Hội bác sỹ –
Sa dạ con sau khi sinh là chỉ tử cung tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một nỗi khổ khó nói và khiến nhiều chị em lo lắng.
Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 8 và đã chuẩn bị tâm lý để đón em bé chào đời. Dạo này, nhiều người nhắc em sau khi sinh phải cẩn thận để tránh bị sa dạ con. Bác sĩ cho em hỏi, sa dạ con sau khi sinh là như thế nào? Có nguy hại hay không và em phải phòng tránh ra sao? Em xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Bạn Bích Phương thân mến!
Sa dạ con là một nỗi khổ khó nói và khiến nhiều chị em lo lắng gặp phải sau khi sinh.
Sa dạ con (sa tử cung) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Những phụ nữ không kiêng cữ và phải lao động nặng sau khi sinh thường có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người bị suy nhược cơ thể, sinh con nhiều lần cũng có thể dễ bị sa dạ con.
Sa dạ con sau khi sinh là chỉ tử cung tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Ảnh minh họa
Sa dạ con khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, với những mức độ khác nhau. Bệnh có 3 mức độ:
Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo
Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo
Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.
Đối với những trường hợp nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi vì vậy, sản phụ chỉ cần giữ gìn cẩn thận, tránh gắng sức, tránh rặn (như lúc đi ngoài bị táo bón), thì khi dạ con nhỏ đi, phần đáy chậu chắc dần, dạ con sẽ được nâng dần lên và đỡ sa, có thể trở lại bình thường. Trong những trường hợp nặng phải đi khám để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
Bạn chưa sinh con thì không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất, bạn cần giữ tinh thần thoải mái để thai khỏe mạnh, chờ ngày sinh nở. Bạn cũng nên tham khảo một số cách để phòng ngừa tình trạng sa dạ con sau sinh như dưới đây để giảm bớt áp lực, lo lắng cho mình:
– Trong thời gian ở cữ sản phụ không nên nằm hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ, có thể nằm các tư thế như nằm nghiêng, nằm sấp… không nên chỉ nằm ngửa. Đồng thời nên vận động chân tay nhẹ nhàng, tập một số động tác thể dục tay chân đơn giản…
– Không nên nhịn tiểu sau khi sinh.
– Nên cho em bé bú càng sớm càng tốt bởi vì kích thích mút núm vú của em bé có thể làm tử cung người mẹ co lại.
– Sau khi sinh, cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Sa dạ con sau khi sinh là chỉ tử cung tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một nỗi khổ khó nói và khiến nhiều chị em lo lắng.
Chào bác sĩ, em đang mang thai ở tháng thứ 8 và đã chuẩn bị tâm lý để đón em bé chào đời. Dạo này, nhiều người nhắc em sau khi sinh phải cẩn thận để tránh bị sa dạ con. Bác sĩ cho em hỏi, sa dạ con sau khi sinh là như thế nào? Có nguy hại hay không và em phải phòng tránh ra sao? Em xin cảm ơn bác sĩ!
(Bích Phương)
Trả lời:
Bạn Bích Phương thân mến!
Sa dạ con là một nỗi khổ khó nói và khiến nhiều chị em lo lắng gặp phải sau khi sinh.
Sa dạ con (sa tử cung) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Những phụ nữ không kiêng cữ và phải lao động nặng sau khi sinh thường có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người bị suy nhược cơ thể, sinh con nhiều lần cũng có thể dễ bị sa dạ con.
Sa dạ con sau khi sinh là chỉ tử cung tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Ảnh minh họa
Sa dạ con khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, với những mức độ khác nhau. Bệnh có 3 mức độ:
Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo
Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo
Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.
Đối với những trường hợp nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi vì vậy, sản phụ chỉ cần giữ gìn cẩn thận, tránh gắng sức, tránh rặn (như lúc đi ngoài bị táo bón), thì khi dạ con nhỏ đi, phần đáy chậu chắc dần, dạ con sẽ được nâng dần lên và đỡ sa, có thể trở lại bình thường. Trong những trường hợp nặng phải đi khám để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
Bạn chưa sinh con thì không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất, bạn cần giữ tinh thần thoải mái để thai khỏe mạnh, chờ ngày sinh nở. Bạn cũng nên tham khảo một số cách để phòng ngừa tình trạng sa dạ con sau sinh như dưới đây để giảm bớt áp lực, lo lắng cho mình:
– Trong thời gian ở cữ sản phụ không nên nằm hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ, có thể nằm các tư thế như nằm nghiêng, nằm sấp… không nên chỉ nằm ngửa. Đồng thời nên vận động chân tay nhẹ nhàng, tập một số động tác thể dục tay chân đơn giản…
– Không nên nhịn tiểu sau khi sinh.
– Nên cho em bé bú càng sớm càng tốt bởi vì kích thích mút núm vú của em bé có thể làm tử cung người mẹ co lại.
– Sau khi sinh, cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Theo Afamily.vn