Tiêu chảy là một hiện tượng không hiếm gặp của trẻ nhỏ. Sau đây là những câu hỏi tiêu biểu mà những bố mẹ thường hay thắc mắc về triệu chứng này ở con mình.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:
* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.
1. Li bì khó đánh thức.
2. Mắt trũng.
3. Không uống được hoặc uống kém.
4. Nếp véo da mất rất chậm.
* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.
1. Vật vã, kích thích.
2. Mắt trũng.
3. Uống háo hức, khát,
4. Nếp véo da mất chậm.
* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế).
* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:
Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.
Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.
Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.
* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.
*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.
Chúc bé sớm lành bệnh!
Chứng tiêu chảy ở trẻ em 4 tháng tuổi
Câu hỏi bởi: Rin ki to ri
Xin chào bác sĩ.
Cho em hỏi biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em 4 tháng tuổi là gì, có cách nào chữa trị ở nhà không và chữa trị như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Tiêu chảy là hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa ở ruột khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày). Phân của trẻ mắc tiêu chảy thường loãng, nhiều nước có khi còn chứa một vài chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, có bọt, nhầy, máu mủ. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng.
Tác nhân có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường gặp bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài,…
Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước nhẹ (độ A): Trẻ tỉnh, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang. Bổ sung kẽm: 10 mg kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi từ l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.
Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi:
Có dấu hiệu mất nước mức độ B: Trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (bú háo hức).
Có dấu hiệu mất nước mức độ C: Trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không thể bú được.
Những điều lưu ý khi chữa trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà (mất nước mức độ A):
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng số bữa bú vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt, khi trẻ bị tiêu chảy và cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.
Cho uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường. Cho trẻ uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy. Có thể dùng các dung dịch pha chế ở nhà như:
Nước cháo muối. Cách nấu: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang. Cách chế biến: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
Dung dịch oresol (pha theo đúng hướng dẫn trên gói thuốc, nếu sau 24 giờ trẻ không uống hết phải đổ bỏ nước, pha gói khác). Cách cho trẻ uống: cho uống ít một bằng thìa. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước.
Nếu có các dấu hiệu nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, để chữa trị. Người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ. Gia đình phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Trên đây là một số thông tin cơ bản xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Trường hợp trẻ đã dùng thuốc mà vẫn không đỡ, phải đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ tìm lí do và cách chữa trị hiệu quả hơn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ. Con tôi được gần 3 tháng. Vừa rồi, cháu bị viêm tiểu phế quản, phải dùng kháng sinh, Sau 2 hôm không dùng kháng sinh, cháu có dấu hiệu đi ngoài như sau: ngày đi 7, 8 lần nhưng chỉ có 2,3 lần là nhiều phân còn lại chỉ là són tí nước vàng hoặc ít phân. Phân cháu vàng và hoa cà hoa cải như trong tháng. Mặc dù trước khi dùng kháng sinh cháu chỉ đi 3,4 lần/ngày và phân thành khuôn. Ngoài ra, phân cháu gần đây còn có mùi thối, khi đánh rắm còn sủi bọt phân ở hậu môn. Tôi có cho cháu bú sữa ngoài 2 bữa/ngày. Còn lại bú má. Con tôi đã dừng kháng sinh được 2 ngày mà tình trạng vẫn vậy. Hiện tôi đang cho cháu uống men tiêu hoá enterogemina 2 ống/ngày. Tôi muốn hỏi bác sĩ con tôi bị làm sao và phải uống thuốc gì?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em dùng kháng sinh thường hay bị loạn khuẩn đường ruột, với triệu chứng là đi ngoài nhiều lần hơn, trung tiện mùi thối khẳm hơn, phân hoa cà hoa cải… Bạn không nên dừng kháng sinh vì uống kháng sinh chữa viêm tiểu phế quản phải duy trì đủ thời gian, đủ liều, mặc dù có thể lí do gây đi ỉa là do dùng kháng sinh.
Nếu do lí do là rối loạn hệ vi khuẩn trong ruột thì thời gian để về bình thường không phải là vài ngày mà có thể hàng tuần sau phân mới trở về bình thường. Bạn cần cho bé uống men tiêu hóa thêm đồng thời cho bé uống thêm thuốc sau: thuốc chống lỏng phân Hydrasec vì lỏng phân có thể còn do lí do là ruột bị kích thích tăng tiết dịch. Hydrasec có nhiều loại đóng hàm lượng khác nhau, (có 2 loại, dành cho người lớn và trẻ trên 15 tuổi là dạng viên nang hàm lượng thuốc 30 mg, loại dành cho trẻ em trên 1 tháng tuổi, dạng túi bột có đường hàm lượng thuốc10 mg) với liều là 1,5 mg/kg thể trọng /lần; ngày uống 1-2 lần, không uống thuốc quá 7 ngày.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Tiêu chảy ở trẻ em ra phân sống và có mùi khó chịu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Em có một vấn đề cần hỏi bác sĩ như sau: Nhà em có một cháu bé được 19 tháng, mấy ngày nay cháu có một hiện tượng là bị táo bón kéo dài sau đó lại chuyển sang đi ngoài ra phân sống và có mùi khó chịu. Cho bé ăn thì bé liên tục nôn trớ ra, người uể oải, hay đòi uống nước, không chơi, hay quấy đêm ngủ không yên. Em có cho cháu đi khám ở bệnh viện địa phương thì bác sĩ chuẩn đoán có hạch ở vùng ổ bụng kích thước 15 mm. Em rất lo mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Hạch ở vùng ổ bụng là dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng. Nhưng để kết luận là hạch hay khối u mạc treo cần phải có kết quả chọc dò sinh thiết lấy ra một ít tổ chức đưa đi xét nghiệm tế bào. Ở bệnh viện địa phương chắc là chỉ siêu âm thấy có khối u kích thước 15 mm, vì vậy chưa thể kết luận đây là hạch được.
Trẻ bị đi ngoài phân sống và táo bón kéo dài thể hiện tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chuẩn xác hiện tượng mất cân bằng này từ đó có toa thuốc chữa trị phù hợp, hoặc cho bé nhập viện để chữa trị. Không nên tự đi mua men vi sinh về cho bé uống vì bổ xung không đúng làm tình trạng càng tồi tệ hơn.
Khối u trong ổ bụng thì thường là u ở mạc treo ruột, u mạc treo thường lành tính phát triển chậm, có khi tồn tại suốt cả cuộc đời của con người mà không xảy ra biến chứng gì. Bạn có thể đưa trẻ đi chụp cắt lớp ổ bụng đê xác định chính xác khối u này là gì từ đó có biện pháp chữa trị đúng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ uống thuốc Ercefuryl được không?
Câu hỏi bởi: NTT
Chào bác sĩ.
Bé nhà em đc hơn 7 tháng tuổi cháu bị đi phân lỏng gần tuần nay em đi khám bác sĩ kê thuốc cho uống smecta và men nhưng đến nay cháu vẫn không đỡ ngày đi 3-4 lần (phân lỏng màu vàng). Em mua thuốc Ercefuryl thì thấy cháu đi ngoài có phân màu đen, liệu có sao không bác sĩ. Uống thuốc đấy có hại gì không? Hiện cháu vẫn ăn uống và khỏe mạnh.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Ercefuryl bản chất là thuốc kháng khuẩn đường ruột, dùng để chữa trị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn và sau khi uống Ercefuryl phân của trẻ cũng thường có màu xanh hoặc xanh đen. Thuốc này ít biến chứng hoặc gây hại cho người dùng. Với con của bạn thì sau khi uống Smecta và men tiêu hóa mà chưa cải thiện hoàn toàn thì cho uống Ercefuryl là một lựa chọn hợp lý. Bạn có thể tiếp tục cho cháu uống Ercefuryl đến tối đa là đủ 7 ngày Nếu hết 7 ngày mà đường tiêu hóa của cháu vẫn chưa ổn hoặc nặng hơn thì bạn đưa cháu đến bác sỹ khám lại để có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:
* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.
1. Li bì khó đánh thức.
2. Mắt trũng.
3. Không uống được hoặc uống kém.
4. Nếp véo da mất rất chậm.
* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.
1. Vật vã, kích thích.
2. Mắt trũng.
3. Uống háo hức, khát,
4. Nếp véo da mất chậm.
* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế).
* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:
Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.
Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.
Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.
* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.
*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.
Chúc bé sớm lành bệnh!
Chứng tiêu chảy ở trẻ em 4 tháng tuổi
Câu hỏi bởi: Rin ki to ri
Xin chào bác sĩ.
Cho em hỏi biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em 4 tháng tuổi là gì, có cách nào chữa trị ở nhà không và chữa trị như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Tiêu chảy là hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa ở ruột khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày). Phân của trẻ mắc tiêu chảy thường loãng, nhiều nước có khi còn chứa một vài chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, có bọt, nhầy, máu mủ. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng.
Tác nhân có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường gặp bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài,…
Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước nhẹ (độ A): Trẻ tỉnh, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang. Bổ sung kẽm: 10 mg kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi từ l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.
Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi:
Có dấu hiệu mất nước mức độ B: Trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (bú háo hức).
Có dấu hiệu mất nước mức độ C: Trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không thể bú được.
Những điều lưu ý khi chữa trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà (mất nước mức độ A):
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng số bữa bú vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt, khi trẻ bị tiêu chảy và cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.
Cho uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường. Cho trẻ uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy. Có thể dùng các dung dịch pha chế ở nhà như:
Nước cháo muối. Cách nấu: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang. Cách chế biến: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
Dung dịch oresol (pha theo đúng hướng dẫn trên gói thuốc, nếu sau 24 giờ trẻ không uống hết phải đổ bỏ nước, pha gói khác). Cách cho trẻ uống: cho uống ít một bằng thìa. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước.
Nếu có các dấu hiệu nặng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, để chữa trị. Người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ. Gia đình phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Trên đây là một số thông tin cơ bản xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Trường hợp trẻ đã dùng thuốc mà vẫn không đỡ, phải đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ tìm lí do và cách chữa trị hiệu quả hơn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ. Con tôi được gần 3 tháng. Vừa rồi, cháu bị viêm tiểu phế quản, phải dùng kháng sinh, Sau 2 hôm không dùng kháng sinh, cháu có dấu hiệu đi ngoài như sau: ngày đi 7, 8 lần nhưng chỉ có 2,3 lần là nhiều phân còn lại chỉ là són tí nước vàng hoặc ít phân. Phân cháu vàng và hoa cà hoa cải như trong tháng. Mặc dù trước khi dùng kháng sinh cháu chỉ đi 3,4 lần/ngày và phân thành khuôn. Ngoài ra, phân cháu gần đây còn có mùi thối, khi đánh rắm còn sủi bọt phân ở hậu môn. Tôi có cho cháu bú sữa ngoài 2 bữa/ngày. Còn lại bú má. Con tôi đã dừng kháng sinh được 2 ngày mà tình trạng vẫn vậy. Hiện tôi đang cho cháu uống men tiêu hoá enterogemina 2 ống/ngày. Tôi muốn hỏi bác sĩ con tôi bị làm sao và phải uống thuốc gì?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em dùng kháng sinh thường hay bị loạn khuẩn đường ruột, với triệu chứng là đi ngoài nhiều lần hơn, trung tiện mùi thối khẳm hơn, phân hoa cà hoa cải… Bạn không nên dừng kháng sinh vì uống kháng sinh chữa viêm tiểu phế quản phải duy trì đủ thời gian, đủ liều, mặc dù có thể lí do gây đi ỉa là do dùng kháng sinh.
