Hội bác sỹ –
Bất kì sự bất thường nào ở các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.
Chào bác sĩ, em muốn hỏi nếu thường xuyên có biểu hiện đau dưới rốn thì có thể là mắc bệnh phụ khoa nào? Em có triệu chứng này trong 2 tuần nay cho dù không phải là ngày có kinh nguyệt. Cơn đau có khi chỉ nhói lên, có lúc lại đau thắt (thỉnh thoảng mới đau thắt). Bác sĩ cho em hỏi liệu em có cần đi khám không? Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Bạn H. Trâm thân mến!
Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy tình trạng đau dưới rốn của bạn đã kéo dài liên tục trong hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu biến mất thì tốt nhất bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bất kì sự bất thường nào ở các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.
Vùng dưới rốn (bụng dưới) là vị trí của cơ quan sinh sản với các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… Bất kì sự bất thường nào ở các cơ quan này đều có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân cơn đau có thể được xác định dựa vào vị trí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định nguyên nhân lại gặp khó khăn, vì vậy, chỉ có đi khám thì bạn mới được bác sĩ thăm khám và kết luận chính xác.
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện của những bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như:
– Viêm vùng chậu: Vùng chậu nằm ở dưới rốn, bao gồm tử cung, hai bên vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng. Cho nên đau bụng dưới rốn ở nữ giới có thể liên quan tới căn bệnh này. Viêm vùng chậu chủ yếu là do vi khuẩn, ký sinh trùng… gây ra. Những vi khuẩn, kí sinh trùng này thường gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng… sau đó viêm nhiễm ngược lên thành viêm vùng chậu.
– U nang buồng trứng: Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính nhưng nếu khối u lớn thì sẽ gây đau ở vùng chậu. Bệnh thường gây đau ở bụng dưới từ âm ỉ đến dữ dội, kinh nguyệt không đều, bụng chướng và đi tiểu nhiều lần do khối u chèn ép bàng quang.
– U xơ tử cung: U xơ tử cung chèn ép lên các vùng xung quanh gây đau bụng dưới, đặc biệt là vào những ngày có kinh nguyệt hoặc đau khi quan hệ tình dục.
– Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển lan ra bên ngoài tử cung, có thể ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, ruột…gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang: Khi đã bị viêm niệu đạo thì đường tiết niệu cũng dễ bị sưng, dẫn đến đau bụng dưới rốn, đau khi đi tiểu… Hoặc bàng quang bị viêm, sưng lên cũng gây áp lực tới vùng xương mu, người bệnh thường gặp tình trạng đau tức bụng dưới rốn, đau nhiều khi buồn tiểu.
Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời. Cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì nếu để lâu cũng đều nguy hiểm, ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa tính mạng.
Chúc bạn vui khỏe!
Bất kì sự bất thường nào ở các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.
Chào bác sĩ, em muốn hỏi nếu thường xuyên có biểu hiện đau dưới rốn thì có thể là mắc bệnh phụ khoa nào? Em có triệu chứng này trong 2 tuần nay cho dù không phải là ngày có kinh nguyệt. Cơn đau có khi chỉ nhói lên, có lúc lại đau thắt (thỉnh thoảng mới đau thắt). Bác sĩ cho em hỏi liệu em có cần đi khám không? Em xin cảm ơn!
(H. Trâm)
Trả lời:
Bạn H. Trâm thân mến!
Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy tình trạng đau dưới rốn của bạn đã kéo dài liên tục trong hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu biến mất thì tốt nhất bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bất kì sự bất thường nào ở các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.
Vùng dưới rốn (bụng dưới) là vị trí của cơ quan sinh sản với các bộ phận như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, tử cung… Bất kì sự bất thường nào ở các cơ quan này đều có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân cơn đau có thể được xác định dựa vào vị trí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định nguyên nhân lại gặp khó khăn, vì vậy, chỉ có đi khám thì bạn mới được bác sĩ thăm khám và kết luận chính xác.
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện của những bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như:
– Viêm vùng chậu: Vùng chậu nằm ở dưới rốn, bao gồm tử cung, hai bên vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng. Cho nên đau bụng dưới rốn ở nữ giới có thể liên quan tới căn bệnh này. Viêm vùng chậu chủ yếu là do vi khuẩn, ký sinh trùng… gây ra. Những vi khuẩn, kí sinh trùng này thường gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng… sau đó viêm nhiễm ngược lên thành viêm vùng chậu.
– U nang buồng trứng: Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính nhưng nếu khối u lớn thì sẽ gây đau ở vùng chậu. Bệnh thường gây đau ở bụng dưới từ âm ỉ đến dữ dội, kinh nguyệt không đều, bụng chướng và đi tiểu nhiều lần do khối u chèn ép bàng quang.
– U xơ tử cung: U xơ tử cung chèn ép lên các vùng xung quanh gây đau bụng dưới, đặc biệt là vào những ngày có kinh nguyệt hoặc đau khi quan hệ tình dục.
– Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển lan ra bên ngoài tử cung, có thể ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, ruột…gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang: Khi đã bị viêm niệu đạo thì đường tiết niệu cũng dễ bị sưng, dẫn đến đau bụng dưới rốn, đau khi đi tiểu… Hoặc bàng quang bị viêm, sưng lên cũng gây áp lực tới vùng xương mu, người bệnh thường gặp tình trạng đau tức bụng dưới rốn, đau nhiều khi buồn tiểu.
Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời. Cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì nếu để lâu cũng đều nguy hiểm, ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa tính mạng.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Afamily.vn