Lựa chọn sữa nào có công thức dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển não bộ của trẻ là một thử thách làm đau đầu không ít cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về những thành phần trong sữa để có được sự lựa chọn tốt nhất cho con, các mẹ nhé!
Những năm đầu đời là cơ hội vàng cho sự phát triển não bộ. Với tốc độ phát triển rất nhanh về cấu trúc và chức năng của não bộ, thể chất, hệ thống miễn dịch, trẻ cần có sự hỗ trợ để có một nên tảng vững chắc để phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng vì mọi thiếu hụt dinh dưỡng có thể có làm ảnh hưởng đến sự phát triển não cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nhưng vì lý do nào đó mà trẻ không được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá này thì việc chọn lựa một công thức dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của não bộ và trí tuệ của trẻ là một thử thách khá lớn đối với các bậc cha mẹ.
Các yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ
Bao gồm đạm động vật (kể cả sữa), đạm thực vật (đậu nành).
Cần thiết cho quá trình tăng trưởng và hoàn thiện mô, tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển tất cả các tế bào, cơ quan, bộ phận cũng như làn da và mái tóc của trẻ. Thiếu đạm,sức đề kháng của trẻ sẽ giảm rất nhiều.
Trẻ em thường phát triển rất nhanh, vì vậy cơ thể cần được cung cấp nhiều chất đạm. Bởi chất đạm không được lưu trữ sẵn trong cơ thể nên chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cung cấp đầy đạm.
Omega 3 (axit Alphalinolenic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được
Omega 6 (axit Alphalinolenic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người cũng không thể tổng hợp được. Omega-6 có trong các món ăn nhiều gấp 10 lần so với Omega-3.
DHA: Quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và võng mạc. DHA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tổng hợp DHA từ Omega-3.
AA: Quan trọng đối với việc truyền tín hiệu trong hệ thống thần kinh. AA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tự tổng hợp từ Omega-6
Phospholipid: Thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Giúp gia tăng tốc độ truyền.
Lutein: Chất chống oxy hóa bảo vệ võng mạc mắt. Giúp gia tăng cường sức khỏe mắt.
Taurin: Axit amino thiết yếu cho sự phát triển của não, thị giác, thính giác.
Choline: Cần thiết đối với khả năng học hỏi và trí nhớ, làm thành phần chất dẫn truyền thần kinh.
Sắt: Thiết yếu cho việc hình thành vỏ bọc myeline. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng lên sự phát triển nhận thức.
Kẽm: Hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào.
Axit Folic: Giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
Khoáng chất: Iod cần thiết cho sự phát triển trí não.
Can xi: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Trẻ uống ít nhất 400ml sữa mỗi ngày để bổ sung lượng can xi cần thiết cho cơ thể.
Vitamin: Hỗ trợ tăng trưởng xương và chiều cao. Bao gồm nhóm tan trong nước(vitamin B phức hợp, C) và nhóm tan trong chất béo (Vitamin A, D, E, K).
Nucleotide: Giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Chất xơ: Giúp hấp thu và tiêu hóa tốt.
Những năm đầu đời là cơ hội vàng cho sự phát triển não bộ. Với tốc độ phát triển rất nhanh về cấu trúc và chức năng của não bộ, thể chất, hệ thống miễn dịch, trẻ cần có sự hỗ trợ để có một nên tảng vững chắc để phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng vì mọi thiếu hụt dinh dưỡng có thể có làm ảnh hưởng đến sự phát triển não cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nhưng vì lý do nào đó mà trẻ không được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá này thì việc chọn lựa một công thức dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của não bộ và trí tuệ của trẻ là một thử thách khá lớn đối với các bậc cha mẹ.
Các yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ
Bao gồm đạm động vật (kể cả sữa), đạm thực vật (đậu nành).
Cần thiết cho quá trình tăng trưởng và hoàn thiện mô, tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển tất cả các tế bào, cơ quan, bộ phận cũng như làn da và mái tóc của trẻ. Thiếu đạm,sức đề kháng của trẻ sẽ giảm rất nhiều.
Trẻ em thường phát triển rất nhanh, vì vậy cơ thể cần được cung cấp nhiều chất đạm. Bởi chất đạm không được lưu trữ sẵn trong cơ thể nên chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cung cấp đầy đạm.
Omega 3 (axit Alphalinolenic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được
Omega 6 (axit Alphalinolenic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người cũng không thể tổng hợp được. Omega-6 có trong các món ăn nhiều gấp 10 lần so với Omega-3.
DHA: Quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và võng mạc. DHA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tổng hợp DHA từ Omega-3.
AA: Quan trọng đối với việc truyền tín hiệu trong hệ thống thần kinh. AA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tự tổng hợp từ Omega-6
Phospholipid: Thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Giúp gia tăng tốc độ truyền.
Lutein: Chất chống oxy hóa bảo vệ võng mạc mắt. Giúp gia tăng cường sức khỏe mắt.
Taurin: Axit amino thiết yếu cho sự phát triển của não, thị giác, thính giác.
Choline: Cần thiết đối với khả năng học hỏi và trí nhớ, làm thành phần chất dẫn truyền thần kinh.
Sắt: Thiết yếu cho việc hình thành vỏ bọc myeline. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng lên sự phát triển nhận thức.
Kẽm: Hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào.
Axit Folic: Giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
Khoáng chất: Iod cần thiết cho sự phát triển trí não.
Can xi: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Trẻ uống ít nhất 400ml sữa mỗi ngày để bổ sung lượng can xi cần thiết cho cơ thể.
Vitamin: Hỗ trợ tăng trưởng xương và chiều cao. Bao gồm nhóm tan trong nước(vitamin B phức hợp, C) và nhóm tan trong chất béo (Vitamin A, D, E, K).
Nucleotide: Giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Chất xơ: Giúp hấp thu và tiêu hóa tốt.
Afamily