Đau hậu môn, đau bụng, táo bón, mệt mỏi, phân có máu, khuôn phân dẹt là những biểu hiện thường thấy ở ung thư ống hậu môn. Những giải thích chi tiết hơn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ và có cách khắc phục những triệu chứng này.
Xạ trị ung thư bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn có ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ giúp ạ. Mẹ cháu 47 tuổi 2 năm trước mẹ cháu bị ung thư cổ tử cung, đã chữa trị tại bệnh viện K bằng phương pháp nguồn và xạ trị, từ đó mẹ cháu vẫn đi kiểm tra định kỳ và chưa thấy bệnh tái phát, nhưng từ ngày đó mẹ cháu thường đi đại tiện khó, ra máu, gần đây mẹ cháu phải mổ vì ống niệu quản hẹp, thận giãn độ 3. Mẹ cháu mổ về nhà được 2 tháng nhưng luôn có cảm giác muốn đại tiện, có ngày đi khoảng 8-9 lần, khi đi thì không ra phân, có lần được 1 ít phân mềm hoặc chỉ ra ít máu tươi. Sau mỗi lần đại tiện thường bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn, mẹ cháu đau lắm. Tình trạng trên có phải tác động do chữa trị xạ? Xin bác sĩ cho mẹ cháu lời khuyên để xử lý được tình trạng đó tại nhà.
Xin cảm ơn và mong hồi âm của bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát là phương pháp xạ trị mà nguồn bức xạ được đưa trực tiếp vào khối u hay áp sát khối u. Đây là phương pháp chữa trị rất chính xác, liều tập trung rất cao vào u và liều sẽ giảm nhanh ra các mô lành xung quanh. Trong thời gian chữa trị, mẹ bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, tiểu tiện rát buốt, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy… Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu. Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp chữa trị…
Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi kết thúc chữa trị. Qua thư bạn gửi, mẹ bạn có thể bị các tác dụng phụ viêm trực tràng, viêm bàng quang xuất huyết, nhưng sẽ hết khi ngừng xạ trị. Hiện tại, nếu mẹ bạn có các vấn đề về đại tiện, cần thông báo cho bác sĩ chữa trị để có các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá di căn ung thư…, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn dễ tiêu, có đủ chất xơ để tránh táo bón.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Hậu môn xuất hiện cục thịt có phải bị ung thư đại tràng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, em có cục thịt dư ở hậu môn. Khi đi cầu thì hơi đau, lúc trước có máu nhưng giờ thì không. Khi đi xong nó vẫn còn nằm ở đó, không thụt vào, phân có lúc có hình dẹt. Xin hỏi bác sĩ cháu bị gì vậy ạ? Cháu đọc trên mạng thấy phân dẹt có trong những dấu hiệu của biểu hiện Ung thư đại tràng nên cháu rất sợ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng mà cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh trĩ. Hai biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu đỏ tươi và sa trĩ khi đại tiện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, được phân chia qua ranh giới là đường răng lược, trĩ nội khi những búi trĩ nằm trên đường răng lược và trĩ ngoại khi những búi trĩ nằm ngoài đường răng lược, được phủ bởi da. Theo mức độ búi trĩ, trĩ nội còn được chia thành 4 độ: độ 1 trĩ chỉ to trong lòng ống hậu môn, khi đại tiện trĩ không sa ra ngoài; độ 2 búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lên; độ 3 búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đi ngoài phải lấy tay đẩy búi trĩ vào hậu môn và độ 4 búi trĩ sa thường xuyên ở ngoài hậu môn hoặc đẩy vào hậu môn khó, khi đi lại hoặc gắng sức búi trĩ dễ tụt ra ngoài hậu môn.
Tuy nhiên chưa thể loại trừ hoàn toàn các bệnh lí nguy hiểm như Ung thư trực tràng. Để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp, thăm – soi hậu môn trực tràng… Với tình trạng hiện tại cháu nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Ung thư môn vị giai đoạn đầu phẫu thuật có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: quocnam3979
Chào bác sĩ.
Mẹ em 70 tuổi chẩn đoán nội soi kết quả là bị ung thư môn vị giai đoạn đầu. Bác sĩ không cho thuốc uống nữa mà bảo là phải đi phẫu thuật gấp nhưng sức khỏe của mẹ em rất là kém và suy sụp tinh thần. Cho nên em xin bác sĩ cho em hỏi là nếu phẫu thuật thì có nguy hiểm gì nhiều không vậy thưa bác sĩ? Và tỉ lệ thành công của ca mổ được bao nhiêu vậy bác sĩ? Với lại thời gian sống có hy vọng nhiều không thưa bác sĩ? Bây giờ em rất là bối rối và lo lắng rất nhiều.
Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước hết tôi rất thông cảm với bệnh lí của mẹ bạn, tuy nhiên mẹ bạn đã rất may mắn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm vì các biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn đầu là rất mơ hồ. Phương pháp phẫu thuật là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư thư giai đoạn sớm. Tùy theo mức độ xâm lấn của tế bào ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày.Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật cao. Ngoài ra bệnh nhân còn được hỗ trợ chữa trị bằng phương pháp hóa trị liệu và xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Có đến 80% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể kéo dài sự sống sau 5 năm.
Nếu không được phẫu thuật dạ dày chắc chắn dẫn đến tử vong, chỉ có 2% sống thêm được trên 5 năm. Vì vậy phương pháp chữa trị tốt nhất của mẹ bạn hiện tại là phẫu thuật, bạn và gia đình nên động viên mẹ, thuyết phục mẹ đi khám, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bạn bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay hoặc chữa trị cho sức khỏe ổn định hơn rồi tiến hành phẫu thuật.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Nhói đau như giật điện ở hậu môn khi đi vệ sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Gần đây mỗi lần em đi tiểu tiện hoặc đại tiện đều có hiện tượng nhói đau ở hậu môn, như bị điện giật vậy. Xin hỏi đó là bệnh gì? Cách chữa trị thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Vùng hậu môn trực tràng là vùng nhạy cảm có rất nhiều thần kinh cảm giác và có nhiều mạch máu. Các bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng thường là: trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm trực tràng, Polyp hậu môn-trực tràng, ung thư hậu môn và trực tràng, áp xe hậu môn-trực tràng. Các bệnh này có thể có dấu hiệu đau. Tính chất đau triệu chứng trong mỗi bệnh cũng khác nhau, ví dụ như: đau rát, đau như dao cắt kèm chảy máu khi đi đại tiện trong bệnh nứt kẽ hậu môn, đau liên tục kéo dài trong bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, đau kèm sưng nề, chảy máu trong bệnh trĩ biến chứng, đau liên tục có thể dữ dội kèm theo sưng cứng một vùng hậu môn thường gặp trong áp xe hậu môn-trực tràng.
Tính chất đau trong các bệnh trên thường chỉ liên quan đến đại tiện. Tính chất đau nhói như điện giật của bạn không giống như tính chất đau của những bệnh trên và lại xuất hiện cả khi đi tiểu. Như vậy, có thể chỉ là triệu chứng của rối loạn thần kinh cảm giác tại vùng hậu môn-trực tràng. Hiện tượng đau của bạn nếu không kèm theo dấu hiệu chảy máu hay sưng tấy quanh hậu môn, trực tràng thì bạn có thể thực hiện thử biện pháp sau:
Trước khi đi đại tiện hay tiểu tiện, bạn hãy dùng tay xoa, day nhẹ vùng hậu môn trực tràng. Bạn có thể ngâm vùng hậu môn-trực tràng bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm 1-2 lần/ngày, tốt nhất là sau khi đi đại tiện. Thực hiện một thời gian không đỡ hoặc bạn có các dấu hiệu kèm theo như chảy máu, sưng tấy vùng hậu môn-trực tràng thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn chóng khỏe!
Bị apxe lâu có dẫn đến ung thư?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị apxe hậu môn củng 2 tháng nay nhưng không hết đi khám bác sĩ thì bác sĩ cho thuốc uống để cho mủ tự tiêu nhưng gần 2 tháng nay củng không hết, do em củng có bệnh sui mồng gà ở hậu môn nên phải đi xịt AL, lúc chưa xịt AL thì apxe hầu như gần hết nhưng khi xịt AL về thì tình trạng bệnh nặng hơn cho đến bây giờ củng dc 2 tháng cứ sáng dậy là hậu môn có mủ vốn cục, vậy apxe lâu quá có dẫn đến ung thư không vậy bác sĩ.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Áp xe hậu môn thường không biến chứng thành ung thư. Có thể bạn dừng việc xịt AL, vì xịt AL là dùng Nitơ lỏng áp lên tổn thương dùng nhiệt lạnh để chữa trị, nhiệt lạnh có thể gây bỏng lạnh, tổn thương một vùng tổ chức rộng làm bệnh áp xe hậu môn nặng hơn. Bạn tập trung vào chữa trị cho khỏi hẳn bệnh áp xe hậu môn, vì bệnh áp xe hậu môn có nguy hiểm ở chỗ tạo thành lỗ rò hậu môn, lỗ rò hậu môn làm phân và dịch trực tràng luôn luôn rỉ ra qua lỗ rò này làm hôi thối, rất mất vệ sinh vùng chậu, việc phẫu thuật bịt đường rò khó thực hiện thành công. Sau khi khỏi bệnh bạn chuyển sang chữa trị sùi mào gà bằng đốt la de hoặc đốt điện.
Chúc bạn khỏe!
Xạ trị ung thư bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn có ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu có câu hỏi nhờ bác sĩ giúp ạ. Mẹ cháu 47 tuổi 2 năm trước mẹ cháu bị ung thư cổ tử cung, đã chữa trị tại bệnh viện K bằng phương pháp nguồn và xạ trị, từ đó mẹ cháu vẫn đi kiểm tra định kỳ và chưa thấy bệnh tái phát, nhưng từ ngày đó mẹ cháu thường đi đại tiện khó, ra máu, gần đây mẹ cháu phải mổ vì ống niệu quản hẹp, thận giãn độ 3. Mẹ cháu mổ về nhà được 2 tháng nhưng luôn có cảm giác muốn đại tiện, có ngày đi khoảng 8-9 lần, khi đi thì không ra phân, có lần được 1 ít phân mềm hoặc chỉ ra ít máu tươi. Sau mỗi lần đại tiện thường bị đau tê xuống chân, đau tức lỗ hậu môn, mẹ cháu đau lắm. Tình trạng trên có phải tác động do chữa trị xạ? Xin bác sĩ cho mẹ cháu lời khuyên để xử lý được tình trạng đó tại nhà.
Xin cảm ơn và mong hồi âm của bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát là phương pháp xạ trị mà nguồn bức xạ được đưa trực tiếp vào khối u hay áp sát khối u. Đây là phương pháp chữa trị rất chính xác, liều tập trung rất cao vào u và liều sẽ giảm nhanh ra các mô lành xung quanh. Trong thời gian chữa trị, mẹ bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, tiểu tiện rát buốt, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy… Những tác dụng phụ này liên quan việc xạ trị vào vùng chậu. Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ tùy thuộc cơ địa bệnh nhân, giai đoạn bệnh, thể tích và liều lượng xạ trị, sự dung nạp chữa trị…
Những tác dụng phụ này thường chỉ có tính tạm thời và sẽ mất đi một thời gian ngắn sau khi kết thúc chữa trị. Qua thư bạn gửi, mẹ bạn có thể bị các tác dụng phụ viêm trực tràng, viêm bàng quang xuất huyết, nhưng sẽ hết khi ngừng xạ trị. Hiện tại, nếu mẹ bạn có các vấn đề về đại tiện, cần thông báo cho bác sĩ chữa trị để có các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá di căn ung thư…, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bạn cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn dễ tiêu, có đủ chất xơ để tránh táo bón.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Hậu môn xuất hiện cục thịt có phải bị ung thư đại tràng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, em có cục thịt dư ở hậu môn. Khi đi cầu thì hơi đau, lúc trước có máu nhưng giờ thì không. Khi đi xong nó vẫn còn nằm ở đó, không thụt vào, phân có lúc có hình dẹt. Xin hỏi bác sĩ cháu bị gì vậy ạ? Cháu đọc trên mạng thấy phân dẹt có trong những dấu hiệu của biểu hiện Ung thư đại tràng nên cháu rất sợ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng mà cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh trĩ. Hai biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu đỏ tươi và sa trĩ khi đại tiện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, được phân chia qua ranh giới là đường răng lược, trĩ nội khi những búi trĩ nằm trên đường răng lược và trĩ ngoại khi những búi trĩ nằm ngoài đường răng lược, được phủ bởi da. Theo mức độ búi trĩ, trĩ nội còn được chia thành 4 độ: độ 1 trĩ chỉ to trong lòng ống hậu môn, khi đại tiện trĩ không sa ra ngoài; độ 2 búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lên; độ 3 búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đi ngoài phải lấy tay đẩy búi trĩ vào hậu môn và độ 4 búi trĩ sa thường xuyên ở ngoài hậu môn hoặc đẩy vào hậu môn khó, khi đi lại hoặc gắng sức búi trĩ dễ tụt ra ngoài hậu môn.
Tuy nhiên chưa thể loại trừ hoàn toàn các bệnh lí nguy hiểm như Ung thư trực tràng. Để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp, thăm – soi hậu môn trực tràng… Với tình trạng hiện tại cháu nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Ung thư môn vị giai đoạn đầu phẫu thuật có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: quocnam3979
Chào bác sĩ.
Mẹ em 70 tuổi chẩn đoán nội soi kết quả là bị ung thư môn vị giai đoạn đầu. Bác sĩ không cho thuốc uống nữa mà bảo là phải đi phẫu thuật gấp nhưng sức khỏe của mẹ em rất là kém và suy sụp tinh thần. Cho nên em xin bác sĩ cho em hỏi là nếu phẫu thuật thì có nguy hiểm gì nhiều không vậy thưa bác sĩ? Và tỉ lệ thành công của ca mổ được bao nhiêu vậy bác sĩ? Với lại thời gian sống có hy vọng nhiều không thưa bác sĩ? Bây giờ em rất là bối rối và lo lắng rất nhiều.
Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước hết tôi rất thông cảm với bệnh lí của mẹ bạn, tuy nhiên mẹ bạn đã rất may mắn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm vì các biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn đầu là rất mơ hồ. Phương pháp phẫu thuật là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư thư giai đoạn sớm. Tùy theo mức độ xâm lấn của tế bào ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày.Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật cao. Ngoài ra bệnh nhân còn được hỗ trợ chữa trị bằng phương pháp hóa trị liệu và xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Có đến 80% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể kéo dài sự sống sau 5 năm.
Nếu không được phẫu thuật dạ dày chắc chắn dẫn đến tử vong, chỉ có 2% sống thêm được trên 5 năm. Vì vậy phương pháp chữa trị tốt nhất của mẹ bạn hiện tại là phẫu thuật, bạn và gia đình nên động viên mẹ, thuyết phục mẹ đi khám, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bạn bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay hoặc chữa trị cho sức khỏe ổn định hơn rồi tiến hành phẫu thuật.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Nhói đau như giật điện ở hậu môn khi đi vệ sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Gần đây mỗi lần em đi tiểu tiện hoặc đại tiện đều có hiện tượng nhói đau ở hậu môn, như bị điện giật vậy. Xin hỏi đó là bệnh gì? Cách chữa trị thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Vùng hậu môn trực tràng là vùng nhạy cảm có rất nhiều thần kinh cảm giác và có nhiều mạch máu. Các bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng thường là: trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm trực tràng, Polyp hậu môn-trực tràng, ung thư hậu môn và trực tràng, áp xe hậu môn-trực tràng. Các bệnh này có thể có dấu hiệu đau. Tính chất đau triệu chứng trong mỗi bệnh cũng khác nhau, ví dụ như: đau rát, đau như dao cắt kèm chảy máu khi đi đại tiện trong bệnh nứt kẽ hậu môn, đau liên tục kéo dài trong bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, đau kèm sưng nề, chảy máu trong bệnh trĩ biến chứng, đau liên tục có thể dữ dội kèm theo sưng cứng một vùng hậu môn thường gặp trong áp xe hậu môn-trực tràng.
Tính chất đau trong các bệnh trên thường chỉ liên quan đến đại tiện. Tính chất đau nhói như điện giật của bạn không giống như tính chất đau của những bệnh trên và lại xuất hiện cả khi đi tiểu. Như vậy, có thể chỉ là triệu chứng của rối loạn thần kinh cảm giác tại vùng hậu môn-trực tràng. Hiện tượng đau của bạn nếu không kèm theo dấu hiệu chảy máu hay sưng tấy quanh hậu môn, trực tràng thì bạn có thể thực hiện thử biện pháp sau:
Trước khi đi đại tiện hay tiểu tiện, bạn hãy dùng tay xoa, day nhẹ vùng hậu môn trực tràng. Bạn có thể ngâm vùng hậu môn-trực tràng bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm 1-2 lần/ngày, tốt nhất là sau khi đi đại tiện. Thực hiện một thời gian không đỡ hoặc bạn có các dấu hiệu kèm theo như chảy máu, sưng tấy vùng hậu môn-trực tràng thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn chóng khỏe!
Bị apxe lâu có dẫn đến ung thư?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị apxe hậu môn củng 2 tháng nay nhưng không hết đi khám bác sĩ thì bác sĩ cho thuốc uống để cho mủ tự tiêu nhưng gần 2 tháng nay củng không hết, do em củng có bệnh sui mồng gà ở hậu môn nên phải đi xịt AL, lúc chưa xịt AL thì apxe hầu như gần hết nhưng khi xịt AL về thì tình trạng bệnh nặng hơn cho đến bây giờ củng dc 2 tháng cứ sáng dậy là hậu môn có mủ vốn cục, vậy apxe lâu quá có dẫn đến ung thư không vậy bác sĩ.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Áp xe hậu môn thường không biến chứng thành ung thư. Có thể bạn dừng việc xịt AL, vì xịt AL là dùng Nitơ lỏng áp lên tổn thương dùng nhiệt lạnh để chữa trị, nhiệt lạnh có thể gây bỏng lạnh, tổn thương một vùng tổ chức rộng làm bệnh áp xe hậu môn nặng hơn. Bạn tập trung vào chữa trị cho khỏi hẳn bệnh áp xe hậu môn, vì bệnh áp xe hậu môn có nguy hiểm ở chỗ tạo thành lỗ rò hậu môn, lỗ rò hậu môn làm phân và dịch trực tràng luôn luôn rỉ ra qua lỗ rò này làm hôi thối, rất mất vệ sinh vùng chậu, việc phẫu thuật bịt đường rò khó thực hiện thành công. Sau khi khỏi bệnh bạn chuyển sang chữa trị sùi mào gà bằng đốt la de hoặc đốt điện.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare