Điều trị gãy xương cẳng chân tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tuổi của bệnh nhân. Các đứt gãy có thể gây tổn hại dây thần kinh lân cận và mạch máu.
bị tai nạn gãy xương cẳng chân trái gãy hai xương
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em 24 tuổi em bị tai nạn gãy xương cẳng chân trái gãy hai xương. Gãy 13 và em đã phẫu thuật đóng đinh nội tuy không chốt đến nay đã được 7tháng em đi chụp X-quang thì thấy xương mác đã can còn xương chày do gãy hợ nên xương có can nhưng can it vẫn còn thấy chỗ hỡ và bác sĩ nói em là nên tập đi và cho chân bị thương chịu lực dần. Vì em thấy nếu xương chưa liền hẳn mà tập đi như thế có nên không? Bác sĩ nói em bị gãy hở hai đầu xương còn có khoảng trống khoảng 1cm nên phải tập đi và chịu lực cho chỗ gãy tỳ lại với nhau sẽ nhanh can xương hơn. Bác sĩ ơi tư vấn giúp em liệu em có nên làm như vậy không? Và có phương pháp tập đi lại thế nào cho phù hợp và liệu xương em như vậy thì khoảng bao lâu thì liền lại. Và hiện nay em còn đi nạng.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đối với tình huống gãy xương bất kể là bó bột hay phẫu thuật thì thông thường là sau 3 tháng có thể thấy can xương rất rõ và trên X-quang không còn thấy đường gãy xương. Nếu sau 4 – 5 tháng không liền là chậm liền xương. Sau 6 tháng không liền gọi là hiện tượng khớp giả, lúc này cần mổ ghép xương và cố định lại xương. Tình trạng luyện tập có tác dụng tốt nhất trong vòng 3 tháng đầu vì lúc này đang là giai đoạn sinh lý của liền xương. Tình trạng của em hiện nay đã được 6 tháng, em nên đến các khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức hoặc viện 108 để chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị gãy 1/3 xương cẳng chân cả xương mác và xương chày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu đã gửi câu hỏi đến bác sĩ và được bác sĩ giải đáp nhưng cháu mong bác sĩ giúp cháu lần nữa. Cháu 21 tuổi bị gãy 1/3 xương cẳng chân cả xương mác và xương chày đã phẫu thuật nẹp vit đến nay đã 3 tháng hôm nay cháu có đi chụp X-quang nhưng bác sĩ nói can xương cháu ít, chưa liền. Cháu có hỏi về vấn đề chỗ gãy bị sưng và sưng nhiều hơn khi đi lại. Bác sĩ nói cần siêu âm cho cháu xem có dich ở ổ gãy không. Kết quả siêu âm là không thấy dịch nhưng bị phù nề phần mềm và mô liên kết dưới da. Bác sĩ xem song và kêu cháu không sao về nhà ít đi lại. Mặc dù cháu đã rất hạn chế đi lại mà vẫn sưng. Cháu đã bổ sung canxi. Cháu thấy những người gãy như cháu 2 tháng đã đi lại bình thường mà sao cháu vẫn sưng và chậm liền xương nhưng cháu vẫn không yên tâm. Cháu rất lo lắng mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cháu có nên uống thuốc gì không để có thể giảm sưng.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Giai đoạn sau gãy xương 3 tháng là giai đoạn can xương cứng, hình ảnh X-quang có thể thấy khối can xương to chắc nối liền 2 ổ gãy, không còn khe giãn cách giữa 2 ổ gãy. Trường hợp của em nếu như Xquang còn nhìn rõ khe giãn cách của ổ gãy, can xương ít thì đây là chậm liền xương. Các lí do của chậm liền xương là gãy hở làm tổn thương màng xương, nhiễm khuẩn tại vết thương, tổn thương mạch máu nuôi xương, nắn chỉnh và bất động không tốt, bệnh nhân tập đi lại quá muộn. Em nên quay trở lại nơi phẫu thuật thăm khám biết rõ lí do để chữa trị kịp thời.