Bệnh do virus Zika vẫn là căn bệnh mới, tại Việt Nam chúng ta mới bước đầu tiếp cận các yếu tố xét nghiệm từ thế giới. Vì vậy, nếu các đối tượng nghi nhiễm bệnh vừa trở về từ những nơi có dịch và xuất hiện triệu chứng thì nên đến ngay các cơ sở y tế.
Xử lý, phòng tránh và đẩy lùi sự lây lan, bùng phát của virus Zika tại Việt Nam
Câu hỏi bởi: Dave Bui
Thưa bác sĩ,
Bác sĩ đánh giá thế nào về phản ứng của bộ Y tế và các cơ quan y tế tại Việt Nam về việc xử lý, phòng tránh và đẩy lùi sự lây lan, bùng phát của virus Zika cho đến nay?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Chúng ta không nên lo lắng nhưng không được mất cảnh giác. Với tính chất lan tràn mạnh của Zika ở khu Nam Mỹ và kể cả Bắc Mỹ, nhiều khả năng nó có thể lan tràn đến các khu vực khác. Với yếu tố nặng nề về khả năng gây chứng sọ nhỏ, đây thực sự là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm. WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng với virus này, đó là thái độ đúng đắn để tất cả các nước cùng chú ý và tham gia vào việc giám sát, nâng cao các biện pháp ngăn chặn (kiểm soát muỗi, phòng tránh muỗi đốt). Sau khi bộ y tế có các thông tin khoa học, đã có 1 cuộc họp để nêu rõ vấn đề cần quan tâm và nhìn nhận, để thông tin cho người dân về chẩn đoán, điều trị, truyền thông để cung cấp cho các tuyến y tế để xử lý các trường hợp nhiễm bệnh phù hợp. Dừng ở đó là phù hợp. Một số bác sĩ cho rằng bệnh do virus Zika là hết sức nghiêm trọng, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đó là vấn đề nghiêm trọng ở những nơi có dịch. Chúng ta cần cảnh giác và phòng tránh, chứ ko nên có phản ứng thái quá hay hoang mang trước virus này.
Thân ái.
Zika lây qua đường nào, triệu chứng và cách phòng bệnh
Câu hỏi bởi: Hong To
Thưa bác sĩ,
Bệnh Zika lây bằng đường nào và triệu chứng ra sao ạ? Cách phòng bệnh tốt nhất là gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Cách phòng bệnh tốt nhất chỉ gói gọn là “không để muỗi đốt”. Tức là vệ sinh nhà cửa để trong nhà không có muỗi. Không tạo môi trường nước đọng ở môi trường ngoài. Nằm màn kể cả ban ngày khi ngủ. Khi chúng ta vận động thì muỗi cũng khó có khả năng bám vào cơ thể ta. Gần đây, có một số chương trình nằm màn tẩm hóa chất giúp ngăn ngừa muỗi tiếp cận, cũng là 1 giải pháp tốt để đẩy lùi muỗi ra xa nơi ta cư trú. Ngoài ra có thể xem xét dùng thuốc phun tiêu diệt muỗi, báo với các cơ sở y tế dự phòng để kết hợp phun diệt muỗi trong khu dân cư. Thực chất việc phòng tránh bệnh do virus Zika không khác cách phòng tránh sốt xuất huyết chúng ta đã và đang làm hiện nay.
Thân ái.
