Những lưu ý cần biết về bệnh lang ben ở người lớn tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh lang ben có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm tuổi lại có những lưu ý riêng cần quan tâm. Một trong số đó là những người mắc lang ben lớn tuổi.

Bệnh lang ben


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ: Tôi năm nay 49 tuổi, hiện thường trú tại Phường Hiệp Phú, Q.9. Cách đây 3 tháng trên mặt tôi xuất hiện những dát màu nâu quanh mắt. Tôi có đi khám và được chuẩn đoán bị nấm da ở mặt, cổ, vai, ngực. Tôi đã uống thuốc theo toa (Fluconazol Stada, Vometidin 60, gynofar, Nizoral cream – 8 tuần, nhưng không hết. Sau đó bác sĩ kê thuốc Sporal thay cho Fluconazol và tôi uống Sporal được 6 tuần). Tôi đã điều trị được hơn 14 tuần. Tôi đi khám lại; bác sĩ nói tôi ngưng uống Sporal vì thuốc vẫn còn trong cơ thể thêm một thời gian nữa. Tôi thấy da của tôi đã hết những dát màu nâu, nhưng những dát màu trắng vẫn còn trên mặt. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi khi nào thì những dát màu trắng và những vết loang biến mất trên mặt? Theo bác sĩ tôi đã thật sự hết bệnh chưa? Xin bác sĩ tư vấn cách phòng bệnh lang ben tái phát.

Nguyễn Quốc Chánh

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:

Trước hết tôi giới thiệu cách phòng và điều trị lang ben để bạn tham khảo.
Lang ben là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp chủ yếu ở người trẻ tuổi từ 20 đến 35 tuổi tại các nước có khí hậu nóng ẩm, phải vận động thể lực nhiều, mồ hôi ra nhiều, vệ sinh cơ thể không tốt. Ngoài ra bệnh Cushing – là một bệnh về nội tiết, suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch kém cũng những nguyên nhân khiến bệnh phát triển.

Cách phòng và điều trị lang ben
Triệu chứng bệnh lang ben

Lang ben khiến da bị tổn thương, các dát giảm sắc tố khiến da trắng hơn bình thường, các dát tăng sắc tố khiến màu da sậm hơn bình thường hoặc dát hồng ban khi da xuất hiện các vết hồng đỏ.
Các dát bệnh lang ben có kích thước khá đa dạng từ nhỏ xíu đến vài centimet, thường có hình bầu dục hoặc hình tròn, chúng xuất hiện rải rác hoặc tụ thành từng đám lớn.
Bề mặt da xuất hiện các các vảy mịn như phấn, lấy dao cùn hoặc bìa cạo thì các vảy này sẽ bị tróc ra.
Những vùng da bị che kín thường dễ xuất hiện lang ben nhất như mạng sườn, ngực, bụng, lưng.
Lang ben không quá gây khó chịu vì nó chỉ gây hơi ngứa khi thời tiết nóng lại xuất hiện ở những vùng da kín đáo nên người bệnh thường không đi khám và điều trị ngay. Đến khi bệnh phát triển rộng ra sẽ cực khó điều trị, nếu có điều trị thì khó dứt điểm vì bệnh tái phát nhiều lần nếu điều trị sai phương pháp và có nguy cơ lây lan sang người khác.
Có nhiều bệnh khác cũng có biểu hiện giống như lang ben như bệnh phong, bệnh bạch biến. Tốt nhất khi thấy da có những biểu hiện bất thường thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán bệnh sao cho chính xác.

Cách phòng bệnh lang ben

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày.
Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng quần áo chăn giường với nhiều người.
Thay quần áo thường xuyên, mặc đồ thoáng mát, sạch sẽ.
Giặt quần áo xong phơi ra chỗ khô thoáng có ánh nắng.
Cách điều trị lang ben hiệu quả

Khi bệnh đang nhẹ, hoặc mới phát thì sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để tránh bệnh lây lan sang các vùng da khác như:
– Thuốc dạng nước như ASA, Antimycose, BSI…
– Thuốc dạng kem như các azole…
– Các loại thuốc xịt, ủ, thuốc bôi toàn thân như Ketoconazole, Itraconazole..
Có thể dùng kết hợp các loại thuốc bôi và thuốc uống. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng khi da lành rồi thì vẫn nên bôi thuốc tiếp thục trong suốt tuần sau đó để tránh bệnh tái phát.
Lưu ý khi dùng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ gây ngứa rát da hoặc gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng, độc gan, độc thận và tuyệt đối không nên sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Nếu bạn điều trị khỏi thì sau một thời gian các dát mầu trắng và vết loang dần sẽ tự biến mất.Bạn nên theo dõi khi da tổn thương hồi phục hoàn toàn thì bệnh khỏi.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Da bị đốm trắng giống như lang ben sau khi tắm ở hồ bơi có chất tẩy


Câu hỏi bởi: dau ten

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 19 tuổi, da cháu bình thường nhưng sau khi tắm ở hồ bơi có chất tẩy thì da bị đốm trắng giống như lang ben, bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị gì và điều trị như thế nào được không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu.

Nước hồ bơi có màu xanh là do có chất Clorin (Cloramin) khử trùng. Chất này làm da dễ bắt nắng là da ngăm đen. Thông thường tắm hồ bơi da sẽ ngăm đen mà cháu lại xuất hiện những đốm trắng, coi chừng cháu bị nấm da (lang ben). Khi bị lang ben thì trên những vùng giảm sắc tố nếu chịu khó nhìn có thể phát hiện có vảy da mịn và khi ra mồ hôi thì xuất hiện ngứa. Nếu có điều kiện nên đi bệnh viện cạo vảy da xét nghiệm xem có nấm hay không. Nếu chưa có điều kiện cháu nên dùng mỡ kháng nấm (Ketoconazol) bôi 2 lần/ngày và uống Sporal 100mg mỗi ngày 2 viên trong 5 ngày liền.

Chúc cháu mau khỏe.

Da bị bong, có màu trắng, sờ vào mịn, khoảng 3cm


Câu hỏi bởi: My

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 19 tuổi, là nữ. Cháu bị lang ben (lúc đầu da bong ra rồi chỗ da đó màu trắng, sờ vào mịn, khoảng 3cm). Nhưng khoảng đó lại lan rộng ra. Vậy có phải lang ben không ạ, trên mặt hơn 4 năm rồi. Cháu có bôi nhiều thuốc nhưng không khỏi, bác sĩ tư vấn giúp cháu đi ạ.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào cháu!

Qua thông tin cháu mô tả, cháu bị bong da, nền da sau đó màu trắng, tổn thương lan rộng ra,… việc cháu tự bôi nhiều thuốc là cách khắc phục chưa thích hợp. Trước hết, với tổn thương như cháu mô tả thì có thể nghĩ tới lang ben nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn được. Để xác định chắc chắn có bị bệnh lang ben hay bệnh da khác thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ có thể cho làm thêm các xét nghiệm như nhuộm soi vảy da,… để chẩn đoán bệnh.

Bệnh lang ben là bệnh ngoài da do vi nấm Pityrosporum Orbiculaire gây ra. Tổn thương do lang ben hay gặp ở vùng da che kín như mạng sườn, ngực, bụng, lưng, nhưng cũng có thể gặp ở vùng da hở như đầu mặt cổ, chân tay, khi đó có thể tác động tới giao tiếp hàng ngày do tổn thương trên da là những nốt, đốm trắng loang lổ. Việc chữa trị bệnh càng sớm càng tốt nhằm tránh tổn thương lan rộng và tránh lây nhiễm sang người xung quanh.

Chúc sức khỏe!

Chấm trắng lan dần ra toàn bộ má là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Meo meo

Xin chào bác sĩ!

Tôi năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Cách đây khoảng 1 năm trên mặt tôi xuất hiện 1 chấm trắng (không sần so với bề mặt da) to bằng ngón tay và giờ đây chấm đó lan ra gần hết 1 khoảng má (to khoảng 4 đầu ngón tay ở mà trái) làm cho da mặt tôi trở nên không đồng đều một màu. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đấy là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào không ạ?

Xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Em nên đi bác sĩ Da liễu khám, vì không mô tả cụ thể em có thể bị lang ben hoặc bạch biến. Nếu bị lang ben thì đơn giản chữa trị theo phác đồ sau bênh sẽ khỏi: Ikozol 100mg x 20 viên, uống mỗi lần 1 viên, 2 lần trong ngày. Nizoral bôi 2 lần/ngày. Còn bị bạch biến thì nan giải vì bệnh khó chữa, mặc dù bệnh không tác động sức khỏe như tác động đến thẩm mỹ. Có thể dùng Vitiskin mỗi ngày bôi 1 lần sau đó cho tiếp xúc ánh nắng tổn thương sẽ sẩm màu như da thường.

Chúc em mạnh khỏe!

Bệnh lang ben


Câu hỏi bởi: Phạm ngọc linh

Thưa bác sĩ.e tên là linh.23t.gt nam.e bị bệnh lang ben khoang 4,5năm rồi.e dùng đủ loại thuốc,bôi và uog nhug k dc.bs có thể giúp e dc vs k ạ.e xin cảm ơn !!

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em.