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị gãy 2 xương cẳng chân, đã đóng đinh nội tủy nhưng đinh nhô lên cứng cứng, không đau có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, gãy 2 xương cẳng chân. Cháu mổ đóng đinh nội tủy cách đây 28 ngày. Cháu có đóng 1 đinh gần đầu gối và 2 chốt chống xoay gần mắt cá. Chỗ đóng đinh gần gối cháu sờ thấy như đinh nhô lên nhưng không đau, chỉ nhô lên cứng cứng. Như thế có ảnh hưởng gì không ạ và đóng đinh có sợ bị lệch không bác sĩ? Cháu đã đi được bằng 1 nạng nhưng chỉ đi chậm thôi ạ, thế có sớm quá không bác sĩ, vì tì xuống cháu chỉ thấy hơi đau chứ không đau quá ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị gãy xương và đã được đóng đinh nội tủy thì không bao giờ xương bị di lệch, chỗ đóng đinh ở đầu gối sờ vào thấy hơi sưng và nhô lên không phải là dấu hiệu bệnh lý. Gãy xương chày và xương mác, mổ đóng đinh nội tủy thì có thể tập đi có nạng ngay sau khi lành vết thương (1-2 tuần). Bạn tập đi như vậy là không quá sớm. Sau 2 tháng bạn có thể tập đi không nạng, sau 3 tháng có thể vận động như người bình thường, nhưng tránh làm việc cường độ cao, mang vác vật quá nặng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau khi điều trị gãy xương chân, không duỗi hay ngửa được chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi và cách đây không lâu em bị tai nạn xe máy gãy chân trái cấp độ III, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành những xương vẫn chưa lành và điều làm em lo lắng nhất là em chỉ gập được cổ chân và ngón chân xuống chứ không ngửa và duỗi được ngón chân lên, không thể điều khiển được. Chân em như vậy có phải tổn thương thần kinh không hay bị sao ạ? Và bây giờ phải làm như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị gãy chân trái, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành những xương vẫn chưa lành. Hiện tại bạn chỉ gập được cổ chân và ngón chân xuống chứ không ngửa và duỗi được ngón chân lên. Như vậy có thể là do để lâu ngày bạn bị cứng khớp hoặc do gân duỗi của bạn bị tổn thương mà chưa phục hồi được. Còn một lí do mà cháu đang lo lắng cũng có thể xảy ra đó là liệt thần kinh. Dây thần kinh hông khoeo ngoài có tác dụng gấp bàn chân về phía mu, xoay bàn chân ra ngoài và đứng bằng gót chân.
Triệu chứng lâm sàng của liệt thần hông khoeo là:
Không gấp được bàn chân về phía mu chân.
Không xoay được bàn chân ra ngoài; không duỗi được các ngón chân.
Khi đi bàn chân thõng xuống.
Như vậy cũng có thể là do bạn bị tổn thương dây thần kinh hông kheo ngoài. Bạn nên tập luyện như sau:
Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.
Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30 cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc. Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.
Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt song ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.
Chúc bạn chóng bình phục!
Đi chân thấp chân cao do gãy xương mác phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm rồi cháu 17 tuổi, cháu bị gãy 1/3 mác chân phải, nhưng cháu đi bệnh viện khám để bó bột thì bác sĩ bệnh viện nói không cần. Đến bây giờ, chân cháu đi bên thấp bên cao. Chân cháu có thể đi lại bình thường được không bác sĩ? Cháu cần phải làm gì để chân hồi phục?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu bị gãy 1/3 xương mác chân phải (gãy xương cẳng chân phải). Các di chứng có thể gặp phải sau khi bị gãy xương cẳng chân đó là:
Chậm liền xương: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền và cần phải mổ để ghép xương và cố định lại xương.
Can lệch: gây nên ngắn chi, lệch trục chi và không đi lại được. Cần mổ sửa trục khi xoay trong quá 5 độ, xoay ngoài quá 10 độ và chi ngắn quá 2 cm.
Viêm xương nhất là sau gãy xương hở: việc chữa trị rất tốn kém và phức tạp.
Vì cháu không nói rõ mình bị gãy xương mác đã bao lâu rồi, tuy nhiên theo cháu kể thì có thể cháu đã bị di chứng sau gãy xương (do can lệch). Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Ngoại để được khám và chữa trị kịp thời, hồi phục chức năng đi lại bình thường của đôi chân (nhất là đang ở độ tuổi 16). Trong thời gian này, cháu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu can xi để nhanh liền xương như tôm, cua, cá, sữa giàu canxi hoặc thuốc bổ sung can xi.
