Những loại nhiễm trùng mũi phổ biến


4,226
1
1
Xu
53
Nhiễm trùng mũi do nấm Rhinosporidiosis là một loại nhiễm trùng phổ biến.

Mọc mụn trong mũi, chảy máu cam là bệnh gì?


Câu hỏi bởi:

Chào Bác sĩ năm nay em 21 tuổi. Vài tháng trước em hay bị sổ mũi nhẹ em không để ý. Dạo gần đây em có hiện tượng chảy máu cam 2 tháng này 3 lần rồi ạ. 1 ngày 2 lần và 1 ngày 1 lần cách nhau hơn 10 ngày ạ. Chảy bên phải thôi ạ. Em soi thì phát hiện trong mũi cả 2 bên có nổi cái gì khá lớn bằng hạt ngô nhẵn bóng màu đỏ tím nó che kín gần 2/3 lỗ mũi. Nhưng em không có khó thở. Có sổ mũi đặc màu trắng chỗ mũi gần và họng em có cảm giác như có dịch ở đó hơi khó chịu. Em có rửa mũi bằng nước muối sinh lý và uống kháng sinh amoxycilin nhưng không đỡ. Chỉ giảm hiện tượng sổ mũi thôi. 2 ngày nay em thấy hơi đau tai phải nhẹ. Em không biết hiện tượng của em là bệnh gì ạ có nguy hiểm không? Em đang ở nước ngoài công việc khá bận khám cũng khó khăn nên chưa đi được. Mong Bác sĩ giải đáp cho em và em nên uống thuốc gì.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Khối u màu tím đỏ mà em thấy trong mũi có thể là khối polyp mũi. Polyp mũi là loại khối u lành tính phát triển trên niêm mạc mũi. Khối u nhỏ có thể không gây ra vấn đề gì và không được chú ý. Polyp mũi lớn hơn có thể gây bít tắc đường mũi, viêm xoang và gây ra khó thở, mất cảm giác về mùi và các vấn đề khác.

Phương pháp chữa trị và thuốc: Mục tiêu chữa trị polyp mũi là để giảm kích thước của khối u hoặc loại bỏ khối u và chữa trị các rối loạn, chẳng hạn như dị ứng, có thể góp phần vào tình trạng viêm mạn tính ở đường mũi và xoang. Thuốc chữa trị có thể bao gồm: Corticosteroid. Các thuốc xịt mũi có corticosteroid làm giảm viêm có thể thu nhỏ các khối u hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Corticosteroid mũi bao gồm fluticasone (Flonase, Veramyst), budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel, những người khác), triamcinolone (Nasacort AQ) và beclomethasone (Beconase AQ). Tuy nhiên những thuốc này cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng kéo dài vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các thuốc khác như thuốc kháng histamine để chữa trị dị ứng, thuốc kháng sinh để chữa trị nhiễm trùng, hoặc thuốc kháng nấm để chữa trị các biểu hiện của dị ứng do nấm. Phẫu thuật Loại phẫu thuật phụ thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của các khối u, bao gồm:

– Cắt polyp.

– Phẫu thuật nội soi xoang

Mặc dù trong điều kiện của em việc đi khám là khá khó khăn, tuy nhiên chỉ có đến bác sĩ khám thì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh của em và có hướng chữa trị phù hợp, vì thế em hãy cố gắng thu xếp để đi khám bệnh sớm nhé.

Chúc em sớm khỏi bệnh!

Thường xuyên bị chảy máu cam, mỗi lần chảy rất nhiều, một ngày có thể bị 2-3 lần


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bạn em năm nay 22 tuổi. Bạn ấy thường xuyên bị chảy máu cam. Mỗi lần như vậy thì chảy rất nhiều. Một ngày có thể bị 2 đến 3 lần. Từ nhỏ đã bị cho đến bây giờ. Một năm thì có khoảng 5 tháng không bị. Những tháng từ tháng 9 thì mới bắt đầu bị. Lúc lớp 1 bạn em có bị tai nạn và trong não có máu đông nên đã phẫu thuật. Hiện tại sau cổ có một bướu lành. Và từ lúc bắt đầu bị chảy máu cam cho đến bây giờ là 22 tuổi thì vẫn sinh hoạt một cách bình thường không có dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Vậy cho em hỏi bạn em bị bệnh gì? Và cách chữa như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Có rất nhiều lí do gây chảy máu cam:

1. Các lí do tại chỗ:

Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng… Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi). Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi… Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…

2. Toàn thân:

Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét… Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch. Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ lí do, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu. Một số lí do khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, uống thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết…

Còn lại khoảng 5% không tìm được lí do (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu. Những tình huống nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi đầu để thẳng. Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, bạn của em bị chảy máu mũi thường xuyên tái phát thì cần khuyên bạn đến khám tại khoa Tai – Mũi – Họng để khám, nội soi hoặc phát hiện bệnh lý toàn thân, tìm lí do chữa trị triệt để.

Chúc sức khỏe!

Chảy máu cam 1 bên mũi là do đâu?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 18 tuổi, cháu bị chảy máu cam, mà chỉ chảy ra từ mũi phải, không phải ngày nào cũng chảy, cứ 15 đến 20 ngày lại chảy một lần. Bác sĩ cho cháu biết lí do tại sao ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào cháu!

Chảy máu cam 1 bên khả năng là cháu bị nhiễm trùng các cấu trúc mũi xoang phía bên chảy máu như viêm xoang mãn tính, polyp mũi, loét vách ngăn mũi do hóa chất (nếu làm việc ở nơi ô nhiễm). Đôi khi lí do là do nằm phòng máy lạnh liên tục nhiều ngày làm co thắt mạch máu mũi gây hoại tử niêm mạc mũi làm chảy máu. Cũng có khi đơn giản là do thói quen ngoáy mũi gây vỡ mạch máu mũi bên trong. Cần phải khám nội soi mũi thì mới biết rõ các lí do tại mũi gây chảy máu. Ngoài ra, có khi phải xét nghiệm máu kiểm tra chức năng đông cầm máu có bình thường không thì mới biết do lí do gì. Không có các xét nghiệm như trên thì không tài nào kết luận lí do chảy máu của cháu. Cháu nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng trước nhé.

Chúc cháu mau tìm ra bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng có lây không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Cho cháu hỏi bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng có bị lây không? Cháu đang bị bệnh viêm xoang hay viêm mũi dị ứng mà có người ngủ chung thì người đó có bị lây không? Và khi bị 2 loại bệnh này nên kiêng ăn những gì? Nên ăn gì để tốt cho việc chữa trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng?

Cháu cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào cháu!

Cháu không nói rõ bị bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm xoang đã lâu chưa, đã chữa trị gì chưa, có kèm theo bệnh dị ứng? Bệnh viêm mũi dị ứng: là triệu chứng bệnh ở mũi, do niêm mạc mũi bị viêm, phù nề và rất dễ nhận biết với các biểu hiện: hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi một hoặc cả hai bên nước mũi trong suốt, không có mùi và dẫn đến ngạt mũi.

Có thể ngạt từng bên có khi ngạt cả 2 bên khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng. Sự rối loạn thông khí, ứ đọng dịch trong các xoang và hậu quả là sẽ dẫn tới bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Viêm mũi dị ứng thường bắt đầu trước tuổi 20 (nhiều nhất từ 12-15 tuổi). Bệnh tiến triển ngày càng nặng. Trong tình huống viêm mũi dị ứng do phấn hoa có thể giảm đi khi bệnh nhân chuyển khỏi vùng có phấn hoa đó.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng:

Do môi trường sống (bụi nhà, bào tử nấm, bọ chét, lông chó mèo…).

Tác nhân theo mùa (phấn hoa, cây cỏ); liên quan đến nghề nghiệp (hóa chất).

Thực phẩm (tôm, cua, cá). Những yếu tố dị ứng như cơ địa dễ phản ứng với các vật lạ, mùi lạ; di truyền; tiếp xúc.

Dị dạng hốc mũi và nhiễm trùng.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:

Dựa vào lí do gây bệnh mà có các biện pháp khác nhau như tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng (giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ở ngoài đường; tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ và đặc biệt phải giữ ấm cơ thể nhất là lúc gần sáng hoặc mùa lạnh. Nhỏ/xịt mũi khi ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi. Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh viêm mũi xoang dị ứng: là bệnh viêm xoang ở người bị dị ứng, vì vậy các biểu hiện của viêm mũi dị ứng luôn tồn tại và triệu chứng trên lâm sàng ở mức độ nặng hơn. Triệu chứng triệu chứng là ngứa mũi, hắt xì, chảy mũi, nghẹt mũi luôn luôn xuất hiện. Do thời gian viêm mũi dị ứng kéo dài nên niêm mạc hốc mũi, niêm mạc trong các xoang bị phù nề thoái hóa dạng polype.

Các dị dạng hốc mũi như vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi làm tăng các biểu hiện dị ứng. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, niêm mạc các xoang dầy lên dần dần chiếm hết diện tích các xoang, polype phát triển ra hốc mũi che kín dần hốc mũi gây nghẹt mũi thường xuyên, chảy mũi, nặng đầu và bệnh nhân nói giọng mũi kín. Việc chữa trị cả hai bệnh này rất khó khăn vì viêm mũi dị ứng thường tái diễn khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Như vậy, từ lí do gây bệnh cho thấy đây không phải là bệnh lây nên việc sống chung (ngủ chung) không bị tác động đâu cháu ạ. Tuy nhiên, tốt nhất cháu hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp chữa trị phù hợp. Về chế độ ăn: cháu nên kiêng các chất kích thích như chua, cay và các thức ăn hay gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng…

Nên tránh xa các con vật có lông như chó, mèo… Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp lý về thành phần cũng như cung cấp đầy đủ vitamin sẽ giúp cháu có sức đề kháng tốt hơn trong việc phòng bệnh.

Chúc cháu có một sức khỏe tốt!

Chảy máu cam ngày 5-6 lần khi người mệt mỏi


Câu hỏi bởi: Vanvunvo

Chào bác sĩ.

Em bị chảy máu cam với ngày 5-6 lần khi người mệt mỏi. Bình thường thì ngày 1-3 lần. Dịp gần đây em bị chảy máu lúc ngủ dậy và lại thấy nó loãng hơn, màu hơi vàng chứ không đỏ thắm như những lần trước. Vậy cho em hỏi em bị gì và cách chữa ạ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có rất nhiều lí do gây chảy máu cam, có cả do tại chỗ hoặc do bệnh toàn thân.

Tại chỗ:

Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng…

Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hóa chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi).

Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi…

Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…

Toàn thân:

Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…

Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch.

Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tủy; giảm tiểu cầu chưa rõ lí do, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.

Một số lí do khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, uống thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết…

Còn lại khoảng 5% không tìm được lí do (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.

Đây là một dấu hiệu đáng lưu ý có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, bạn nên đi khám Tai Mũi Họng sớm để tìm lí do mới có thể chữa trị được.

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl