Hội bác sỹ –
Bàn chân còn được biết đên là “bộ não thứ hai” của con người. Do đó, bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
1. Chân thường xuyên bị chuột rút
Chân bị chuột rút xảy ra khi căng cơ đột ngột hoặc cơ thể bị mất nước. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể.
Giải pháp: Cách giảm đau cho bạn là uốn cong bàn chân, xoa bóp vùng chân bị đau. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi ngủ.
Thường xuyên bị chuột rút cần bổ sung thêm magie, canxi
2. Chân và các ngón chân nhợt nhạt
Đây là biểu hiện của bệnh tuần hoàn máu kém gây ra. Lượng máu cung cấp cho chân không đủ khiến chân dễ bị tê. Biểu hiện như khi bạn đang ngồi rồi đứng dậy, chân sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt, hoặc đột nhiên đứng bật dậy, bạn sẽ thấy đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt, tê buốt.
Giải pháp: Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách tập luyện hoặc chế độ ăn uống.
3. Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa
Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do không đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu chất sắt tồn tại trong tế bào máu để vận chuyển oxy) gây ra. Xuất huyết trong cơ thể (như loét) hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Khi thiếu máu, móng chân cũng sẽ có tình trạng tương tự; Màu sắc móng trở nên nhạt đi. Hơn nữa móng còn dễ gãy, chân luôn cảm thấy lạnh. Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu, các triệu chứng khác bao gồm khó thở khi đứng lên, chóng mặt hoặc đau đầu.
Giải pháp: Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách xét nghiệm máu.
4. Chân đau lâu không khỏi
Đây là biểu hiện chủ yếu của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh cho đôi chân, biểu hiện là các vết trầy xước, vết cắt hoặc bị dị ứng do áp lực hoặc do mát xoa không cẩn thận gây ra.
Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường thường là hay khát nước, đi tiểu nhiều lần, dễ mệt mỏi, mờ mắt, dễ đói hặc sút cân.
Giải pháp: Lập tức điều trị những chỗ viêm loét và kiểm tra bệnh tiểu đường.
Chân đau lâu không khỏi cần nghĩ đến bệnh tiểu đường
5. Bàn chân lạnh
Chân lạnh toát có thể do thiếu máu, chức năng tuyến giáp hoạt động thiếu hiệu quả, bởi tuyến giáp có thể điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Ngoài ra, tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Giải pháp: Thường xuyên ngâm chân nước ấm, giữ ấm cho chân về mùa đông.
6. Móng chân dày và vàng ố
Móng chân vàng cảnh báo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng quá nhiều sơn móng chân khiến móng chân bị tổn thương.
Giải pháp: Khi gặp hiện tượng này bạn nên dừng sơn móng chân (nếu bạn đang làm như vậy) hoặc đi khám bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
7. Ngón chân cái to bất thường
Có thể là bệnh gút, đây là một kiểu viêm khớp, thường do thừa axit uric gây ra. Axit uric thường được tìm thấy ở một số bộ phận trong cơ thể khi nhiệt độ cơ thể khá thấp.
Giải pháp: Hãy chú ý hơn về khẩu phần ăn của mình và hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy ngón chân quá đau.
8. Tê chân
Mất cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.
Giải pháp: Khuyến cáo tốt nhất dành cho mọi người là nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân…
Tê chân cảnh báo hệ thần kinh ngoại vi bị tổn thương
9. Đau khớp chân
Viêm khớp dạng thấp là một kiểu tổn thương khớp mà các khớp nhỏ như khớp ngón chân và khớp ngón tay cảm thấy đau, khi đau thường kèm sưng và cứng, hơn nữa cơn đau là đối xứng. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.
Giải pháp: Cần kiểm tra toàn diện để xác định nguyên nhân đau khớp. Có rất nhiều thuốc và cách điều tri bệnh viêm khớp.
10. Chân đau khó đi bộ
Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là xương thiếu dưỡng chất, vitamin D và canxi.
Giải pháp: Tập luyện thường xuyên và ăn uống đủ chất.