Chúc cháu mau khỏi!
bị tai nạn gãy xương cẳng chân trái gãy hai xương
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em 24 tuổi em bị tai nạn gãy xương cẳng chân trái gãy hai xương. Gãy 13 và em đã phẫu thuật đóng đinh nội tuy không chốt đến nay đã được 7tháng em đi chụp X-quang thì thấy xương mác đã can còn xương chày do gãy hợ nên xương có can nhưng can it vẫn còn thấy chỗ hỡ và bác sĩ nói em là nên tập đi và cho chân bị thương chịu lực dần. Vì em thấy nếu xương chưa liền hẳn mà tập đi như thế có nên không? Bác sĩ nói em bị gãy hở hai đầu xương còn có khoảng trống khoảng 1cm nên phải tập đi và chịu lực cho chỗ gãy tỳ lại với nhau sẽ nhanh can xương hơn. Bác sĩ ơi tư vấn giúp em liệu em có nên làm như vậy không? Và có phương pháp tập đi lại thế nào cho phù hợp và liệu xương em như vậy thì khoảng bao lâu thì liền lại. Và hiện nay em còn đi nạng.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đối với tình huống gãy xương bất kể là bó bột hay phẫu thuật thì thông thường là sau 3 tháng có thể thấy can xương rất rõ và trên X-quang không còn thấy đường gãy xương. Nếu sau 4 – 5 tháng không liền là chậm liền xương. Sau 6 tháng không liền gọi là hiện tượng khớp giả, lúc này cần mổ ghép xương và cố định lại xương. Tình trạng luyện tập có tác dụng tốt nhất trong vòng 3 tháng đầu vì lúc này đang là giai đoạn sinh lý của liền xương. Tình trạng của em hiện nay đã được 6 tháng, em nên đến các khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức hoặc viện 108 để chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe!
Bị gãy 1/3 xương cẳng chân cả xương mác và xương chày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu đã gửi câu hỏi đến bác sĩ và được bác sĩ giải đáp nhưng cháu mong bác sĩ giúp cháu lần nữa. Cháu 21 tuổi bị gãy 1/3 xương cẳng chân cả xương mác và xương chày đã phẫu thuật nẹp vit đến nay đã 3 tháng hôm nay cháu có đi chụp X-quang nhưng bác sĩ nói can xương cháu ít, chưa liền. Cháu có hỏi về vấn đề chỗ gãy bị sưng và sưng nhiều hơn khi đi lại. Bác sĩ nói cần siêu âm cho cháu xem có dich ở ổ gãy không. Kết quả siêu âm là không thấy dịch nhưng bị phù nề phần mềm và mô liên kết dưới da. Bác sĩ xem song và kêu cháu không sao về nhà ít đi lại. Mặc dù cháu đã rất hạn chế đi lại mà vẫn sưng. Cháu đã bổ sung canxi. Cháu thấy những người gãy như cháu 2 tháng đã đi lại bình thường mà sao cháu vẫn sưng và chậm liền xương nhưng cháu vẫn không yên tâm. Cháu rất lo lắng mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cháu có nên uống thuốc gì không để có thể giảm sưng.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Giai đoạn sau gãy xương 3 tháng là giai đoạn can xương cứng, hình ảnh X-quang có thể thấy khối can xương to chắc nối liền 2 ổ gãy, không còn khe giãn cách giữa 2 ổ gãy. Trường hợp của em nếu như Xquang còn nhìn rõ khe giãn cách của ổ gãy, can xương ít thì đây là chậm liền xương. Các lí do của chậm liền xương là gãy hở làm tổn thương màng xương, nhiễm khuẩn tại vết thương, tổn thương mạch máu nuôi xương, nắn chỉnh và bất động không tốt, bệnh nhân tập đi lại quá muộn. Em nên quay trở lại nơi phẫu thuật thăm khám biết rõ lí do để chữa trị kịp thời.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị gãy 2 xương cẳng chân, đã đóng đinh nội tủy nhưng đinh nhô lên cứng cứng, không đau có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, gãy 2 xương cẳng chân. Cháu mổ đóng đinh nội tủy cách đây 28 ngày. Cháu có đóng 1 đinh gần đầu gối và 2 chốt chống xoay gần mắt cá. Chỗ đóng đinh gần gối cháu sờ thấy như đinh nhô lên nhưng không đau, chỉ nhô lên cứng cứng. Như thế có ảnh hưởng gì không ạ và đóng đinh có sợ bị lệch không bác sĩ? Cháu đã đi được bằng 1 nạng nhưng chỉ đi chậm thôi ạ, thế có sớm quá không bác sĩ, vì tì