Hội bác sỹ –
Khi trẻ khó tiêu, đau bụng cơn ngắn, ăn ít trong khi vẫn chơi đùa bình thường, cha mẹ chỉ cần giảm khẩu phần ăn và có thể kết hợp xoa bụng cho trẻ.
Con em 2,5 tuổi, ông bà chăm là chủ yếu. Vừa rồi em đi công tác về thì được biết bé đang bị khó tiêu. Ông bà nói bé đã bị 2 ngày trước (bụng căng, hơi đau, ăn ít). Em muốn hỏi trường hợp bé bị khó tiêu nữa thì gia đình nên làm gì? Cám ơn bác sĩ.
Ảnh minh họa – Internet
Bác sĩ Trần Thị Mỹ Duyên, Nhi khoa, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare:
Chào chị,
Khi trẻ đầy hơi, chướng hoặc đau bụng cơn ngắn, ăn ít trong khi trẻ vẫn chơi đùa bình thường, chị chỉ cần giảm khẩu phần ăn và có thể kết hợp xoa bụng cho trẻ. Để tránh tình trạng này, tốt nhất gia đình hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, ưu tiên bữa chính, tránh ăn quà vặt, đặc biệt các loại thức ăn quá nhiều đường, béo, bột, hay giàu đạm hoặc thức uống có gas, chú ý bổ sung rau quả trong bữa ăn và hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi ăn.
Nếu trẻ có triệu chứng lừ đừ, chướng bụng hoặc đau bụng liên tục từ 1-2 giờ hoặc nôn tất cả mọi thứ đưa vào, hãy cho trẻ đi khám để có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác, cụ thể hơn.
Khi trẻ khó tiêu, đau bụng cơn ngắn, ăn ít trong khi vẫn chơi đùa bình thường, cha mẹ chỉ cần giảm khẩu phần ăn và có thể kết hợp xoa bụng cho trẻ.
Con em 2,5 tuổi, ông bà chăm là chủ yếu. Vừa rồi em đi công tác về thì được biết bé đang bị khó tiêu. Ông bà nói bé đã bị 2 ngày trước (bụng căng, hơi đau, ăn ít). Em muốn hỏi trường hợp bé bị khó tiêu nữa thì gia đình nên làm gì? Cám ơn bác sĩ.
Ảnh minh họa – Internet
Bác sĩ Trần Thị Mỹ Duyên, Nhi khoa, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare:
Chào chị,
Khi trẻ đầy hơi, chướng hoặc đau bụng cơn ngắn, ăn ít trong khi trẻ vẫn chơi đùa bình thường, chị chỉ cần giảm khẩu phần ăn và có thể kết hợp xoa bụng cho trẻ. Để tránh tình trạng này, tốt nhất gia đình hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, ưu tiên bữa chính, tránh ăn quà vặt, đặc biệt các loại thức ăn quá nhiều đường, béo, bột, hay giàu đạm hoặc thức uống có gas, chú ý bổ sung rau quả trong bữa ăn và hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi ăn.
Nếu trẻ có triệu chứng lừ đừ, chướng bụng hoặc đau bụng liên tục từ 1-2 giờ hoặc nôn tất cả mọi thứ đưa vào, hãy cho trẻ đi khám để có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác, cụ thể hơn.
Theo nld.com.vn