Hội bác sỹ –
Sau một bữa “cơm ngon canh ngọt” có người cảm thấy thoải mái, nhưng có người lại xuất hiện đau nhức cục bộ, chướng bụng hoặc là thiếu acid, tim, lồng ngực nóng như lửa đốt, ợ hơi… Chúng ta đừng nên xem nhẹ những triệu chứng này!
1. Sau khi ăn thấy chướng bụng hoặc cả ngày bị chướng bụng, ợ hơi nhưng không trào ngược, chán ăn, thể trọng ngày càng giảm, sắc mặt trắng bệch hoặc chuyển sang màu hơi xám, chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính, đặc biệt là viêm dạ dày thu co mạn tính hoặc sa dạ dày.
Chướng bụng, ợ hơi sau ăn có thể do bệnh dạ dày
2.Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.
3. Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.
5. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.
6. Sau khi ăn đau và chướng bụng, thường có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, thỉnh thoảng nôn ra máu.
Với người trước đây mắc bệnh dạ dày thì biểu hiện ngày càng nặng, hoặc người trước đây không mắc bệnh dạ dày nhưng vừa xuất hiện hiện tượng này, đồng thời có triệu chứng thiếu máu, cơ thể gầy đi, không muốn ăn uống, sờ thấy cục xơ cứng ở trên lỗ rốn thì có thể đây là triệu chứng bào hiệu ung thư dạ dày.
7. Khi ăn đồ không thích hợp hoặc sau khi bị lạnh thì bị đau bụng, đi ngoài, đồng thời kèm theo buồn nôn, ớn lạnh vã mồ hôi, đây có thể là viêm dạ dày đường ruột cấp tính hoặc bệnh lỵ cấp tính.
Cảm giác ăn ngon sẽ giúp hấp thu thức ăn tốt hơn
8. Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mạn tính.
9. Khi ăn chất cay, dầu mỡ, thức ăn sống, uống rượu hoặc khi ăn vào lập tức đau bụng, có lúc khi đau bụng đi ngoài hoặc trước khi đau bụng đi ngoài có cảm giác bụng đau, ruột kêu luculucu, sau khi đi ngoài thì cảm giác đau bụng bớt đi, điều này chứng tỏ bị rối loạn chức năng đường ruột.
10. Sau khi ăn đồ dầu mỡ có cảm giác đau chướng bụng trên bên phải và chuyển tiếp tới phần vai phải. Đây có thể là bạn đã mắc bệnh viêm túi mật hoặc sỏi mật, đặc biệt là những người không ăn bữa sáng, thích ăn đồ dầu mỡ và người béo phì thì cần phải chú ý.
(Ẩm thực 365)
Sau một bữa “cơm ngon canh ngọt” có người cảm thấy thoải mái, nhưng có người lại xuất hiện đau nhức cục bộ, chướng bụng hoặc là thiếu acid, tim, lồng ngực nóng như lửa đốt, ợ hơi… Chúng ta đừng nên xem nhẹ những triệu chứng này!
1. Sau khi ăn thấy chướng bụng hoặc cả ngày bị chướng bụng, ợ hơi nhưng không trào ngược, chán ăn, thể trọng ngày càng giảm, sắc mặt trắng bệch hoặc chuyển sang màu hơi xám, chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính, đặc biệt là viêm dạ dày thu co mạn tính hoặc sa dạ dày.
Chướng bụng, ợ hơi sau ăn có thể do bệnh dạ dày
2.Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.
3. Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.
5. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.
6. Sau khi ăn đau và chướng bụng, thường có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, thỉnh thoảng nôn ra máu.
Với người trước đây mắc bệnh dạ dày thì biểu hiện ngày càng nặng, hoặc người trước đây không mắc bệnh dạ dày nhưng vừa xuất hiện hiện tượng này, đồng thời có triệu chứng thiếu máu, cơ thể gầy đi, không muốn ăn uống, sờ thấy cục xơ cứng ở trên lỗ rốn thì có thể đây là triệu chứng bào hiệu ung thư dạ dày.
7. Khi ăn đồ không thích hợp hoặc sau khi bị lạnh thì bị đau bụng, đi ngoài, đồng thời kèm theo buồn nôn, ớn lạnh vã mồ hôi, đây có thể là viêm dạ dày đường ruột cấp tính hoặc bệnh lỵ cấp tính.
Cảm giác ăn ngon sẽ giúp hấp thu thức ăn tốt hơn
8. Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mạn tính.
9. Khi ăn chất cay, dầu mỡ, thức ăn sống, uống rượu hoặc khi ăn vào lập tức đau bụng, có lúc khi đau bụng đi ngoài hoặc trước khi đau bụng đi ngoài có cảm giác bụng đau, ruột kêu luculucu, sau khi đi ngoài thì cảm giác đau bụng bớt đi, điều này chứng tỏ bị rối loạn chức năng đường ruột.
10. Sau khi ăn đồ dầu mỡ có cảm giác đau chướng bụng trên bên phải và chuyển tiếp tới phần vai phải. Đây có thể là bạn đã mắc bệnh viêm túi mật hoặc sỏi mật, đặc biệt là những người không ăn bữa sáng, thích ăn đồ dầu mỡ và người béo phì thì cần phải chú ý.
(Ẩm thực 365)