(Hạnh phúc gia đình)
Bàn chân còn được biết đên là “bộ não thứ hai” của con người. Do đó, bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
1. Chân thường xuyên bị chuột rút
Chân bị chuột rút xảy ra khi căng cơ đột ngột hoặc cơ thể bị mất nước. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể.
Giải pháp: Cách giảm đau cho bạn là uốn cong bàn chân, xoa bóp vùng chân bị đau. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi ngủ.
Thường xuyên bị chuột rút cần bổ sung thêm magie, canxi
2. Chân và các ngón chân nhợt nhạt
Đây là biểu hiện của bệnh tuần hoàn máu kém gây ra. Lượng máu cung cấp cho chân không đủ khiến chân dễ bị tê. Biểu hiện như khi bạn đang ngồi rồi đứng dậy, chân sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt, hoặc đột nhiên đứng bật dậy, bạn sẽ thấy đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt, tê buốt.
Giải pháp: Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách tập luyện hoặc chế độ ăn uống.
3. Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa
Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do không đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu chất sắt tồn tại trong tế bào máu để vận chuyển oxy) gây ra. Xuất huyết trong cơ thể (như loét) hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Khi thiếu máu, móng chân cũng sẽ có tình trạng tương tự; Màu sắc móng trở nên nhạt đi. Hơn nữa móng còn dễ gãy, chân luôn cảm thấy lạnh. Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu, các triệu chứng khác bao gồm khó thở khi đứng lên, chóng mặt hoặc đau đầu.
Giải pháp: Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách xét nghiệm máu.
4. Chân đau lâu không khỏi
Đây là biểu hiện chủ yếu của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh cho đôi chân, biểu hiện là các vết trầy xước, vết cắt hoặc bị dị ứng do áp lực hoặc do mát xoa không cẩn thận gây ra.
Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường thường là hay khát nước, đi tiểu nhiều lần, dễ mệt mỏi, mờ mắt, dễ đói hặc sút cân.
Giải pháp: Lập tức điều trị những chỗ viêm loét và kiểm tra bệnh tiểu đường.
Chân đau lâu không khỏi cần nghĩ đến bệnh tiểu đường
5. Bàn chân lạnh
Chân lạnh toát có thể do thiếu máu, chức năng tuyến giáp hoạt động thiếu hiệu quả, bởi tuyến giáp có thể điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Ngoài ra, tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Giải pháp: Thường xuyên ngâm chân nước ấm, giữ ấm cho chân về mùa đông.
6. Móng chân dày và vàng ố
Móng chân vàng cảnh báo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng quá nhiều sơn móng chân khiến móng chân bị tổn thương.
Giải pháp: Khi gặp hiện tượng này bạn nên dừng sơn móng chân (nếu bạn đang làm như vậy) hoặc đi khám bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
7. Ngón chân cái to bất thường
Có thể là bệnh gút, đây là một kiểu viêm khớp, thường do thừa axit uric gây ra. Axit uric thường được tìm thấy ở một số bộ phận trong cơ thể khi nhiệt độ cơ thể khá thấp.
Giải pháp: Hãy chú ý hơn về khẩu phần ăn của mình và hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy ngón chân quá đau.
8. Tê chân
Mất cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.
Giải pháp: Khuyến cáo tốt nhất dành cho mọi người là nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân…
Tê chân cảnh báo hệ thần kinh ngoại vi bị tổn thương
9. Đau khớp chân
Viêm khớp dạng thấp là một kiểu tổn thương khớp mà các khớp nhỏ như khớp ngón chân và khớp ngón tay cảm thấy đau, khi đau thường kèm sưng và cứng, hơn nữa cơn đau là đối xứng. Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.
Giải pháp: Cần kiểm tra toàn diện để xác định nguyên nhân đau khớp. Có rất nhiều thuốc và cách điều tri bệnh viêm khớp.
10. Chân đau khó đi bộ
Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là xương thiếu dưỡng chất, vitamin D và canxi.
Giải pháp: Tập luyện thường xuyên và ăn uống đủ chất.
(Hạnh phúc gia đình)