Ung thư âm hộ là một loại ung thư xảy ra trên diện tích bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Hãy cùng đọc những kiến giải dưới đây để có thêm thông tin về căn bệnh.
Phần thịt dư mọc ngoài âm đạo, dài ra dần, hơi ngứa, nhức, là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 43 tuổi, em có phần thịt dư nhỏ mọc phía trên bên ngoài âm đạo. Lúc đầu em tưởng là mụn, nhưng càng về sau nó càng dài ra dần, hơi ngứa và nhức, khó chịu lắm. Vậy xin hỏi em bị làm sao? Và cần chữa trị thế nào?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào chị!
Phần ngoài âm đạo chị mọc lên phần thịt thừa nhỏ là hiện tượng bất thường cần phải được khám và chữa trị sớm. Khối thịt thừa mọc ra ở vùng âm hộ như của chị có thể gặp ở một số bệnh như: bệnh sùi mào gà, mụn thịt vùng âm hộ hoặc có thể do ung thư âm hộ. Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây nên và lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các mụn màu hồng nhạt, mềm và nhỏ, sau đó mọc nhiều lên, tập trung thành từng đám sần lên, mật độ chắc, không đau, giống như hoa súp lơ hay mào gà. Sùi mào gà ở nữ giới có thể triệu chứng ở môi lớn, môi bé, xung quanh âm vật hoặc cổ tử cung.
Bệnh sùi mào gà mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nặng hơn có thể uống thuốc hoặc chữa trị bằng áp lạnh hay đốt Laser. Việc đánh giá mức độ của bệnh và chữa trị bằng phương pháp nào sẽ do bác sĩ chuyên khoa da liễu quyết định. Dạng tổn thương trong bệnh ung thư âm hộ nói riêng và các bệnh ung thư nói chung thường gặp là sự xuất hiện của các u cục, các khối bất thường trên cơ thể. Đó là do sự tăng sinh ác tính, không kiểm soát được của tế bào làm xuất hiện các khối tại chỗ và di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Riêng đối với ung thư âm hộ dạng tổn thương khác có thể gặp là các vết trắng, mật độ chắc… Khi đó chị cần phải đi khám Phụ khoa để xét nghiệm tế bào tại khối u, trong tình huống cần thiết có thể phải sinh thiết khối u để làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xem u lành hay ác tính. Mỗi bệnh sẽ có phương pháp chữa trị và tiên lượng bệnh khác nhau; vì vậy, chị nên đi đến cơ sở Y tế khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán chính xác và chữa trị bệnh cho chị.
Chúc chị mạnh khỏe.
Nổi mụn thịt nổi ở vùng ngoài âm đạo là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: ánh nguyễn
Chào bác sĩ.
Em năm nay 18 tuổi và đã quan hệ tình dục. Ở dưới phần âm đạo của em xuất hiện nhiều mụn thịt nhỏ gây ngứa khó chịu. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì và điều trị như thế nào?
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Theo những gì bạn mô tả, rất có thể bạn đã mắc bệnh sùi mào gà, là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua quan hệ tình dục do vi-rút HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Ở bệnh nhân nữ khi mắc bệnh sùi mào gà bệnh nhân có thể có những biểu hiện như: các tổn thương sùi hình mào gà, có thể riêng rẽ thành từng nốt nhỏ hay mọc gần nhau thành chùm, quan sát đại thể nếu sùi mào gà kích thước lớn có hình dạng tương tự mào trên đầu con gà. Sùi mào gà có thể kèm với các triệu chứng khác ờ vùng âm hộ, mụn, âm đạo như ngứa, ra huyết trắng…
Bệnh gây cho người bệnh những mặc cảm và khó chịu, tuy không gây nguy hiểm ngay cho sức khỏe nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hại như nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp, là nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, các bệnh lý này là lí do dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới. Trường hợp của bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mụn sinh dục HPV khi đang mang thai
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 30 tuổi. Cháu đang có một vấn đề rất lo lắng. Cách đây hơn một năm ở vùng quanh hậu môn cháu có xuất hiện một mụn to giống như mào gà. Nhưng khi cháu mang bầu được 8 tháng thì tự nhiên mất hẳn. Khi cháu đi sinh thì xét nghiệm bác sĩ bảo là cháu bị HPV. Nhưng bây giờ cháu không thấy mụn nào ở bên ngoài cả. Cháu sờ bên trong thấy có nốt sần. Cho cháu hỏi vấn đề của cháu nghiêm trọng mức nào ạ. Cháu đang rất lo lắng vì cháu đang nuôi con nhỏ nữa.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Theo những gì bạn kể thì nhiều khả năng bạn bị bệnh sùi mào gà. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do vi rút Human papilloma (HPV) – là một loại vi rút gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ.
Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn. Ða số bệnh nhân nhiễm vi rút sùi mào gà không thấy biểu hiện cụ thể. Bệnh này có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu. Ở phụ nữ, u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ. Chính vì không thấy dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh rất khó được chẩn đoán chính xác qua quan sát mắt thường.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây cản trở giao hợp hoặc trong quá trình sinh nở. Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… Trong một số tình huống, các biểu hiện của sùi mào gà có thể biến mất một cách tự nhiên, nhưng không thấy nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Các dấu hiệu bệnh mới chỉ tạm thời lắng xuống và có thể tái phát lại bất kì khi nào.
Hiện tại, phương pháp thường được áp dụng để chữa trị sùi mào gà là đốt điện. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, việc chữa trị không không thể diệt tận gốc được mầm bệnh. Gần đây trong thực tế đã gặp nhiều tình huống các cháu nhỏ, có cháu mới chỉ vài tháng tuổi, bị sùi mào gà do lây từ người lớn (không phải do bị lạm dụng tình dục). Do đó việc bạn cần làm ngay bây giờ là đi khám chuyên khoa da liễu để biết bệnh của mình và được chữa trị kịp thời.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Nghi nhiễm virut hpv
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ. Dạo này dưới lưỡi cửa e xuất hiện nhiều u nhú như hình răng cưa và trên lưỡi xuất hiện những mụn nhỏ bằng nửa hạt đậu xanh mọc ở giữa lưỡi . E đag rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm virut hpv mụn cóc sinh duc k ạ. Bsy co thể tư vấn giúp e không ạ. Và mình muốn biết mình có nhiễm virut đó hay không thì mình cần xét nghiệm những gì ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Sau đây là những gì em cần biết về viêm nhiễm HPV vùng sinh dục, các triệu chứng, cũng như cách chẩn đoán bệnh:
Các triệu chứng của HPV
Virút HPV sống trong các màng nhầy niêm mạc, như các màng ở khu vực sinh dục, hoặc trên da. Nếu các mụn cóc ở vùng sinh dục xuất hiện, nó có thể là dấu hiệu của sự viêm nhiễm HPV. Các mụn cóc vùng sinh dục có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể nhô lên, phẳng lì, có màu hồng, hoặc màu như đỏ như thịt. Chúng thậm chí có thể mang hình của hoa cải (súp lơ). Đôi khi sẽ chỉ nổi một mụn cóc duy nhất; nhưng những lúc khác lại có thể có hàng loạt mụn nổi lên. Chúng có thể nhỏ hoặc lớn. Chúng cũng có thể nổi ở vùng hậu môn, cổ tử cung, bìu, bẹn, đùi…
Các mụn cóc ở vùng sinh dục có thể xuất hiện trong vài tuần hay thậm chí vài tháng sau khi có quan hệ với người bị nhiễm virút HPV. Người bệnh có thể không biết họ đã bị nhiễm và cũng không biết họ là nguyên nhân lây truyền HPV.
Một số lây nhiễm loại HPV đường sinh dục dẫn tới ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ, hậu môn, hay dương vật. Nếu sự viêm nhiễm xảy ra do bất kỳ loại virút nào trong đây, những thay đổi báo trước bệnh ung thư có thể xảy ra ở các tế bào trong các mô mà không thể hiện bất kỳ triệu chứng gì.
