Hội bác sỹ –
Bé nhà tôi năm nay hơn 2 tuổi nhưng cháu chưa biết nói. Cháu thích chơi một mình mà không thích chơi với bạn bè dù chiều nào vợ tôi cũng đưa xuống sân khu tập thể, nơi tập trung nhiều trẻ em của tòa nhà. Tôi lo sợ cháu bị mắc chứng tự kỷ. Mong chuyên mục tư vấn trẻ tự kỷ có những dấu hiệu như thế nào? Xin cảm ơn!
Để phát hiện trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không, bác sĩ thường sẽ chẩn đoán vào khi trẻ lên 3 tuổi. Tuy vậy, bạn cũng nên dựa vào những dấu hiệu của trẻ tự kỷ để theo dõi thêm đối với bé nhà bạn. Chẳng hạn:
– Trẻ có khó khăn tương tác với bạn đồng lứa tuổi. Trẻ thích sống một mình và ít quan tâm đến người khác, thường được mô tả như “sống trong thế giới riêng”. Đáp ứng với người khác cũng nghèo nàn và không phù hợp. Trẻ có thể chọc giận người khác. Trẻ khó hiểu và biểu lộ cảm xúc, có khuynh hướng dùng người khác như “dụng cụ”(ví dụ kéo bàn tay người lớn để lấy một đồ vật trẻ muốn mà không nói hoặc không nhìn). Có trẻ tương tác tốt với người lớn nhưng khó tương tác với bạn cùng lứa.
– Chậm nói hoặc không nói được. Khoảng 40% trẻ tự kỷ không nói được. Đa số có thể chậm nói. Trẻ có khả năng nói thì nhại lời (ví dụ bắt chước lời người khác nói như con két). Trẻ có thể nói thuộc lòng những lời quảng cáo trên ti vi hoặc trong máy vi tính, nhưng không thể dùng lời nói để giao tiếp một cách có ý nghĩa hoặc có hiệu quả. Trẻ không hoặc ít tiếp xúc bằng ánh mắt. Trẻ có thể lặp đi lặp lại nhiều chữ không hợp lý và ít hiểu những khái niệm trừu tượng (ví dụ nguy hiểm) hoặc những cử chỉ biểu tượng (ví dụ vẫy tay chào), thường được gọi là “giao tiếp biểu tượng nghèo nàn”. Trẻ nhỏ không biết chỉ đồ vật bằng ngón tay trỏ. Trẻ khó làm chủ cường độ và âm lượng giọng nói.
– Chơi tưởng tượng. Trẻ thường chơi tưởng tượng từ 2-2 tuổi rưỡi trong các trò chơi đồ hàng, chơi súng hoặc đồ chơi bác sĩ. Trẻ tự kỷ có khả năng tưởng tượng nghèo nàn và thường chơi một cách khác thường. Trẻ có thể quay một đồ vật hoặc chơi kiểu lặp đi lặp lại (ví dụ xếp hàng xe ôtô hoặc khối). Vài trẻ tự kỷ có vẻ chơi tưởng tượng nhưng thường chơi cách thuộc lòng hoặc giới hạn.
– Đáp ứng bất thường với kích thích cảm giác. Trẻ tự kỷ có thể phản ứng quá mức với một số kích thích cảm giác hoặc không có phản ứng gì cả. Trẻ khó “lọc” những tiếng động trong môi trường xung quanh (ví dụ tiếng máy lạnh) và có thể nổi giận khi mất sự kích thích. Trẻ có thể bị quyến rũ bởi ánh sáng hoặc màu sắc và bận rộn đập trên sàn nhà. Trẻ có thể thích ngửi đồ vật. Trẻ có thể tự xoay tròn mà không choáng váng trong khi người khác rất sợ cử động (ví dụ đu đưa).
– Bất thường trong phát triển. Kỹ năng vận động ở trẻ có thể tương đối bình thường, tuy nhiên đa số trẻ tự kỷ vụng về hoặc có thể có kỹ năng vận động kém. Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và không thể giao tiếp với những nhu cầu đơn giản, nhưng cũng có khả năng đọc những chữ phức tạp. Có trẻ đã biết nói nhưng sau đó ngưng nói (ví dụ trẻ có thể bắt đầu nói “ba ba” lúc 1 tuổi và ngưng nói lúc 2 tuổi), được gọi là “kỹ năng thoái lui”.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Bé nhà tôi năm nay hơn 2 tuổi nhưng cháu chưa biết nói. Cháu thích chơi một mình mà không thích chơi với bạn bè dù chiều nào vợ tôi cũng đưa xuống sân khu tập thể, nơi tập trung nhiều trẻ em của tòa nhà. Tôi lo sợ cháu bị mắc chứng tự kỷ. Mong chuyên mục tư vấn trẻ tự kỷ có những dấu hiệu như thế nào? Xin cảm ơn!
Minh Tuyến (Quảng Ninh)
Để phát hiện trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không, bác sĩ thường sẽ chẩn đoán vào khi trẻ lên 3 tuổi. Tuy vậy, bạn cũng nên dựa vào những dấu hiệu của trẻ tự kỷ để theo dõi thêm đối với bé nhà bạn. Chẳng hạn:
– Trẻ có khó khăn tương tác với bạn đồng lứa tuổi. Trẻ thích sống một mình và ít quan tâm đến người khác, thường được mô tả như “sống trong thế giới riêng”. Đáp ứng với người khác cũng nghèo nàn và không phù hợp. Trẻ có thể chọc giận người khác. Trẻ khó hiểu và biểu lộ cảm xúc, có khuynh hướng dùng người khác như “dụng cụ”(ví dụ kéo bàn tay người lớn để lấy một đồ vật trẻ muốn mà không nói hoặc không nhìn). Có trẻ tương tác tốt với người lớn nhưng khó tương tác với bạn cùng lứa.
– Chậm nói hoặc không nói được. Khoảng 40% trẻ tự kỷ không nói được. Đa số có thể chậm nói. Trẻ có khả năng nói thì nhại lời (ví dụ bắt chước lời người khác nói như con két). Trẻ có thể nói thuộc lòng những lời quảng cáo trên ti vi hoặc trong máy vi tính, nhưng không thể dùng lời nói để giao tiếp một cách có ý nghĩa hoặc có hiệu quả. Trẻ không hoặc ít tiếp xúc bằng ánh mắt. Trẻ có thể lặp đi lặp lại nhiều chữ không hợp lý và ít hiểu những khái niệm trừu tượng (ví dụ nguy hiểm) hoặc những cử chỉ biểu tượng (ví dụ vẫy tay chào), thường được gọi là “giao tiếp biểu tượng nghèo nàn”. Trẻ nhỏ không biết chỉ đồ vật bằng ngón tay trỏ. Trẻ khó làm chủ cường độ và âm lượng giọng nói.
– Chơi tưởng tượng. Trẻ thường chơi tưởng tượng từ 2-2 tuổi rưỡi trong các trò chơi đồ hàng, chơi súng hoặc đồ chơi bác sĩ. Trẻ tự kỷ có khả năng tưởng tượng nghèo nàn và thường chơi một cách khác thường. Trẻ có thể quay một đồ vật hoặc chơi kiểu lặp đi lặp lại (ví dụ xếp hàng xe ôtô hoặc khối). Vài trẻ tự kỷ có vẻ chơi tưởng tượng nhưng thường chơi cách thuộc lòng hoặc giới hạn.
– Đáp ứng bất thường với kích thích cảm giác. Trẻ tự kỷ có thể phản ứng quá mức với một số kích thích cảm giác hoặc không có phản ứng gì cả. Trẻ khó “lọc” những tiếng động trong môi trường xung quanh (ví dụ tiếng máy lạnh) và có thể nổi giận khi mất sự kích thích. Trẻ có thể bị quyến rũ bởi ánh sáng hoặc màu sắc và bận rộn đập trên sàn nhà. Trẻ có thể thích ngửi đồ vật. Trẻ có thể tự xoay tròn mà không choáng váng trong khi người khác rất sợ cử động (ví dụ đu đưa).
– Bất thường trong phát triển. Kỹ năng vận động ở trẻ có thể tương đối bình thường, tuy nhiên đa số trẻ tự kỷ vụng về hoặc có thể có kỹ năng vận động kém. Một số trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và không thể giao tiếp với những nhu cầu đơn giản, nhưng cũng có khả năng đọc những chữ phức tạp. Có trẻ đã biết nói nhưng sau đó ngưng nói (ví dụ trẻ có thể bắt đầu nói “ba ba” lúc 1 tuổi và ngưng nói lúc 2 tuổi), được gọi là “kỹ năng thoái lui”.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Theo Giadinh.net.vn