xuống cháu chỉ thấy hơi đau chứ không đau quá ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị gãy xương và đã được đóng đinh nội tủy thì không bao giờ xương bị di lệch, chỗ đóng đinh ở đầu gối sờ vào thấy hơi sưng và nhô lên không phải là dấu hiệu bệnh lý. Gãy xương chày và xương mác, mổ đóng đinh nội tủy thì có thể tập đi có nạng ngay sau khi lành vết thương (1-2 tuần). Bạn tập đi như vậy là không quá sớm. Sau 2 tháng bạn có thể tập đi không nạng, sau 3 tháng có thể vận động như người bình thường, nhưng tránh làm việc cường độ cao, mang vác vật quá nặng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau khi điều trị gãy xương chân, không duỗi hay ngửa được chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi và cách đây không lâu em bị tai nạn xe máy gãy chân trái cấp độ III, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành những xương vẫn chưa lành và điều làm em lo lắng nhất là em chỉ gập được cổ chân và ngón chân xuống chứ không ngửa và duỗi được ngón chân lên, không thể điều khiển được. Chân em như vậy có phải tổn thương thần kinh không hay bị sao ạ? Và bây giờ phải làm như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị gãy chân trái, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành những xương vẫn chưa lành. Hiện tại bạn chỉ gập được cổ chân và ngón chân xuống chứ không ngửa và duỗi được ngón chân lên. Như vậy có thể là do để lâu ngày bạn bị cứng khớp hoặc do gân duỗi của bạn bị tổn thương mà chưa phục hồi được. Còn một lí do mà cháu đang lo lắng cũng có thể xảy ra đó là liệt thần kinh. Dây thần kinh hông khoeo ngoài có tác dụng gấp bàn chân về phía mu, xoay bàn chân ra ngoài và đứng bằng gót chân.
Triệu chứng lâm sàng của liệt thần hông khoeo là:
Không gấp được bàn chân về phía mu chân.
Không xoay được bàn chân ra ngoài; không duỗi được các ngón chân.
Khi đi bàn chân thõng xuống.
Như vậy cũng có thể là do bạn bị tổn thương dây thần kinh hông kheo ngoài. Bạn nên tập luyện như sau:
Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.
Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30 cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc. Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.
Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt song ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.
Chúc bạn chóng bình phục!
Đi chân thấp chân cao do gãy xương mác phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm rồi cháu 17 tuổi, cháu bị gãy 1/3 mác chân phải, nhưng cháu đi bệnh viện khám để bó bột thì bác sĩ bệnh viện nói không cần. Đến bây giờ, chân cháu đi bên thấp bên cao. Chân cháu có thể đi lại bình thường được không bác sĩ? Cháu cần phải làm gì để chân hồi phục?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu bị gãy 1/3 xương mác chân phải (gãy xương cẳng chân phải). Các di chứng có thể gặp phải sau khi bị gãy xương cẳng chân đó là:
Chậm liền xương: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền và cần phải mổ để ghép xương và cố định lại xương.
Can lệch: gây nên ngắn chi, lệch trục chi và không đi lại được. Cần mổ sửa trục khi xoay trong quá 5 độ, xoay ngoài quá 10 độ và chi ngắn quá 2 cm.
Viêm xương nhất là sau gãy xương hở: việc chữa trị rất tốn kém và phức tạp.
Vì cháu không nói rõ mình bị gãy xương mác đã bao lâu rồi, tuy nhiên theo cháu kể thì có thể cháu đã bị di chứng sau gãy xương (do can lệch). Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Ngoại để được khám và chữa trị kịp thời, hồi phục chức năng đi lại bình thường của đôi chân (nhất là đang ở độ tuổi 16). Trong thời gian này, cháu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu can xi để nhanh liền xương như tôm, cua, cá, sữa giàu canxi hoặc thuốc bổ sung can xi.
Chúc cháu mau khỏi!
Theo ViCare