Để chẩn đoán sự lây nhiễm HPV?
Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là một cách để chẩn đoán HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.
Những phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm phát hiện ra nhờ vào kết quả kiểm tra Pap bất thường. Kiểm tra Pap là cách chính yếu để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư ở cổ tử cung.
Để kiểm tra chắc chắn về những thay đổi liên quan tới HPV, bác sĩ có thể đưa ra quyết định xét nghiệm ADN của mẫu Pap để phát hiện ra virút ở người phụ nữ có mẫu xét nghiệm Pap bất thường. Điều này sẽ cho bác sĩ biết liệu loại HPV bạn đang mắc phải có gây nên ung thư không. Chỉ có một chuỗi các loại HPV nhất định gây nên ung thư. Thực ra, HPV loại 16 và 18 chiếm 70% của các ca ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm ADN này thường xảy ra ở phụ nữ có xét nghiệm Pap bất thường. Nó cũng có thể xảy ra như một phần của xét nghiệm Pap theo chu kỳ.
Trong xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung, như với kiếm tra Pap. Các tế bào sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra này có thể xác định 13 hoặc 14 loại HPV gây hại cao có liên quan tới ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm này thường hiếm khi diễn ra định kỳ ở phụ nữ dưới 30 tuổi bởi vì có nhiều phụ nữ trẻ hơn bị phơi nhiễm HPV và cơ thể họ thường loại bỏ virút mà không cần điều trị. Xét nghiệm ADN có thể gây nên những lo lắng không cần thiết. Một số chuyên gia cũng tin rằng ở những phụ nữ trẻ thì cổ tử cung có thể chịu đựng tốt HPV hơn so với phụ nữ khi về già.
Khi nào là lúc tốt nhất để xét nghiệm?
Việc kết hợp giữa kiểm tra Pap và kiểm tra HPV thường phù hợp cho phụ nữ trên 30 tuổi.
Xét nghiệm này sẽ giúp cho những bệnh nhân nữ và bác sĩ biết được liệu bệnh nhân đang có nguy cơ thấp hay cao bị ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm HPV là dương tính, bác sĩ có thể quyết định liệu việc có cần phải kiểm tra thêm hay không. Một xét nghiệm có thể được yêu cầu tiếp theo là soi âm đạo, khi đó một thiết bị phóng đại đăc biệt sẽ được dùng để khám nghiệm cổ tử cung, âm đạo, và âm hộ.
Nếu người phụ nữ đang cố gắng để mang thai, thì không cần phải xét nghiệm HPV trừ khi bác sĩ yêu cầu dựa trên những bất thường trong kiểm tra Pap. Trong suốt quá trình khám thai đầu tiên của giai đoạn trước khi sinh nở, mẫu xét nghiệm Pap sẽ được lấy, và nếu các kết quả có dấu hiệu của việc nhiễm HPV, thì sau đó bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm HPV.
Với thông tin trên em tìm hiểu và làm xét nghiệm để kiểm tra.
Chúc em mạnh khỏe.
Dương tính với HPV nhóm nguy cơ cao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là Đỗ Thị Chen, sinh năm 1966 tại Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Vào ngày 01/08/20016, em có đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Đại Học Y Dược và được bác sĩ hướng dẫn làm các xét nghiệm như sau:
– Siêu âm đầu dò âm đạo.
– Soi cổ tử cung.
– Xét nghiệm sinh học phân tử: HPV genotype PCR (QIAGEN).
Các kết quả xét nghiệm, bác sĩ xem giúp em trong file đính kèm. Em vừa nhận được kết quả Dương tính với HPV nhóm nguy cơ cao, do em ở xa nên nhờ bác sĩ hướng dẫn giúp em là khi nào em có thể đến Bênh viện để bác sĩ điều trị giúp cho em. Mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ. Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Em Đỗ Thị Chen – 0122 348 1987
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân gửi chị Chen
Trước tiên, cảm ơn chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của chị về sản phụ khoa a.
Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được.Sự chậm trễ này là không thể chấp nhận được và đã gây ra nhiều bất tiện cho chị. Ban quản trị Hỏi Bác sĩ chân thành xin lỗi chị và mong chị thông cảm cho sai sót này.
ViCare đang nỗ lực cải tiến để trợ giúp cho chị tốt hơn trong tương lai ạ.
Chúc chị và gia đình sức khoẻ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn gửi cho 3 ảnh, nhưng khi kích chuột phóng to ảnh chỉ hiển thị một ảnh đầu tiên cho nên không biết được các kết quả xét nghiệm để tư vấn. Đây có thể là lỗi phần mềm của trang, nhưng không sao cả. Như vậy là bạn bị nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao và siêm âm có nang buồng trứng trái
Tôi và bạn sẽ cùng trao đổi một số điểm cơ bản của nhiễm HPV và nang xơ buồng trứng nhé.
– HPV Là một loại vi rút gây u nhú ở người gọi tắt là HPV (Human Papilloma Virus)
– HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiều người bị nhiễm vi rút HPV trong cuộc đời mà không có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng .
– HPV có một số chủng được coi là “nguy cơ thấp” và chủng có “nguy cơ cao”. Chủng nguy cơ thấp có thể gây ra mụn có ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Chủng “nguy cơ cao” có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
– Có hơn 100 chủng vi rút HPV. Hầu hết các chủng đều vô hại. Có hơn 40 chủng có ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục và hậu môn (sùi mào gà), Một số chủng có nguy cơ thấp (HPV-6, HPV-11, HPV-2, HPV-1) có thể gây ra mụn cóc (mụn cơm) và mụn cóc ở lòng bàn chân.
– Có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18) chúng có thể gây tổn thương tiền ung thư, ung thư tử cung cũng như ung thư hậu môn và ung thư bộ phận sinh dục khác(ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật), ung thư đầu và cổ…
– Các vi rút HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền vi rút HPV.
– Sử dụng bao cao su là bảo vệ tốt nhất cho các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Nhưng thực tế bao cao su không thể che hết toàn bộ bề mặt da xung quang bộ phận sinh dục và hậu môn, do đó không bảo vệ hoàn toàn khỏi HPV.
– Phần lớn, cơ thể con người có khả năng tạo miễn nhiễm tiêu diệt HPV và trong vòng 1-2 năm HPV sẽ biến mất trong cơ thể. Tuy nhiên 2-7% phụ nữ không diệt được siêu vi trùng và bị nhiễm dần nặng lên. Sau vài năm, HPV sẽ gây biến đổi bất thường trong niêm mạc cổ tử cung, tạo ra những tế bào bất thường, có khả năng hóa ác. Nếu không được khám nghiệm, phát giác và theo dõi, những tế bào này phát triển thành ác tính, xâm lấn đưa đến ung thư cổ tử cung.
– Do đó, không phải ai bị HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Nhưng ngược lại, có đến 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện thấy DNA của virut HPV.
– Về điều trị nhiễm HPV: Không giống như các bệnh nhiễm trùng, HPV gây ra bởi vi rút và vi rút không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ các vi rút HPV. Có bốn chủng vi rút HPV (6 và 11) gây mụn cóc sinh dục (16 và 18) gây ung thư cổ tử cung đã có vắc xin. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin, một loại bảo vệ chống lại các loại 16 và 18 và một loại có thể chống lại tất cả bốn chủng loại vi rút. Bạn nên đến các trung tâm phòng dịch ở địa phương xin tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để có sự lựa chọn thích hợp.
Xem thêm: http://hpvinfo.vn/tieng-viet/phong-hpv/du-phong-chung/dieu-tri-hpv-c6890i8934.htm
– Về nang xơ buồng trứng, thì bạn chỉ cần định kỳ 3-6 tháng một lần siêu âm theo dõi sự tiến triển của chúng để có biện pháp sử lý kịp thời
Hy vọng tư vấn trên có ích cho bạn.
Phần thịt dư mọc ngoài âm đạo, dài ra dần, hơi ngứa, nhức, là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 43 tuổi, em có phần thịt dư nhỏ mọc phía trên bên ngoài âm đạo. Lúc đầu em tưởng là mụn, nhưng càng về sau nó càng dài ra dần, hơi ngứa và nhức, khó chịu lắm. Vậy xin hỏi em bị làm sao? Và cần chữa trị thế nào?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào chị!
Phần ngoài âm đạo chị mọc lên phần thịt thừa nhỏ là hiện tượng bất thường cần phải được khám và chữa trị sớm. Khối thịt thừa mọc ra ở vùng âm hộ như của chị có thể gặp ở một số bệnh như: bệnh sùi mào gà, mụn thịt vùng âm hộ hoặc có thể do ung thư âm hộ. Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây nên và lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các mụn màu hồng nhạt, mềm và nhỏ, sau đó mọc nhiều lên, tập trung thành từng đám sần lên, mật độ chắc, không đau, giống như hoa súp lơ hay mào gà. Sùi mào gà ở nữ giới có thể triệu chứng ở môi lớn, môi bé, xung quanh âm vật hoặc cổ tử cung.
Bệnh sùi mào gà mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nặng hơn có thể uống thuốc hoặc chữa trị bằng áp lạnh hay đốt Laser. Việc đánh giá mức độ của bệnh và chữa trị bằng phương pháp nào sẽ do bác sĩ chuyên khoa da liễu quyết định. Dạng tổn thương trong bệnh ung thư âm hộ nói riêng và các bệnh ung thư nói chung thường gặp là sự xuất hiện của các u cục, các khối bất thường trên cơ thể. Đó là do sự tăng sinh ác tính, không kiểm soát được của tế bào làm xuất hiện các khối tại chỗ và di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Riêng đối với ung thư âm hộ dạng tổn thương khác có thể gặp là các vết trắng, mật độ chắc… Khi đó chị cần phải đi khám Phụ khoa để xét nghiệm tế bào tại khối u, trong tình huống cần thiết có thể phải sinh thiết khối u để làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xem u lành hay ác tính. Mỗi bệnh sẽ có phương pháp chữa trị và tiên lượng bệnh khác nhau; vì vậy, chị nên đi đến cơ sở Y tế khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán chính xác và chữa trị bệnh cho chị.
Chúc chị mạnh khỏe.
Nổi mụn thịt nổi ở vùng ngoài âm đạo là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: ánh nguyễn
Chào bác sĩ.
Em năm nay 18 tuổi và đã quan hệ tình dục. Ở dưới phần âm đạo của em xuất hiện nhiều mụn thịt nhỏ gây ngứa khó chịu. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì và điều trị như thế nào?
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Theo những gì bạn mô tả, rất có thể bạn đã mắc bệnh sùi mào gà, là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua quan hệ tình dục do vi-rút HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Ở bệnh nhân nữ khi mắc bệnh sùi mào gà bệnh nhân có thể có những biểu hiện như: các tổn thương sùi hình mào gà, có thể riêng rẽ thành từng nốt nhỏ hay mọc gần nhau thành chùm, quan sát đại thể nếu sùi mào gà kích thước lớn có hình dạng tương tự mào trên đầu con gà. Sùi mào gà có thể kèm với các triệu chứng khác ờ vùng âm hộ, mụn, âm đạo như ngứa, ra huyết trắng…
Bệnh gây cho người bệnh những mặc cảm và khó chịu, tuy không gây nguy hiểm ngay cho sức khỏe nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hại như nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp, là nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, các bệnh lý này là lí do dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới. Trường hợp của bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mụn sinh dục HPV khi đang mang thai
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 30 tuổi. Cháu đang có một vấn đề rất lo lắng. Cách đây hơn một năm ở vùng quanh hậu môn cháu có xuất hiện một mụn to giống như mào gà. Nhưng khi cháu mang bầu được 8 tháng thì tự nhiên mất hẳn. Khi cháu đi sinh thì xét nghiệm bác sĩ bảo là cháu bị HPV. Nhưng bây giờ cháu không thấy mụn nào ở bên ngoài cả. Cháu sờ bên trong thấy có nốt sần. Cho cháu hỏi vấn đề của cháu nghiêm trọng mức nào ạ. Cháu đang rất lo lắng vì cháu đang nuôi con nhỏ nữa.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Theo những gì bạn kể thì nhiều khả năng bạn bị bệnh sùi mào gà. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do vi rút Human papilloma (HPV) – là một loại vi rút gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ.
Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn. Ða số bệnh nhân nhiễm vi rút sùi mào gà không thấy biểu hiện cụ thể. Bệnh này có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu. Ở phụ nữ, u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ. Chính vì không thấy dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh rất khó được chẩn đoán chính xác qua quan sát mắt thường.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây cản trở giao hợp hoặc trong quá trình sinh nở. Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… Trong một số tình huống, các biểu hiện của sùi mào gà có thể biến mất một cách tự nhiên, nhưng không thấy nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Các dấu hiệu bệnh mới chỉ tạm thời lắng xuống và có thể tái phát lại bất kì khi nào.
Hiện tại, phương pháp thường được áp dụng để chữa trị sùi mào gà là đốt điện. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, việc chữa trị không không thể diệt tận gốc được mầm bệnh. Gần đây trong thực tế đã gặp nhiều tình huống các cháu nhỏ, có cháu mới chỉ vài tháng tuổi, bị sùi mào gà do lây từ người lớn (không phải do bị lạm dụng tình dục). Do đó việc bạn cần làm ngay bây giờ là đi khám chuyên khoa da liễu để biết bệnh của mình và được chữa trị kịp thời.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Nghi nhiễm virut hpv
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ. Dạo này dưới lưỡi cửa e xuất hiện nhiều u nhú như hình răng cưa và trên lưỡi xuất hiện những mụn nhỏ bằng nửa hạt đậu xanh mọc ở giữa lưỡi . E đag rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm virut hpv mụn cóc sinh duc k ạ. Bsy co thể tư vấn giúp e không ạ. Và mình muốn biết mình có nhiễm virut đó hay không thì mình cần xét nghiệm những gì ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Sau đây là những gì em cần biết về viêm nhiễm HPV vùng sinh dục, các triệu chứng, cũng như cách chẩn đoán bệnh:
Các triệu chứng của HPV
Virút HPV sống trong các màng nhầy niêm mạc, như các màng ở khu vực sinh dục, hoặc trên da. Nếu các mụn cóc ở vùng sinh dục xuất hiện, nó có thể là dấu hiệu của sự viêm nhiễm HPV. Các mụn cóc vùng sinh dục có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể nhô lên, phẳng lì, có màu hồng, hoặc màu như đỏ như thịt. Chúng thậm chí có thể mang hình của hoa cải (súp lơ). Đôi khi sẽ chỉ nổi một mụn cóc duy nhất; nhưng những lúc khác lại có thể có hàng loạt mụn nổi lên. Chúng có thể nhỏ hoặc lớn. Chúng cũng có thể nổi ở vùng hậu môn, cổ tử cung, bìu, bẹn, đùi…
Các mụn cóc ở vùng sinh dục có thể xuất hiện trong vài tuần hay thậm chí vài tháng sau khi có quan hệ với người bị nhiễm virút HPV. Người bệnh có thể không biết họ đã bị nhiễm và cũng không biết họ là nguyên nhân lây truyền HPV.
Một số lây nhiễm loại HPV đường sinh dục dẫn tới ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ, hậu môn, hay dương vật. Nếu sự viêm nhiễm xảy ra do bất kỳ loại virút nào trong đây, những thay đổi báo trước bệnh ung thư có thể xảy ra ở các tế bào trong các mô mà không thể hiện bất kỳ triệu chứng gì.
