Đau thắt lưng không hẳn là đau thận


hacobi1102

Well-Known Member
1,217
26
48
Xu
120
Nhiều người khi bị đau lưng là liên tưởng ngay đến bệnh thận. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong một số trường hợp. Đau thắt lưng còn có thể là biểu hiện của đau thần kinh tọa, chấn thương…

Đau thắt lưng là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Người bệnh có thể bị đau một nơi ở giữa cột sống hay tại các điểm cạnh cột sống thắt lưng (hai bên đường giữa). Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên.
Đau thắt lưng gồm nhiều loại như cấp tính, tái phát và mạn tính. Đau cấp tính xảy ra thình lình, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong các tư thế sai (như cúi lưng); hoặc do ngồi lâu trong tư thế sai, làm việc lom khom lâu dù là việc nhẹ trong văn phòng. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân khỏi đau hoặc trở thành đau mạn tính. Khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.
Đau thần kinh tọa là một biến chứng trầm trọng của đau thắt lưng; phần lớn do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bệnh nhân đau nhiều, có khi phải bò lết, đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang bên; thậm chí có thể dẫn đến liệt chi dưới, gây tàn phế.
Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất là chấn thương (do nghề nghiệp, chơi thể thao, tai nạn…) hoặc những tác động của quá trình thoái hóa cơ thể. Bệnh đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may… là những nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Khi đó, các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng bị mệt, làm cho tư thế bị "đổ" xuống. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, gây đau. Nếu không để ý điều chỉnh để tư thế xấu trở thành thói quen, lâu ngày người bệnh sẽ bị biến dạng các đốt sống, tình trạng đau sẽ trở nên thường xuyên hơn.
Điều nguy hiểm nhất của bệnh đau thắt lưng là có thể dẫn đến các biến chứng như: liệt thần kinh do chèn ép, teo cơ bắp chuối hay nhóm cơ trước ngoài của cẳng chân; loét da do mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương.
Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu được khuyến cáo là phòng ngừa bệnh bằng cách giữ tư thế sinh hoạt, lao động đúng. Khi nằm, ngồi, đi, quay đầu, mặc quần áo, mang giày, làm vệ sinh, làm việc nhà, lên xuống xe, nhấc vật nặng, mang xách vật nặng… đều phải chú ý tư thế. Phải biết duy trì độ cong sinh lý của vùng thắt lưng khi ngồi, đứng trong một thời gian dài. Đây là những tư thế tuy đơn giản nhưng lại là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Do bệnh đau thắt lưng cấp đa số có nguồn gốc cơ học (làm việc sai tư thế) nên trong hơn 90% trường hợp, bệnh nhân chỉ cần điều trị bảo tồn đúng đắn là sẽ sớm khỏi đau và trở lại công việc hằng ngày. Thời gian điều trị bảo tồn thường mất trên dưới 3 tháng.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc để giảm đau tạm thời. Tuy vậy, nên lưu ý rằng, phần lớn thuốc giảm đau kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng trên viêm, xuất huyết, thủng dạ dày.
BS Văn Công Chỉnh, Thanh Niên​
Sản phẩm liên quan
Khang Minh Lục Vị Nang
Y học phương Đông sử dụng bài thuốc Lục vị Địa hoàng hàn (gọi tắt là bài Lục vị) để bổ thận âm, tư bổ hai tạng Can và Thận. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng "Trăm bệnh đều gốc ở Thận" và "Ngũ tạng bị bệnh rốt cục đều dồn về Thận" và tôn Lục vị là "Bài thuốc thánh để bổ âm" (Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh, quyển 1).KHANG MINH LỤC VỊ NANG là chế phẩm được công ty Khang Minh nghiên cứu chuyển dạng từ bài Lục vị, đã được kiểm chứng tác dụng bổ thận âm tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Công dụng: Tư âm, bổ âm, Chủ trị thận âm suy tổn, chóng mặt, ù tai, đau thắt lưng, đầu gối mỏi yếu, cốt chưng trào nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, tiêu khát.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl