Điều trị ngộ độc khí nói chung như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG) và Troponin.

Làm gì khi ngộ độc?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Xin bác sĩ cho tôi biết phải làm thế nào khi bị ngộ độc?

Tôi cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Có nhiều phương thức có thể gây ngộ độc như: ngộ độc qua đường tiêu hóa, ngộ độc qua đường hô hấp. Tất cả các tình huống bị ngộ độc đều có những nguyên tắc xử trí chung ban đầu giống nhau tuy nhiên với từng loại ngộ độc khác nhau có hướng xử trí cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc xử trí ban đầu khi bị ngộ độc là cần phải dừng ngay việc tiếp xúc với các yếu tố gây ngộ độc và nhanh chóng tìm cách loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

Các tình huống ngộ độc qua đường tiêu hóa rất phổ biến như: ngộ độc thức ăn khi ăn những đồ ăn không được bảo quản tốt nên bị nhiễm vi khuẩn và các vi khuẩn này sinh ra các độc tố gây độc cho cơ thể khi ăn vào. Hoặc ngộ độc thức ăn có thể xảy ra khi ăn những thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định cho phép gây nhiễm độc cho cơ thể. Hoặc có thể ngộ độc hóa chất, ngộ độc thuốc, thuốc trừ sâu do vô tình hay cố ý,…

Khi bị ngộ độc, người bệnh thường đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng. Đó là phản ứng bảo vệ của cơ thể giúp tống những chất độc hại, những chất mà cơ thể không dung nạp được ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, cách xử trí trong những tình huống bị ngộ độc qua đường tiêu hóa, trước tiên là dừng ngay việc ăn uống các đồ ăn, đồ uống nghi ngờ, không dùng thuốc chống nôn, không dùng thuốc chống tiêu chảy. Nếu người bệnh không nôn được thì phải móc họng hoặc ngoáy họng hoặc cho uống nước mùn thớt để kích thích cho nôn, tống chất độc ra ngoài cơ thể. Biện pháp gây nôn thường chỉ áp dụng trong 6 giờ đầu mới có hiệu quả bởi sau 6 giờ, chất độc đã ngấm vào trong cơ thể. Không gây nôn đối với những tình huống ngộ độc các chất kiềm hay acid bởi khi gây nôn sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản, gây sẹo chiết hẹp thực quản. Sau đó chuyển ngay bệnh nhân tới Trung tâm Hồi sức tích cực và chống độc gần nhất để bác sĩ tiếp tục chữa trị cho bệnh nhân.

Ngộ độc qua đường hô hấp thường là do hít phải hóa chất gây độc hay do hít phải các loại khí độc trong các hầm lò,… Sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân bằng cách đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực có khí độc càng sớm càng tốt, nếu có ngừng tim, ngừng hô hấp thì cần phải hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Chúc bạn khỏe!

Chảy máu mũi 1 bên (trái), khạc ra máu do hít phải thuốc diệt muỗi có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nam giới, sinh năm 1992, trước giờ em không bị chảy máu cam, dạo gần đây em vô tình hít hơi nhiều thuốc xịt muỗi (do nhà em muỗi nhiều) sau khi hít xong em cảm thấy khó chịu khạc ra máu, hỉ nước mũi ra máu, em sợ và ngưng không sài nửa. Sau khi không xài thì em thấy hết, nhưng tầm 15 ngày sau thỉnh thoảng em súc miệng buổi tối, hỉ ra nước mũi kèm 1 ít máu (chảy 1 bên trái), khạc ra cũng có máu, nhưng ra rất ít và hết liền sau đó không chảy nữa. Em rất lo 1-3 ngày lại bị, nhưng lại hết ngay sau đó không cần kềm, cơ thể em bình thường, ăn uống ngủ nghỉ vẫn bình thường, không sốt hay gì cả. Em mong bác sĩ giúp em, có nguy hiểm không ạ.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Các sản phẩm diệt côn trùng thường được sản xuất theo ba nhóm: nhóm có gốc clo hữu cơ (gồm các chất như Aldrin, DDVP, DDT, BHC, Lindane), nhóm có gốc phốt pho hữu cơ (gồm Dichlorvos, Mathathion, Diazinon) và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do rất độc.

Các sản phẩm thuốc xịt muỗi, nhang trừ muỗi thường sử dụng nguyên liệu thuộc họ Pyrethrine (được chiết xuất từ cây hoa cúc). Hoạt chất này khi tiếp xúc với môi trường sẽ bị ôxy hóa, chuyển thành các chất ít độc hại. Tuy nhiên, nếu dùng tràn lan, nó có thể gây ngộ độc. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, các triệu chứng nhiễm độc có thể bị dị ứng da, chảy nước mắt, ngứa, hắt hơi, khó thở, kích ứng niêm mạc gây xuất huyết…

Các biểu hiện bạn đang gặp phải rất có thể do nhiễm độc khi hít phải một lượng nhiều thuốc xịt muỗi gây tổn thương niêm mạc, các mao mạch nông ở mũi và thận. Với tình trạng hiện tại bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và điều trị.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Ngộ độc hoá chất


Câu hỏi bởi: Lê Thị Lành

Thưa bác sĩ, 2 hôm trước cháu đánh răng có dính sửa rửa mặt, đánh thấy có mùi nên biết và đã súc miệng, sáng hôm sau thấy hơi nhức đầu, buồn nôn, đêm thứ 2 cháu thấy chân tay bủn rủn cảm giác như không còn sức (mặc dù cháu cũng đã ăn đủ bữa) và hơi khó chịu ở dạ dày cho đến tận bây giờ, có lúc thấy nhói ở tim ( không biết có liên quan, hay cháu đa nghi nữa) , có phải cháu bị ngộ độc hoá chất không bác sĩ, cần làm những xét nghiệm gì để biết và điều trị? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào cháu,
Thông thường sữa rửa mặt không có nhiều hóa chất như vậy đâu nên không phải cháu bị ngộ độc.
Những dấu hiệu của cháu có thể là do làm việc căng thẳng dẫn tới stress và ăn ít thôi.
Chúc cháu sức khỏe!

ngộ độc


Câu hỏi bởi: Giấu tên

thưa bác sỹ cháu huy 29t cách đây 2 năm cháu bị ngộ độc men gan gpt:1000 got:600 billribulltp:120 .nguyên nhân đi khám bác sỹ chuẩn đoán trào axit dạ dày uống thuốc không đỡ sau đó uống thuốc nam .sau đó sàn nhà hàng xóm chơi ong mật đốt 60 con.sau đó đi cấp cứu bệnh viện tư nhânn 16a hà đông do hôm đấy là chủ nhât.cháu điều trị 2,tuần truyền dich sau đó ra viện với men gan gpt:100 sau 1 thang kiểm tra lại gpt:26 got:16 protein:82 abumin:47.chức năng thận bình thường .từ đó cháu rất hay bị ngứa có thể nói rất ngứa.vưa rùi cháu kiểm tra lại.gpt:28 got:16 billribulltp:8 siêu âm bình thường .đông máu bình thường .fereterin:570.sắt huyết thanh:20 có kháng thể ana và dsdna:67 .hiện tại cháu rất ngứa ăn uống không ngon .cho cháu hỏi gan cháu có sao không .cháu phải làm gì để hết ngứa .bác sỹ cho cháu lời khuyên .cháu điều trị thuốc medrol bác sỹ kê cháu thấy cháu rất mệt không chịu được

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn

Như vậy hiện tại xét nghiệm về chức năng gan của bạn là bình thường. Về biểu hiện ngứa của bạn có thể là do độc tố, bạn nên đi khám ở khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai để tìm xác định nguyên nhân từ đó mới có thuốc chữa hiệu quả. Thuốc Medrol là một dạng corticoid chỉ có tác dụng làm lui triệu chứng, đồng thời nếu uống nhiều sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn.

Chúc bạn mạnh khỏe

Hít phải thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?


Câu hỏi bởi: Tuấn

Chào bác sĩ!

1 năm trước em bị sốt, má lấy nhiệt kế đo cho em sau khi đo xong không thấy chuyện gì xảy ra em kêu má là để con vẩy cho thủy ngân xuống hết. Sau khi vẩy mạnh nhiệt kế rơi xuống ghế thì thủy ngân văng ra nhiều nơi. Lúc dọn là em dùng giấy dọn, em dọn thấy rất ít thủy ngân và sau khi xong em thấy còn mấy hạt thuỷ ngân sót. Lúc em đi lấy giấy quay lại không thấy còn thủy ngân và mọi người vẫn ở đó. Lúc đó không biết tác hại của thủy ngân em ngủ dưới ghế với má, bà ngủ trên giường. Khi ngủ mọi người đều mắc màn và còn bật máy lạnh. Mấy tháng sau em bị mắc bệnh về da, thấy bị lát da ở (cổ, lưng, ngực, bụng, nách, bẹn). Sau đó em tới bệnh viện da liễu 2 lần mà vẫn không trị khỏi vì thế nên em không quan tâm nữa. 1 năm sau thì má em bị lát da như em. Có lúc 3 ngày em ăn vô thấy hơi đau ngực, có lúc em thấy hơi đau ngực ở bên trái mà không biết có bị phổi hay không. Bác sĩ có thể trả lời nhanh vì em nghe thầy giáo nói là có người hít thủy ngân 10 năm sau chết còn có người thì không sao cả. Em sợ lắm Bác sĩ à.

Cám ơn Bác sĩ đã đọc!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào cháu.

Thủy ngân là một kim loai nặng, có thể bay hơi ở nhiệt độ thường nên cháu có thể hít phải hơi thủy ngân do nhiệt kế bị vỡ vào phổi. Khi nhiệt kế vỡ lượng thủy ngân tung ra rất ít, chỉ khoảng 1/8 ml và dạng kim loại, dạng kim loại chỉ độc khi bay hơi và người hoặc động vật hít phải với số lượng lớn gây viêm phổi cấp tính. Thủy ngân độc hơn bởi các hợp chất của nó và bởi sự tích lũy của nó trong cơ thể khi bị nhiễm ít một trong một thời gian dài. Vì vậy hiện tượng bệnh về da ở cổ lưng và bụng của cháu và mẹ không phải căn nguyên là do một cái nhiệt kế thủy ngân bị vỡ một năm về trước. Hiện tượng thấy hơi đau ngực trái cũng không phải có căn do là ngộ độc thủy ngân, vì ngộ độc hơi thủy ngân có triệu chứng ngộ độc ngay, chỉ sau thời gian bị nhiễm độc vài ngày.

Chúc cháu luôn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl