Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn tiến triển của bệnh. Dưới đây là những giải đáp của chuyên gia về khả năng kéo dài sự sống khi mắc căn bệnh này.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có thể sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn tôi năm nay 18 tuổi, là nam. Bạn ấy bị bệnh ung thư máu năm 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu bạn ấy có thể sống được bao lâu nữa? Có những phương pháp điều trị nào giúp cải thiện tình hình sức khoẻ không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu được chia làm 2 loại chính: Bệnh bạch cầu Lympho và bệnh bạch cầu nguyên bào tủy. Hai loại này được chia thành mãn tính và cấp tính, tùy thuộc vào tốc độ tiến triển của bệnh.
– Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính: Tác động đến các tế bào bạch huyết được tạo ra trong tủy xương. Nó được xếp vào loại bệnh bạch cầu mãn tính. Sự tiến triển của bệnh khá chậm và các biểu hiện chỉ xuất hiện trong giai đoạn sau. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Những người được phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống có thể lên tới 8 năm. Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa có thể sống được khoảng 5 năm, và những người mắc bệnh ở giai đoạn cuối có thể sống được khoảng 3 năm. Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được ghi nhận có tỷ lệ sống cao nhất là gần 10 năm.
– Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính: Các dạng nặng hơn của bệnh bạch cầu là bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính, tiến triển nhanh hơn nhiều so với bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính. Phát hiện bệnh sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm.
– Bệnh bạch cầu Lympho mãn tính: Gần như không bao giờ xảy ra ở trẻ em, mà đa số xảy ra với những ở độ tuổi trên 60. Loại bạch cầu này tiến triển chậm. Nếu bệnh đã tác động đến các tế bào B và được chữa trị sớm, bệnh nhân có thể sống được từ 10-20 năm.
– Bệnh bạch cầu Lympho cấp tính: Loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ em là bệnh bạch cầu Lympho cấp tính. Tiên lượng sống cho loại bệnh bạch cầu này rất thấp, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu Lympho cấp tính có thể sống nhiều nhất là 4 tháng. Tuy nhiên, với phương pháp chữa trị hiện đại (hóa trị), khoảng 80% trẻ em mắc căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở người lớn là 40%. Tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ thay đổi, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, nhưng trẻ em trong độ tuổi từ 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn là cao nhất.
Trường hợp bạn của bạn hiện tại 18 tuổi, phát hiện bệnh từ lúc 5 tuổi như vậy bạn của bạn có thể bị bệnh bạch cầu Lympho cấp tính hoặc bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính. Không rõ bạn của bạn bị loại ung thư máu nào, tình trạng hiện nay ra sao nên khó tiên lượng chính xác thời gian sống cũng như cách chữa trị. Tuy nhiên, khi đã có bệnh như vậy, bạn của bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tình trạng bệnh ổn định kéo dài.
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Bị ung thư máu lại mang van tim cơ học sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em thay van tim hai lá van cơ học đã được 6 năm, sức khỏe tốt nhưng tháng 4 vừa rồi em lại bị phát hiện thêm bệnh ung thư máu cấp dòng tủy thể M5. Em đã chữa trị ở viện Huyết Học Trung ương một tuần truyền máu và tiểu cầu. Em đã về nhà và tình trạng sức khỏe bây giờ cũng tốt. Do em mang van tim nên không truyền hóa chất được nên chỉ tháng một lần lên lấy thuốc bổ về uống. Em muốn hỏi bệnh của em không chữa trị gì cả mà chỉ dùng thuốc bổ vậy thì em sống được bao lâu? Và hiện tại ăn uống có phải kiêng gì không?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh máu ác tính do tổn thương tủy xương bởi các tế bào ác tính. Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng. Nhưng việc chữa trị bằng hóa trị liệu phối hợp mang lại cơ hội phục hồi cao cho người bệnh. Khoảng 70-80% người trưởng thành bị bệnh bạch cầu cấp thể tủy dưới 60 tuổi đạt được lui bệnh hoàn toàn. Hóa trị liệu sau lui bệnh liều cao làm khỏi bệnh đến 30-40%. Mặt khác có thể phối hợp ghép tủy khác gen đồng loài hoặc ghép tủy tự thân.
Bạn vừa mắc bệnh máu lại mang van tim cơ học, không truyền được hóa chất nên khó có khả năng khỏi hẳn bệnh. Thời gian sống của bạn kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể bạn cũng như ý chí chiến đấu với bệnh tật của bạn. Bạn cần tuân thủ phương pháp chữa trị của bệnh viện và có thái độ sống lạc quan. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc cho mình bằng cách ăn uống tốt. Cụ thể như sau:
Nên chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với lượng calo giới hạn, ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, và các sản phẩm sữa ít chất béo mỗi ngày, chọn các loại trái cây, rau và ngũ cốc giàu chất xơ thường xuyên, lựa chọn nhiều hơn các thực phẩm giàu kali (như chuối, rau dền và khoai tây).
Không nên ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích. Không nên hút thuốc, uống rượu.
Hạn chế những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay, nóng.
Hạn chế ăn đường vì đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư.
Chú ý giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn mốc, thức ăn để lâu ngày.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn để chống lại căn bệnh ung thư này nhất là khi bạn không thể truyền hóa chất.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị bệnh ung thư máu phát triển tới giai đoạn 2 rồi còn sống được bao lâu nữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi bạn em bị bệnh ung thư máu phát hiện được từ đầu năm 2013 và tới thời gian này bệnh đã phát triển tới giai đoạn 2 rồi, vậy còn sống được bao lâu nữa? Và bạn ấy chữa trị bằng cách dùng thuốc để ngăn chặn. Vậy cách đó duy trì sự sống được lâu không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư máu là bệnh ác tính, tiên lượng nặng. Có thể phối hợp nhiều biện pháp chữa trị. Sự lựa chọn biện pháp chữa trị tùy thuộc chủ yếu vào thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy. Hiện tại các phương pháp chữa trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có chữa trị bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm).
Hiện nay ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc….) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra, đối với dòng lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những bệnh nhân có quá trình chữa trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian chữa trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn. Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được chữa trị ngay với mục đích giảm các biểu hiện của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Với bệnh bạch cầu mãn tính không có biểu hiện, chữa trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sĩ và tiến hành chữa trị khi các biểu hiện xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các biểu hiện. Hy vọng thông tin hữu ích với bạn!
Chúc bạn sức khỏe.
Bị ung thư máu cấp, do thay van tim nhân tạo nên chỉ truyền máu và dùng thuốc, sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 30 tuổi, mới phát hiện bị ung thư máu cấp tính từ tháng 4. Nhưng do em thay van tim nhân tạo nên không chữa trị hóa chất mà chỉ truyền máu và dùng thuốc. Vậy em muốn hỏi bệnh của em có thể sống được bao lâu?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trước tiên xin chia sẻ với bạn những nỗi niềm về bệnh tật. Không rõ bạn có chẩn đoán ung thư máu (tôi đoán là bệnh bạch cầu cấp) dòng tủy hay dòng lympho, mỗi thể bệnh có phác đồ chữa trị và tiên lượng riêng. Bên cạnh đó, van tim nhân tạo của bạn được thay thế van tim nào, đã hoạt động được bao lâu, diễn biến từ sau khi thay van đến nay ra sao?… Vì không có những thông tin này nên rất khó có thể giải đáp cụ thể. Bạn đã có chẩn đoán bệnh, tôi tin là các bác sĩ chuyên khoa Huyết học sẽ có hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để lựa chọn một biện pháp chữa trị thích hợp cho bạn. Điều quan trọng bây giờ là bạn cần bình tĩnh, tránh lo âu, buồn phiền mà nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, phối hợp tốt với các bác sĩ chữa bệnh. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chống lại bệnh tật.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Kết quả lượng bạch cầu 19. 04, MCV 73, MCH 26. 2, LY 5. 9 có bị ung thư máu không?
Câu hỏi bởi: Ngọc Hạnh
Chào bác sĩ.
Vừa rồi em có làm xét nghiệm máu, kết quả lượng bạch cầu 19. 04, MCV 73, MCH 26. 2, LY 5. 9, Vậy em có phải bị ung thư máu không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Xét nghiệm của bạn cho thấy bạch cầu của bạn tăng cao, đây là 1 tình trạng rất thường gặp trên thực tế lâm sàng. Hiện tượng bạch cầu cao trong máu thường phản ánh 1 tình trạng viêm họng, viêm amidan… hoặc nhiễm trùng ở nơi nào đó. Có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng bạch cầu có thể còn tăng cao hơn nữa nhưng đây là tình trạng nhất thời vì khi chúng ta chữa trị bằng kháng sinh, lúc khỏi bệnh thì bạch cầu trong máu sẽ trở về trị số bình thường. Hiện tại bạn có bị viêm nhiễm ở cơ quan, bộ phận nào không? Có sốt không? Muốn chẩn đoán ung thư máu cần phải thêm những xét nghiệm khác nữa mới kết luận được. Để yên tâm bạn nên đi khám chuyên khoa Huyết học để tìm lí do chính xác và chữa trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu có thể sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn tôi năm nay 18 tuổi, là nam. Bạn ấy bị bệnh ung thư máu năm 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu bạn ấy có thể sống được bao lâu nữa? Có những phương pháp điều trị nào giúp cải thiện tình hình sức khoẻ không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu được chia làm 2 loại chính: Bệnh bạch cầu Lympho và bệnh bạch cầu nguyên bào tủy. Hai loại này được chia thành mãn tính và cấp tính, tùy thuộc vào tốc độ tiến triển của bệnh.
– Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính: Tác động đến các tế bào bạch huyết được tạo ra trong tủy xương. Nó được xếp vào loại bệnh bạch cầu mãn tính. Sự tiến triển của bệnh khá chậm và các biểu hiện chỉ xuất hiện trong giai đoạn sau. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Những người được phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống có thể lên tới 8 năm. Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa có thể sống được khoảng 5 năm, và những người mắc bệnh ở giai đoạn cuối có thể sống được khoảng 3 năm. Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được ghi nhận có tỷ lệ sống cao nhất là gần 10 năm.
– Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính: Các dạng nặng hơn của bệnh bạch cầu là bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính, tiến triển nhanh hơn nhiều so với bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính. Phát hiện bệnh sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm.
– Bệnh bạch cầu Lympho mãn tính: Gần như không bao giờ xảy ra ở trẻ em, mà đa số xảy ra với những ở độ tuổi trên 60. Loại bạch cầu này tiến triển chậm. Nếu bệnh đã tác động đến các tế bào B và được chữa trị sớm, bệnh nhân có thể sống được từ 10-20 năm.
– Bệnh bạch cầu Lympho cấp tính: Loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ em là bệnh bạch cầu Lympho cấp tính. Tiên lượng sống cho loại bệnh bạch cầu này rất thấp, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu Lympho cấp tính có thể sống nhiều nhất là 4 tháng. Tuy nhiên, với phương pháp chữa trị hiện đại (hóa trị), khoảng 80% trẻ em mắc căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở người lớn là 40%. Tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ thay đổi, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, nhưng trẻ em trong độ tuổi từ 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn là cao nhất.
Trường hợp bạn của bạn hiện tại 18 tuổi, phát hiện bệnh từ lúc 5 tuổi như vậy bạn của bạn có thể bị bệnh bạch cầu Lympho cấp tính hoặc bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính. Không rõ bạn của bạn bị loại ung thư máu nào, tình trạng hiện nay ra sao nên khó tiên lượng chính xác thời gian sống cũng như cách chữa trị. Tuy nhiên, khi đã có bệnh như vậy, bạn của bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tình trạng bệnh ổn định kéo dài.
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Bị ung thư máu lại mang van tim cơ học sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em thay van tim hai lá van cơ học đã được 6 năm, sức khỏe tốt nhưng tháng 4 vừa rồi em lại bị phát hiện thêm bệnh ung thư máu cấp dòng tủy thể M5. Em đã chữa trị ở viện Huyết Học Trung ương một tuần truyền máu và tiểu cầu. Em đã về nhà và tình trạng sức khỏe bây giờ cũng tốt. Do em mang van tim nên không truyền hóa chất được nên chỉ tháng một lần lên lấy thuốc bổ về uống. Em muốn hỏi bệnh của em không chữa trị gì cả mà chỉ dùng thuốc bổ vậy thì em sống được bao lâu? Và hiện tại ăn uống có phải kiêng gì không?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh máu ác tính do tổn thương tủy xương bởi các tế bào ác tính. Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng. Nhưng việc chữa trị bằng hóa trị liệu phối hợp mang lại cơ hội phục hồi cao cho người bệnh. Khoảng 70-80% người trưởng thành bị bệnh bạch cầu cấp thể tủy dưới 60 tuổi đạt được lui bệnh hoàn toàn. Hóa trị liệu sau lui bệnh liều cao làm khỏi bệnh đến 30-40%. Mặt khác có thể phối hợp ghép tủy khác gen đồng loài hoặc ghép tủy tự thân.
Bạn vừa mắc bệnh máu lại mang van tim cơ học, không truyền được hóa chất nên khó có khả năng khỏi hẳn bệnh. Thời gian sống của bạn kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể bạn cũng như ý chí chiến đấu với bệnh tật của bạn. Bạn cần tuân thủ phương pháp chữa trị của bệnh viện và có thái độ sống lạc quan. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc cho mình bằng cách ăn uống tốt. Cụ thể như sau:
Nên chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với lượng calo giới hạn, ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, và các sản phẩm sữa ít chất béo mỗi ngày, chọn các loại trái cây, rau và ngũ cốc giàu chất xơ thường xuyên, lựa chọn nhiều hơn các thực phẩm giàu kali (như chuối, rau dền và khoai tây).
Không nên ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích. Không nên hút thuốc, uống rượu.
Hạn chế những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay, nóng.
Hạn chế ăn đường vì đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư.
Chú ý giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn mốc, thức ăn để lâu ngày.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn để chống lại căn bệnh ung thư này nhất là khi bạn không thể truyền hóa chất.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị bệnh ung thư máu phát triển tới giai đoạn 2 rồi còn sống được bao lâu nữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi bạn em bị bệnh ung thư máu phát hiện được từ đầu năm 2013 và tới thời gian này bệnh đã phát triển tới giai đoạn 2 rồi, vậy còn sống được bao lâu nữa? Và bạn ấy chữa trị bằng cách dùng thuốc để ngăn chặn. Vậy cách đó duy trì sự sống được lâu không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư máu là bệnh ác tính, tiên lượng nặng. Có thể phối hợp nhiều biện pháp chữa trị. Sự lựa chọn biện pháp chữa trị tùy thuộc chủ yếu vào thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy. Hiện tại các phương pháp chữa trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có chữa trị bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm).
Hiện nay ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc….) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra, đối với dòng lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những bệnh nhân có quá trình chữa trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian chữa trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn. Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được chữa trị ngay với mục đích giảm các biểu hiện của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Với bệnh bạch cầu mãn tính không có biểu hiện, chữa trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sĩ và tiến hành chữa trị khi các biểu hiện xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các biểu hiện. Hy vọng thông tin hữu ích với bạn!
Chúc bạn sức khỏe.
Bị ung thư máu cấp, do thay van tim nhân tạo nên chỉ truyền máu và dùng thuốc, sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 30 tuổi, mới phát hiện bị ung thư máu cấp tính từ tháng 4. Nhưng do em thay van tim nhân tạo nên không chữa trị hóa chất mà chỉ truyền máu và dùng thuốc. Vậy em muốn hỏi bệnh của em có thể sống được bao lâu?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trước tiên xin chia sẻ với bạn những nỗi niềm về bệnh tật. Không rõ bạn có chẩn đoán ung thư máu (tôi đoán là bệnh bạch cầu cấp) dòng tủy hay dòng lympho, mỗi thể bệnh có phác đồ chữa trị và tiên lượng riêng. Bên cạnh đó, van tim nhân tạo của bạn được thay thế van tim nào, đã hoạt động được bao lâu, diễn biến từ sau khi thay van đến nay ra sao?… Vì không có những thông tin này nên rất khó có thể giải đáp cụ thể. Bạn đã có chẩn đoán bệnh, tôi tin là các bác sĩ chuyên khoa Huyết học sẽ có hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để lựa chọn một biện pháp chữa trị thích hợp cho bạn. Điều quan trọng bây giờ là bạn cần bình tĩnh, tránh lo âu, buồn phiền mà nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, phối hợp tốt với các bác sĩ chữa bệnh. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chống lại bệnh tật.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Kết quả lượng bạch cầu 19. 04, MCV 73, MCH 26. 2, LY 5. 9 có bị ung thư máu không?
Câu hỏi bởi: Ngọc Hạnh
Chào bác sĩ.
Vừa rồi em có làm xét nghiệm máu, kết quả lượng bạch cầu 19. 04, MCV 73, MCH 26. 2, LY 5. 9, Vậy em có phải bị ung thư máu không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Xét nghiệm của bạn cho thấy bạch cầu của bạn tăng cao, đây là 1 tình trạng rất thường gặp trên thực tế lâm sàng. Hiện tượng bạch cầu cao trong máu thường phản ánh 1 tình trạng viêm họng, viêm amidan… hoặc nhiễm trùng ở nơi nào đó. Có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng bạch cầu có thể còn tăng cao hơn nữa nhưng đây là tình trạng nhất thời vì khi chúng ta chữa trị bằng kháng sinh, lúc khỏi bệnh thì bạch cầu trong máu sẽ trở về trị số bình thường. Hiện tại bạn có bị viêm nhiễm ở cơ quan, bộ phận nào không? Có sốt không? Muốn chẩn đoán ung thư máu cần phải thêm những xét nghiệm khác nữa mới kết luận được. Để yên tâm bạn nên đi khám chuyên khoa Huyết học để tìm lí do chính xác và chữa trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare