Hội bác sỹ –
Cơn nhịp nhanh có thể ngắn, tự kết thúc hoặc có thể dai dẳng đòi hỏi phải được điều trị để chấm dứt cơn.
Tôi 35 tuổi, nhân viên văn phòng. Khoảng 3 năm nay, tôi thấy tim mình thường đập nhanh dù lúc đó không làm việc nặng hay bị giật mình gì cả. Thỉnh thoảng có kèm theo cơn đau thắt ngực (ngay ngực trái chứ không phải giữa ngực) nhưng diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây. Như vậy tôi bị rối loạn nhịp tim? Có cách nào đo nhịp tim tức thời như đo huyết áp không?
Bác sĩ Trần Lê Vũ, chuyên khoa Tim Mạch, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Chào bạn,
Bình thường nhịp tim sẽ dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần/phút. Đo nhịp tim rất đơn giản, bạn có thể tự bắt mạch cổ tay (mạch quay) và đếm số lần mạch nảy trong 1 phút, đó chính là tần số tim.
Các máy đo huyết áp điện tử phổ biến ngày nay sẽ có chức năng tự động ghi tần số tim cùng với trị số huyết áp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như rung nhĩ), các cách đo như trên không phản ánh chính xác tần số tim. Khi đó, các bác sĩ thường sẽ cho bạn đo điện tâm đồ. Đây được xem là cách chính xác nhất để đo tần số tim và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích góp phần chẩn đoán các bệnh lý rối loạn nhịp.
Dựa theo các triệu chứng được bạn mô tả, có khả năng bạn có cơn rối loạn nhịp nhanh. Cơn nhịp nhanh có thể ngắn, tự kết thúc hoặc có thể dai dẳng đòi hỏi phải được điều trị để chấm dứt cơn. Những cơn nhịp nhanh mà có khởi đầu và kết thúc đột ngột thì được gọi là cơn nhịp nhanh kịch phát. Triệu chứng của cơn nhịp nhanh sẽ phụ thuộc vào tần số, thời gian kéo dài, có hay không có bệnh tim cấu trúc và các bệnh lý khác kèm theo.
Ngoài đau ngực, các triệu chứng sau đây cũng rất thường gặp trong cơn nhịp nhanh: Hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, giảm khả năng gắng sức, thậm chí ngất. Một số loại nhịp nhanh sẽ có tiềm năng gây ngừng tim nên bạn cần được thăm khám, làm các thăm dò cận lâm sàng và tham vấn với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Cơn nhịp nhanh có thể ngắn, tự kết thúc hoặc có thể dai dẳng đòi hỏi phải được điều trị để chấm dứt cơn.
Tôi 35 tuổi, nhân viên văn phòng. Khoảng 3 năm nay, tôi thấy tim mình thường đập nhanh dù lúc đó không làm việc nặng hay bị giật mình gì cả. Thỉnh thoảng có kèm theo cơn đau thắt ngực (ngay ngực trái chứ không phải giữa ngực) nhưng diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây. Như vậy tôi bị rối loạn nhịp tim? Có cách nào đo nhịp tim tức thời như đo huyết áp không?
(K.Thúy, quận10)
Bác sĩ Trần Lê Vũ, chuyên khoa Tim Mạch, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Chào bạn,
Bình thường nhịp tim sẽ dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần/phút. Đo nhịp tim rất đơn giản, bạn có thể tự bắt mạch cổ tay (mạch quay) và đếm số lần mạch nảy trong 1 phút, đó chính là tần số tim.
Các máy đo huyết áp điện tử phổ biến ngày nay sẽ có chức năng tự động ghi tần số tim cùng với trị số huyết áp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như rung nhĩ), các cách đo như trên không phản ánh chính xác tần số tim. Khi đó, các bác sĩ thường sẽ cho bạn đo điện tâm đồ. Đây được xem là cách chính xác nhất để đo tần số tim và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích góp phần chẩn đoán các bệnh lý rối loạn nhịp.
Dựa theo các triệu chứng được bạn mô tả, có khả năng bạn có cơn rối loạn nhịp nhanh. Cơn nhịp nhanh có thể ngắn, tự kết thúc hoặc có thể dai dẳng đòi hỏi phải được điều trị để chấm dứt cơn. Những cơn nhịp nhanh mà có khởi đầu và kết thúc đột ngột thì được gọi là cơn nhịp nhanh kịch phát. Triệu chứng của cơn nhịp nhanh sẽ phụ thuộc vào tần số, thời gian kéo dài, có hay không có bệnh tim cấu trúc và các bệnh lý khác kèm theo.
Ngoài đau ngực, các triệu chứng sau đây cũng rất thường gặp trong cơn nhịp nhanh: Hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, giảm khả năng gắng sức, thậm chí ngất. Một số loại nhịp nhanh sẽ có tiềm năng gây ngừng tim nên bạn cần được thăm khám, làm các thăm dò cận lâm sàng và tham vấn với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Theo nld.com.vn