giản khi đi bộ một đoạn. Lý do là không có đủ chất sắt trong máu, dẫn đến việc cơ thể thiếu ôxy, nên sẽ thấy khó thở hay thở hổn hển.
Da nhợt nhạt bất thường. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể đang bị giảm lưu lượng máu và số lượng hồng cầu giảm.
Đau cơ bắp. Nếu thực sự muốn kéo mình vào phòng tập thể dục cho đỡ uể oải, người bị thiếu sắt sẽ cảm thấy cơ bắp nhức mỏi hơn bởi không đủ sắt khiến cơ bắp phục hồi chậm.
Móng tay, móng chân mỏng, yếu. Ngoài ra, dấu hiệu thiếu sắt có thể là có những vết lồi lõm trên móng.
Thường xuyên nhiễm trùng. Nếu hay ốm, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp thì thủ phạm rất có thể là thiếu sắt.
Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ. Những người thiếu hụt sắt thường có sự gia tăng hấp thu qua đường ruột các sắc tố nhất định, vì thế chỉ cần ăn củ cải đỏ, cà chua, nước tiểu của họ cũng có thể có màu hồng.
Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 18 mg sắt mỗi ngày, và chúng ta có thể được cung cấp đầy đủ nguyên tố này nhờ những thực phẩm giàu chất sắt như: gạo trắng, khoai tây, đậu đỏ, cà chua, rau lá xanh sẫm, trái cây sấy khô, cây atisô, thịt bò, gan, động vật thân mềm (trai, hến, sò điệp)…
Ngoài ra những đối tượng có nhu cầu sắt cao như trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh sau phẫu thuật…nên bổ sung sắt bằng chế phẩm chứa sắt như sản phẩm FOGYMA với thành phần Sắt hydroxyd polymaltose rất dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ.
Lưu ý, khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt nên uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước trà do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Không uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc kháng sinh tetracyclin vì như thế sắt sẽ không được hấp thu. Sau khi uống thuốc chứa sắt, phân sẽ có màu đen (là màu đen của sắt) – đây là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng.
(Theo womenshealthmag)
Nhiều người trong chúng ta, trong đó phụ nữ chiếm đến 9% bị thiếu sắt. Đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể bởi sắt có mối liên hệ mật thiết với bệnh thiếu máu và đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động khác. Vậy làm thế nào để biết được dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt và cách khắc phục?
Khi bị thiếu sắt, trẻ em có các biểu hiện da xanh, mệt mỏi, kém hoạt động, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai thì dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sẩy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non. Trước những nguy cơ này, có thể kể ra một số dấu hiệu thiếu sắt như sau:
Mệt mỏi. Sắt là yếu tố cần thiết tạo nên hemoglobin, chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở ôxy (dưỡng khí) và CO2 (thán khí) trong quá trình hô hấp. Thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu, mà nếu không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh, bạn bắt đầu cảm thấy kiệt sức, biểu hiện ở một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Người thiếu sắt hay có biểu hiện mệt mỏi, khó tập trung
Khó tập trung. Ở những người thiếu sắt, hệ truyền dẫn thần kinh có thể thay đổi, dẫn đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh kém hơn so với bình thường. Một tác động khác của quá trình này là con người ta cảm thấy thờ ơ với bất cứ điều gì, từ bạn bè, gia đình đến công việc.
Khó thở – hiện tượng này có thể xảy ra khi ai đó đang ở phòng tập thể dục hoặc đơn giản khi đi bộ một đoạn. Lý do là không có đủ chất sắt trong máu, dẫn đến việc cơ thể thiếu ôxy, nên sẽ thấy khó thở hay thở hổn hển.
Da nhợt nhạt bất thường. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể đang bị giảm lưu lượng máu và số lượng hồng cầu giảm.
Đau cơ bắp. Nếu thực sự muốn kéo mình vào phòng tập thể dục cho đỡ uể oải, người bị thiếu sắt sẽ cảm thấy cơ bắp nhức mỏi hơn bởi không đủ sắt khiến cơ bắp phục hồi chậm.
Móng tay, móng chân mỏng, yếu. Ngoài ra, dấu hiệu thiếu sắt có thể là có những vết lồi lõm trên móng.
Thường xuyên nhiễm trùng. Nếu hay ốm, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp thì thủ phạm rất có thể là thiếu sắt.
Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ. Những người thiếu hụt sắt thường có sự gia tăng hấp thu qua đường ruột các sắc tố nhất định, vì thế chỉ cần ăn củ cải đỏ, cà chua, nước tiểu của họ cũng có thể có màu hồng.
Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 18 mg sắt mỗi ngày, và chúng ta có thể được cung cấp đầy đủ nguyên tố này nhờ những thực phẩm giàu chất sắt như: gạo trắng, khoai tây, đậu đỏ, cà chua, rau lá xanh sẫm, trái cây sấy khô, cây atisô, thịt bò, gan, động vật thân mềm (trai, hến, sò điệp)…
Ngoài ra những đối tượng có nhu cầu sắt cao như trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh sau phẫu thuật…nên bổ sung sắt bằng chế phẩm chứa sắt như sản phẩm FOGYMA với thành phần Sắt hydroxyd polymaltose rất dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ.
Fogyma hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả
Lưu ý, khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt nên uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước trà do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Không uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc kháng sinh tetracyclin vì như thế sắt sẽ không được hấp thu. Sau khi uống thuốc chứa sắt, phân sẽ có màu đen (là màu đen của sắt) – đây là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng.
(Theo womenshealthmag)