Nếu do lí do là rối loạn hệ vi khuẩn trong ruột thì thời gian để về bình thường không phải là vài ngày mà có thể hàng tuần sau phân mới trở về bình thường. Bạn cần cho bé uống men tiêu hóa thêm đồng thời cho bé uống thêm thuốc sau: thuốc chống lỏng phân Hydrasec vì lỏng phân có thể còn do lí do là ruột bị kích thích tăng tiết dịch. Hydrasec có nhiều loại đóng hàm lượng khác nhau, (có 2 loại, dành cho người lớn và trẻ trên 15 tuổi là dạng viên nang hàm lượng thuốc 30 mg, loại dành cho trẻ em trên 1 tháng tuổi, dạng túi bột có đường hàm lượng thuốc10 mg) với liều là 1,5 mg/kg thể trọng /lần; ngày uống 1-2 lần, không uống thuốc quá 7 ngày.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Tiêu chảy ở trẻ em ra phân sống và có mùi khó chịu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Em có một vấn đề cần hỏi bác sĩ như sau: Nhà em có một cháu bé được 19 tháng, mấy ngày nay cháu có một hiện tượng là bị táo bón kéo dài sau đó lại chuyển sang đi ngoài ra phân sống và có mùi khó chịu. Cho bé ăn thì bé liên tục nôn trớ ra, người uể oải, hay đòi uống nước, không chơi, hay quấy đêm ngủ không yên. Em có cho cháu đi khám ở bệnh viện địa phương thì bác sĩ chuẩn đoán có hạch ở vùng ổ bụng kích thước 15 mm. Em rất lo mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Hạch ở vùng ổ bụng là dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng. Nhưng để kết luận là hạch hay khối u mạc treo cần phải có kết quả chọc dò sinh thiết lấy ra một ít tổ chức đưa đi xét nghiệm tế bào. Ở bệnh viện địa phương chắc là chỉ siêu âm thấy có khối u kích thước 15 mm, vì vậy chưa thể kết luận đây là hạch được.
Trẻ bị đi ngoài phân sống và táo bón kéo dài thể hiện tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chuẩn xác hiện tượng mất cân bằng này từ đó có toa thuốc chữa trị phù hợp, hoặc cho bé nhập viện để chữa trị. Không nên tự đi mua men vi sinh về cho bé uống vì bổ xung không đúng làm tình trạng càng tồi tệ hơn.
Khối u trong ổ bụng thì thường là u ở mạc treo ruột, u mạc treo thường lành tính phát triển chậm, có khi tồn tại suốt cả cuộc đời của con người mà không xảy ra biến chứng gì. Bạn có thể đưa trẻ đi chụp cắt lớp ổ bụng đê xác định chính xác khối u này là gì từ đó có biện pháp chữa trị đúng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ uống thuốc Ercefuryl được không?
Câu hỏi bởi: NTT
Chào bác sĩ.
Bé nhà em đc hơn 7 tháng tuổi cháu bị đi phân lỏng gần tuần nay em đi khám bác sĩ kê thuốc cho uống smecta và men nhưng đến nay cháu vẫn không đỡ ngày đi 3-4 lần (phân lỏng màu vàng). Em mua thuốc Ercefuryl thì thấy cháu đi ngoài có phân màu đen, liệu có sao không bác sĩ. Uống thuốc đấy có hại gì không? Hiện cháu vẫn ăn uống và khỏe mạnh.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Ercefuryl bản chất là thuốc kháng khuẩn đường ruột, dùng để chữa trị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn và sau khi uống Ercefuryl phân của trẻ cũng thường có màu xanh hoặc xanh đen. Thuốc này ít biến chứng hoặc gây hại cho người dùng. Với con của bạn thì sau khi uống Smecta và men tiêu hóa mà chưa cải thiện hoàn toàn thì cho uống Ercefuryl là một lựa chọn hợp lý. Bạn có thể tiếp tục cho cháu uống Ercefuryl đến tối đa là đủ 7 ngày Nếu hết 7 ngày mà đường tiêu hóa của cháu vẫn chưa ổn hoặc nặng hơn thì bạn đưa cháu đến bác sỹ khám lại để có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare