Hội bác sỹ –
Vì công việc bận nên mỗi tuần tôi chỉ đi chợ một lần. Đồ ăn của gia đình tôi chủ yếu là đồ hộp. Tuy nhiên, thi thoảng có những món đồ hộp bị phồng lên. Mong chuyên mục cho biết, đồ hộp bị phồng như vậy có dùng được nữa không? Trong trường hợp ăn vào bị ngộ độc thì phải làm sao?
Ảnh minh họa – Internet
Thực phẩm đóng hộp còn tốt là khi mở hộp, lớp véc-ni còn nguyên vẹn, không hoen ố, không thôi mùi vị tanh của kim loại và có mùi vị thơm đặc trưng của từng loại thực phẩm.
Có ba nguyên nhân khiến thực phẩm đóng hộp bị phồng, đó là phồng lý, phồng hóa và phồng vi sinh vật. Nếu thực phẩm đóng hộp phồng lý thì khi ấn vào nắp hộp, nắp dễ dàng trở lại trạng thái bình thường hoặc làm lồi ở bên đối diện của hộp, sản phẩm này vẫn có thể sử dụng được bình thường.
Với đồ hộp bị phồng hóa, khi ấn vào nắp hộp bị phồng, nắp sẽ không trở lại trạng thái bình thường được. Khi để ở nhiệt độ bình thường sau gần một tuần lễ sẽ khó nhận biết những thay đổi rõ rệt nhưng ăn vào thì dễ bị ngộ độc.
Nguy hiểm nhất là những thực phẩm bị phồng do vi sinh vật. Cũng giống như phồng hóa, khi ấn vào nắp không thấy trở lại trạng thái bình thường nhưng để sau 5-7 ngày ở nhiệt độ bình thường, đồ hộp này sẽ phồng lên gây biến dạng hộp và gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải loại thực phẩm này.
Nếu nghi ngờ bị ngộ độc thức ăn thì việc xử trí cấp cứu đầu tiên là làm cho người bị ngộ độc nôn cho ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thọc ngón tay vào họng để kích thích nôn. Sau đó, đến viện rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Chậm nhất là trước 6 giờ đồng hồ. Nếu thời gian ngộ độc lâu hơn 6 giờ đồng hồ thì bệnh nhân phải dùng biện pháp tẩy ruột.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Vì công việc bận nên mỗi tuần tôi chỉ đi chợ một lần. Đồ ăn của gia đình tôi chủ yếu là đồ hộp. Tuy nhiên, thi thoảng có những món đồ hộp bị phồng lên. Mong chuyên mục cho biết, đồ hộp bị phồng như vậy có dùng được nữa không? Trong trường hợp ăn vào bị ngộ độc thì phải làm sao?
Kim Lan (Hà Nội)
Ảnh minh họa – Internet
Thực phẩm đóng hộp còn tốt là khi mở hộp, lớp véc-ni còn nguyên vẹn, không hoen ố, không thôi mùi vị tanh của kim loại và có mùi vị thơm đặc trưng của từng loại thực phẩm.
Có ba nguyên nhân khiến thực phẩm đóng hộp bị phồng, đó là phồng lý, phồng hóa và phồng vi sinh vật. Nếu thực phẩm đóng hộp phồng lý thì khi ấn vào nắp hộp, nắp dễ dàng trở lại trạng thái bình thường hoặc làm lồi ở bên đối diện của hộp, sản phẩm này vẫn có thể sử dụng được bình thường.
Với đồ hộp bị phồng hóa, khi ấn vào nắp hộp bị phồng, nắp sẽ không trở lại trạng thái bình thường được. Khi để ở nhiệt độ bình thường sau gần một tuần lễ sẽ khó nhận biết những thay đổi rõ rệt nhưng ăn vào thì dễ bị ngộ độc.
Nguy hiểm nhất là những thực phẩm bị phồng do vi sinh vật. Cũng giống như phồng hóa, khi ấn vào nắp không thấy trở lại trạng thái bình thường nhưng để sau 5-7 ngày ở nhiệt độ bình thường, đồ hộp này sẽ phồng lên gây biến dạng hộp và gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải loại thực phẩm này.
Nếu nghi ngờ bị ngộ độc thức ăn thì việc xử trí cấp cứu đầu tiên là làm cho người bị ngộ độc nôn cho ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thọc ngón tay vào họng để kích thích nôn. Sau đó, đến viện rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Chậm nhất là trước 6 giờ đồng hồ. Nếu thời gian ngộ độc lâu hơn 6 giờ đồng hồ thì bệnh nhân phải dùng biện pháp tẩy ruột.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Theo Giadinh.net.vn