Để chẩn đoán sự lây nhiễm HPV?
Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là một cách để chẩn đoán HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.
Những phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm phát hiện ra nhờ vào kết quả kiểm tra Pap bất thường. Kiểm tra Pap là cách chính yếu để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư ở cổ tử cung.
Để kiểm tra chắc chắn về những thay đổi liên quan tới HPV, bác sĩ có thể đưa ra quyết định xét nghiệm ADN của mẫu Pap để phát hiện ra virút ở người phụ nữ có mẫu xét nghiệm Pap bất thường. Điều này sẽ cho bác sĩ biết liệu loại HPV bạn đang mắc phải có gây nên ung thư không. Chỉ có một chuỗi các loại HPV nhất định gây nên ung thư. Thực ra, HPV loại 16 và 18 chiếm 70% của các ca ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm ADN này thường xảy ra ở phụ nữ có xét nghiệm Pap bất thường. Nó cũng có thể xảy ra như một phần của xét nghiệm Pap theo chu kỳ.
Trong xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung, như với kiếm tra Pap. Các tế bào sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra này có thể xác định 13 hoặc 14 loại HPV gây hại cao có liên quan tới ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm này thường hiếm khi diễn ra định kỳ ở phụ nữ dưới 30 tuổi bởi vì có nhiều phụ nữ trẻ hơn bị phơi nhiễm HPV và cơ thể họ thường loại bỏ virút mà không cần điều trị. Xét nghiệm ADN có thể gây nên những lo lắng không cần thiết. Một số chuyên gia cũng tin rằng ở những phụ nữ trẻ thì cổ tử cung có thể chịu đựng tốt HPV hơn so với phụ nữ khi về già.
Khi nào là lúc tốt nhất để xét nghiệm?
Việc kết hợp giữa kiểm tra Pap và kiểm tra HPV thường phù hợp cho phụ nữ trên 30 tuổi.
Xét nghiệm này sẽ giúp cho những bệnh nhân nữ và bác sĩ biết được liệu bệnh nhân đang có nguy cơ thấp hay cao bị ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm HPV là dương tính, bác sĩ có thể quyết định liệu việc có cần phải kiểm tra thêm hay không. Một xét nghiệm có thể được yêu cầu tiếp theo là soi âm đạo, khi đó một thiết bị phóng đại đăc biệt sẽ được dùng để khám nghiệm cổ tử cung, âm đạo, và âm hộ.
Nếu người phụ nữ đang cố gắng để mang thai, thì không cần phải xét nghiệm HPV trừ khi bác sĩ yêu cầu dựa trên những bất thường trong kiểm tra Pap. Trong suốt quá trình khám thai đầu tiên của giai đoạn trước khi sinh nở, mẫu xét nghiệm Pap sẽ được lấy, và nếu các kết quả có dấu hiệu của việc nhiễm HPV, thì sau đó bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm HPV.
Với thông tin trên em tìm hiểu và làm xét nghiệm để kiểm tra.
Chúc em mạnh khỏe.
Dương tính với HPV nhóm nguy cơ cao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là Đỗ Thị Chen, sinh năm 1966 tại Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Vào ngày 01/08/20016, em có đến gặp bác sĩ tại Bệnh viện Đại Học Y Dược và được bác sĩ hướng dẫn làm các xét nghiệm như sau:
– Siêu âm đầu dò âm đạo.
– Soi cổ tử cung.
– Xét nghiệm sinh học phân tử: HPV genotype PCR (QIAGEN).
Các kết quả xét nghiệm, bác sĩ xem giúp em trong file đính kèm. Em vừa nhận được kết quả Dương tính với HPV nhóm nguy cơ cao, do em ở xa nên nhờ bác sĩ hướng dẫn giúp em là khi nào em có thể đến Bênh viện để bác sĩ điều trị giúp cho em. Mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ. Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Em Đỗ Thị Chen – 0122 348 1987
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân gửi chị Chen
Trước tiên, cảm ơn chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của chị về sản phụ khoa a.
Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được.Sự chậm trễ này là không thể chấp nhận được và đã gây ra nhiều bất tiện cho chị. Ban quản trị Hỏi Bác sĩ chân thành xin lỗi chị và mong chị thông cảm cho sai sót này.
ViCare đang nỗ lực cải tiến để trợ giúp cho chị tốt hơn trong tương lai ạ.
Chúc chị và gia đình sức khoẻ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn gửi cho 3 ảnh, nhưng khi kích chuột phóng to ảnh chỉ hiển thị một ảnh đầu tiên cho nên không biết được các kết quả xét nghiệm để tư vấn. Đây có thể là lỗi phần mềm của trang, nhưng không sao cả. Như vậy là bạn bị nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao và siêm âm có nang buồng trứng trái
Tôi và bạn sẽ cùng trao đổi một số điểm cơ bản của nhiễm HPV và nang xơ buồng trứng nhé.
– HPV Là một loại vi rút gây u nhú ở người gọi tắt là HPV (Human Papilloma Virus)
– HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiều người bị nhiễm vi rút HPV trong cuộc đời mà không có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng .
– HPV có một số chủng được coi là “nguy cơ thấp” và chủng có “nguy cơ cao”. Chủng nguy cơ thấp có thể gây ra mụn có ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Chủng “nguy cơ cao” có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
– Có hơn 100 chủng vi rút HPV. Hầu hết các chủng đều vô hại. Có hơn 40 chủng có ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục và hậu môn (sùi mào gà), Một số chủng có nguy cơ thấp (HPV-6, HPV-11, HPV-2, HPV-1) có thể gây ra mụn cóc (mụn cơm) và mụn cóc ở lòng bàn chân.
– Có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18) chúng có thể gây tổn thương tiền ung thư, ung thư tử cung cũng như ung thư hậu môn và ung thư bộ phận sinh dục khác(ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật), ung thư đầu và cổ…
– Các vi rút HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền vi rút HPV.
– Sử dụng bao cao su là bảo vệ tốt nhất cho các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Nhưng thực tế bao cao su không thể che hết toàn bộ bề mặt da xung quang bộ phận sinh dục và hậu môn, do đó không bảo vệ hoàn toàn khỏi HPV.
– Phần lớn, cơ thể con người có khả năng tạo miễn nhiễm tiêu diệt HPV và trong vòng 1-2 năm HPV sẽ biến mất trong cơ thể. Tuy nhiên 2-7% phụ nữ không diệt được siêu vi trùng và bị nhiễm dần nặng lên. Sau vài năm, HPV sẽ gây biến đổi bất thường trong niêm mạc cổ tử cung, tạo ra những tế bào bất thường, có khả năng hóa ác. Nếu không được khám nghiệm, phát giác và theo dõi, những tế bào này phát triển thành ác tính, xâm lấn đưa đến ung thư cổ tử cung.
– Do đó, không phải ai bị HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Nhưng ngược lại, có đến 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện thấy DNA của virut HPV.
– Về điều trị nhiễm HPV: Không giống như các bệnh nhiễm trùng, HPV gây ra bởi vi rút và vi rút không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ các vi rút HPV. Có bốn chủng vi rút HPV (6 và 11) gây mụn cóc sinh dục (16 và 18) gây ung thư cổ tử cung đã có vắc xin. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin, một loại bảo vệ chống lại các loại 16 và 18 và một loại có thể chống lại tất cả bốn chủng loại vi rút. Bạn nên đến các trung tâm phòng dịch ở địa phương xin tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để có sự lựa chọn thích hợp.
Xem thêm: http://hpvinfo.vn/tieng-viet/phong-hpv/du-phong-chung/dieu-tri-hpv-c6890i8934.htm
– Về nang xơ buồng trứng, thì bạn chỉ cần định kỳ 3-6 tháng một lần siêu âm theo dõi sự tiến triển của chúng để có biện pháp sử lý kịp thời
Hy vọng tư vấn trên có ích cho bạn.
Theo ViCare