Những vết rạn nứt, gương mặt đặc trưng của phụ nữ mang thai, trứng cá, ngứa… là một số biểu hiện tự nhiên ở da thường thấy và hay đi kèm với tiến trình thai nghén.
Những biểu hiện ngoài da khi có thai có thể là bằng chứng của sự “hiện diện một sinh thể” đang tồn tại cùng với người mẹ, những biểu hiện này khá đa dạng và đôi khi cũng rất khó chịu.Bộ mặt đặc trưng của bà mẹ mang thai, là sự xuất hiện các đám sẫm màu chủ yếu ở trán, má, mũi, môi trên, hai thái dương và hai gò má. Những đám sẫm màu này là do tác dụng của hormon khi mang thai, chủ yếu gặp ở những phụ nữ da nâu và một số phụ nữ có cơ địa thuận lợi.Để phòng ngừa sự xuất hiện các đám sẫm màu trên mặt thì cách duy nhất là tránh phơi nhiễm với nắng và dùng kem chống nắng suốt thời kỳ có nắng.Những đám sẫm màu khi có thai cũng sẽ không kéo dài mà biến mất sau đẻ 6 tháng. Vàng da xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối kèm ngứa toàn thân, ngứa ở ngực và hai chi trên, không đau, không buồn nôn. Sau đẻ khoảng 15 ngày, vàng da biến mất. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non nhưng hiếm khi chết trong tử cung. Không có nhiều phương pháp điều trị, dùng thuốc chống histamin có thể giảm được ngứa. Vấn đề quan trọng là không bỏ sót những nguyên nhân gây vàng da nghiêm trọng khác khi có thai (viêm gan do virus…).
Có khi là bệnh da có biểu hiện đa dạng khi có thai, gây ngứa dữ dội, thường ở bụng, hai cánh tay, cẳng chân, lòng bàn tay, gan bàn chân...(Ảnh minh họa)Ngứa: có khi là bệnh da có biểu hiện đa dạng khi có thai, gây ngứa dữ dội, thường ở bụng, hai cánh tay, cẳng chân, lòng bàn tay, gan bàn chân… trong khi người mẹ cảm thấy rất khổ sở thì thai vẫn hoàn toàn bình thường và không kèm một dị tật nào, chỉ có một điều đáng chú ý là những thai đó thường là con trai. Những thuốc giảm ngứa thông thường không mấy khi có hiệu quả. Sau đẻ, ngứa giảm dần trong vài ngày. Đường rạn nứt da từ tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về thể chất và tâm lí, sự ra kinh hàng tháng hay những biến động hormon cho đến sự mang thai đều là những cơ hội rất nhạy cảm với bề mặt da và dần dần tạo nên những đường vằn màu hồng, rồi trở thành trắng và được gọi là đường rạn nứt của da.
Nguyên nhân: Phần nông dưới da gồm các sợi chun giãn bị đứt gẫy do tác dụng kéo giãn quá mức da (tăng cân, tăng thể tích vùng bụng) hay do những biến đổi hormon. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông, từ đơn độc, song song nay tập hợp lại thành đám và thường cân xứng.Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách luôn nuôi dưỡng da bằng xoa bóp và bôi kem. Da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.Khi đã có những đường rạn nứt da, thaầy thuốc da liễu có thể giúp làm mờ đi bằng một trong nhiều cách: dùng thuốc có vitamin A acide như khi dùng để chữa trứng cá, dùng kỹ thuật mài để làm mờ đi hay mất hẳn vết rạn nứt, xăm nghệ thuật…Vú và bụng trở nên sẫm màu (nhiều sắc tố đen)Những hạt nhỏ có tên là hạt Montgomery thực chất là những tuyến bã quanh đầu vú. Những tuyến này to lên hay tăng thể tích khi có thai, tạo nên những hạt có bề mặt tròn nhô lên trên bề mặt da sẫm màu. Vì thế quầng vú cũng như đường giữa đi từ rốn đến xương vệ trở nên sẫm màu hơn khi có thai.
Những biểu hiện ngoài da khi có thai có thể là bằng chứng của sự “hiện diện một sinh thể” đang tồn tại cùng với người mẹ, những biểu hiện này khá đa dạng và đôi khi cũng rất khó chịu.Bộ mặt đặc trưng của bà mẹ mang thai, là sự xuất hiện các đám sẫm màu chủ yếu ở trán, má, mũi, môi trên, hai thái dương và hai gò má. Những đám sẫm màu này là do tác dụng của hormon khi mang thai, chủ yếu gặp ở những phụ nữ da nâu và một số phụ nữ có cơ địa thuận lợi.Để phòng ngừa sự xuất hiện các đám sẫm màu trên mặt thì cách duy nhất là tránh phơi nhiễm với nắng và dùng kem chống nắng suốt thời kỳ có nắng.Những đám sẫm màu khi có thai cũng sẽ không kéo dài mà biến mất sau đẻ 6 tháng. Vàng da xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối kèm ngứa toàn thân, ngứa ở ngực và hai chi trên, không đau, không buồn nôn. Sau đẻ khoảng 15 ngày, vàng da biến mất. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non nhưng hiếm khi chết trong tử cung. Không có nhiều phương pháp điều trị, dùng thuốc chống histamin có thể giảm được ngứa. Vấn đề quan trọng là không bỏ sót những nguyên nhân gây vàng da nghiêm trọng khác khi có thai (viêm gan do virus…).
Có khi là bệnh da có biểu hiện đa dạng khi có thai, gây ngứa dữ dội, thường ở bụng, hai cánh tay, cẳng chân, lòng bàn tay, gan bàn chân...(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân: Phần nông dưới da gồm các sợi chun giãn bị đứt gẫy do tác dụng kéo giãn quá mức da (tăng cân, tăng thể tích vùng bụng) hay do những biến đổi hormon. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông, từ đơn độc, song song nay tập hợp lại thành đám và thường cân xứng.Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách luôn nuôi dưỡng da bằng xoa bóp và bôi kem. Da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.Khi đã có những đường rạn nứt da, thaầy thuốc da liễu có thể giúp làm mờ đi bằng một trong nhiều cách: dùng thuốc có vitamin A acide như khi dùng để chữa trứng cá, dùng kỹ thuật mài để làm mờ đi hay mất hẳn vết rạn nứt, xăm nghệ thuật…Vú và bụng trở nên sẫm màu (nhiều sắc tố đen)Những hạt nhỏ có tên là hạt Montgomery thực chất là những tuyến bã quanh đầu vú. Những tuyến này to lên hay tăng thể tích khi có thai, tạo nên những hạt có bề mặt tròn nhô lên trên bề mặt da sẫm màu. Vì thế quầng vú cũng như đường giữa đi từ rốn đến xương vệ trở nên sẫm màu hơn khi có thai.