Theo thống kê từ Viện da liễu, số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema). Một trong số những bệnh da do vi nấm hay gặp nhất là lang ben. Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh lang ben có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh. Chính vì mức độ phổ biến và sự phát triển nhanh chóng của bệnh gây mất thẩm mĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên phòng và chữa bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Hiện nay nhiều người còn thiếu thông tin, hiểu biết sai lầm về bệnh, cũng như rất hoang mang bởi trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo chữa khỏi bệnh lang ben song thực tế thì “tiền mất mà tật vẫn mang”. Để giúp em có thêm thông tin về bệnh cũng phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lang ben, chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về Da liễu xung quanh vấn đề “làm thế nào để điều trị bệnh lang ben an toàn và hiệu quả?” Chữa bệnh lang ben như thế nào? Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa lang ben được nhiều người áp dụng. Song hiệu quả thu được không như mong đợi do mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. “Đối với các bệnh nhân mới mắc lang ben, bệnh chỉ biểu hiện ở một diện tích nhỏ, họ thường tìm đến những phương pháp chữa bệnh trong dân gian như chữa bằng nhựa chuối xanh, củ giềng, rau răm… Đây là những cách chữa bệnh đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả không cao do tác dụng của nhựa cây kém, rất khó có thể kiên trì điều trị bằng cách này trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, nhựa cây không diệt được virut mà chỉ làm giảm triệu chứng bệnh trên bề mặt. Ngoài ra, nhựa cây làm bào mòn da, khiến cho virut dễ dàng phát triển hơn, có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.” Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, chuyên gia Da liễu Viện Da liễu Việt Nam chia sẻ. Ngoài ra, còn có phương pháp sử dụng Tây y, sử dụng thuốc bôi nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol…), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin. : Đối với các bệnh nhân có bệnh lây lan sang diện rộng, bắt đầu ngứa rát thường tìm đến các loại thuốc bôi. Các loại thuốc này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi này do: Ketoconazol rất độc với gan, vì vậy, trước khi điều trị, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Itraconazol, fluconazol ít độc với gan và hiệu quả hơn. Nhóm allylamin hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa, ít gây độc cho gan, những tác dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác. Griseofulvin là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên, hiệu quả thực sự không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng của da, vì vậy, cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Thuốc chữa bệnh lang ben hiệu quả, an toàn nhất Như vậy, điều trị bệnh lang ben bằng phương pháp dân gian hoặc Tây y đều có những nhược điểm nhất định. Theo khảo sát gần đây nhất của Viện da liễu TW về lựa chọn phương pháp chữa bệnh lang ben, có trên 60% số lượng bệnh nhân được hỏi lựa chọn chữa trị lang ben bằng thuốc Đông y tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Tìm hiểu kĩ hơn về bài thuốc này, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Da liễu Đông y Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết: Trước sự gia tăng nhanh về số lượng bệnh nhân mắc bệnh lang ben, nhằm giúp các bệnh nhân có được phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả, khắc phục nhược điểm của các phương pháp hiện đang sử dụng, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng thành công bài thuốc Thảo dược chữa lang ben, giúp cho rất nhiều bệnh nhân vượt qua nỗi ám ảnh mang tên lang ben đồng thời tìm lại cho mình sự tự tin và niềm vui trong cuộc sống. Bài thuốc bao gồm thuốc bôi ngoài, giải độc hoàn và Bình can hoàn như sau: THẢO MỘC ĐẶC TRỊ BỆNH HẮC LÀO/ LANG BEN ( Thuốc bôi) Thành phần: Đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh… Và một số thảo dược quý khác. Công dụng: Đặc trị bệnh hắc lào, lang ben, và các loại nấm. Sát trùng, diệt các vi khuẩn, nấm Giúp tiêu viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng, triệt tiêu các ổ vi khuẩn dưới da, ngăn chặn vi khuẩn lây lan xung quanh. Tái tạo da và liền sẹo. Cách dùng: Vệ sinh vùng da bị bệnh, lau khô. Sau đó thoa một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh. Ngày sử dụng 02 lần ( Sáng/ Tối) Trước khi dùng thuốc dùng một chút riềng giã nhỏ bôi lên vùng da để tăng hiệu quả tác dụng của thuốc. Không bôi thuốc lên các vết thương hở, các vùng da nhạy cảm như mắt, mồm. Kiêng kỵ: – Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không mặc quần áo ẩm ướt. – Không ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia. – Để xa tầm tay trẻ em. THÀNH PHẦN GIẢI ĐỘC: ( Cao uống) Kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì… Và một số thảo dược quý khác. Tác dụng: Có tác dụng như một kháng sinh đông y, giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt, trị mề đay, mẩn ngứa, lang ben (hắc lào), chống dị ứng, điều hòa nội tiết ngăn ngừa bệnh. Cách dùng: Ngày uống 2 viên ( sáng/ tối). Sau ăn 30 phút, mỗi viên cao uống với 200 ml nước sôi 100°C. Uống khi nước còn ấm. Trẻ em dưới 15 tuổi, uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. BÌNH CAN HOÀN: Thành phần: Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng… Công dụng: Bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ… Đặc trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa, lang ben, hắc lào các chứng viêm gan do virut, da vàng, nước tiểu vàng đậm, viêm túi mật. Liều dùng: Người lớn từ 1 – 2 viên sau các bữa ăn chính 30 phút, mỗi viên cao đen pha với 200ml nước sôi 100° C, uống thuốc khi còn ấm. Trẻ em dưới 15 tuổi theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Chúc bạn vui vẻ và thành công.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl