Tìm hiểu những lợi ích của cây Mỏ quạ đối với sức khỏe con người – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Mỏ quả hay còn được gọi với tên khác là Hoàng lồ hay Vàng lồ, đây là một vị thuốc Đông y được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Sau đây hãy cùng với các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược đặc biệt này.




Mỏ quạ là loại cây thường mọc hoang

Thông tin sơ lược về cây Mỏ quạ


Mỏ quạ có tên khoa học là Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner (Vanieria cochinchinenssis Lour.); thuộc họ Dâu tằm – Moraceae. Cây bụi, sống tựa, có cành dài mềm, thân có nhựa mủ trắng như sữa. Vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, dài 3-8cm, rộng 2-3,5cm, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa hình đầu, đơn tính, khác gốc, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng; hạt nhỏ. Ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10-12. Cây mỏ quạ phân bố rộng rãi ở nước ta thường mọc hoang ở đồi núi, ven được hay còn được dùng để trồng hàng rào.

Các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết rễ và là của cây mỏ quạ có chứa một vài thành phần hóa học như flavonoid , tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.

Theo y học cổ truyền, cây Mỏ quạ có vị hơi đắng, tính hơi mát , có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc. Dân gian thường dùng Quả để ăn hoặc dùng để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc. Liều dùng: 12g -40 g dạng thuốc sắc. Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm. Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mạn tính làm thuốc bổ và trị ỉa chảy.


Áp dụng cây Mỏ quạ vào bài thuốc chữa bệnh hữu dụng




Mỏ quạ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  • Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi: Rễ mỏ quạ gai 40g, rung rúc 30 g, bách bộ, hoàng liên ô rô, mỗi vị 20 g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700 ml nước, sắc còn 350 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm. 15 ngày 1 liệu trình.
  • Trị phụ nữ bế kinh: Lấy 30 g rễ mỏ quạ gai rửa sạch, đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp: Mỏ quạ gai 40 g, cành dâu, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 20 g. Cho tất cả các vị vào ấm đổ 550 ml nước sắc nhỏ lửa còn 250 ml chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
  • Trị vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng): Lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại ngày làm một lần. Nếu vết thương thịt chậm đầy, lâu kéo miệng thì dùng lá Mỏ quạ tươi với lá Bòng bong, hai vị bằng nhau giã đắp và thay thuốc sau khi rửa vết thương mỗi ngày một lần như trên. Sau 3-4 ngày thì giã thêm lá Hàn the, ba thứ bằng nhau giã đắp và thay thuốc 3 ngày một lần để vết thương mau lên da non và gom miệng. Sau 2-3 lần băng với ba vị thuốc trên, dùng thuốc bột chế với phấn cây Cau (sao khô) 20 g, phấn cây Chè (sao khô) 16 g, Bồ hóng 8g, Phèn phi 4 g tán rắc vết thương rồi để yên cho đóng vẩy và róc thì thôi.
  • Trị lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40 g, Dây Rung rúc 30 g, Bách bộ và Hoàng liên ô rô, mỗi vị 20 g sắc lấy nước uống.
  • Trị kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần: Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20 g sắc lấy nước uống (theo Hoạt nhân toát yếu).
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.