Vi-rút Zika nguy hiểm thế nào với bà bầu? Làm sao để phòng tránh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em mới nghe thông tin một số nước ở khu vực Mỹ Latinh đang khuyến cáo phụ nữ nên hoãn có bầu vì vi-rút Zika có thể gây dị tật thai nhi. Mà tuần tới em có chuyến công tác sang Brazil, em lại đang mang bầu 4 tháng rưỡi. Em cảm thấy vô cùng lo lắng nhưng không thể hoãn đi công tác được. Mong bác sĩ giải đáp giúp em vi-rút này nguy hiểm thế nào với bà bầu và làm sao để phòng tránh nó?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
1. Về sự nguy hiểm của vi-rút Zika.
Ngày 28/12/2015, Bộ Y tế Brazil đã chính thức khẳng định có mối liên quan giữa chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh và vi-rút Zika. Vào ngày 15/1/2016, CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Hoa Kỳ) đã có cảnh báo đối với du khách khi tới Brazil cũng như 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng Caribe nơi đó có sự lây truyền của vi-rút Zika thông qua muỗi truyền bệnh (Colombia, El Salvador, Pháp, Guiana, Guatemala, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela, và Puerto Rico). Theo CDC, tất cả những người phụ nữ dự định mang thai hay đang mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nên cân nhắc và trì hoãn khi tới Brazil và các quốc gia nêu trên.
2. Biện pháp phòng bệnh.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng vi-rút Zika cũng như không có chữa trị đặc hiệu với vi-rút này, do đó để phòng tránh thì biện pháp quan trọng nhất là phòng muỗi đốt. Loại muỗi truyền vi-rút Zika là muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày và lúc nhập nhoạng tối, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, bôi thuốc xua côn trùng, đi ngủ nằm màn, loại bỏ hoặc che đậy các vật dụng chứa nước đọng trong nơi sinh sống để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển.
Chúc em mạnh khỏe.
Nguyên nhân lan truyền và chiều hướng phát triển của dịch Zika
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Nguyên nhân lan truyền dịch hiện nay và chiều hướng phát triển của dịch Zika là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Do việc tăng mật độ muỗi mà tăng mật độ tiếp xúc của muỗi với người. Cái này có thể do môi trường khí hậu, ví dụ như là đỉnh el nino, làm nước biển nóng lên, mưa nhiều, muỗi sinh sôi phát triển. Đỉnh el nino trùng vs đỉnh dịch sốt xuất hiện. Ta không loại trừ virus zika cũng có đỉnh dịch giống sốt xuất hiện vì cách truyền bệnh và loại muỗi truyền bệnh là như nhau. Sự giao thương giữa nơi này và nơi khác 1 cách rộng rãi cũng tạo điều kiện lan truyền bệnh theo hướng vật lý. Nhưng mà đòi hỏi yếu tố khí hậu để tăng khả năng nhiễm của người.
Thân ái.
Cách ngăn chặn sự lây lan của Zika
Câu hỏi bởi: Dam Tien Thang
Thưa bác sĩ,
Theo bác sĩ thì Việt Nam ta cần phải làm gì ngay để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh Zika này?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Nhiều người nói rằng ta cần đóng cửa biên giới để ngăn người nhập cảnh từ khu vực nhiễm bệnh như Nam Mỹ. Đó là không đúng; chúng ta không có cách nào ngăn con muỗi hay con người mang Zika vào Việt Nam. Chúng ta không thể đóng cửa không tiếp xúc với thế giới chỉ vì một căn bệnh virus này. Trước đây chúng ta cũng không làm những biện pháp đó khi có các dịch với tỉ lệ tử vong cao như SARS . Hiện nay chúng ta cần tăng cường thông tin và các công tác về phòng chống muỗi đốt, sẽ có ảnh hưởng tích cực về lâu dài. Một phương án khác là cách ly người nhiễm virus Zika. Điều này cũng không thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta có thể khuyến cáo để người mắc bệnh do Zika gây ra khộng bị muỗi đốt nữa. Có những trường hợp nhiệt độ cơ thể khi nhập cảnh bình thường và ủ bệnh vào lúc nhập cảnh, chỉ phát bệnh sau đó, thì chúng ta cũng không thể đảm bảo là chúng ta chặn được từ xa. Vậy cách làm hiệu quả nhất là tăng cường giám sát phát hiện về việc du nhập của Zika vào trong nước để người dân có thể tăng cường việc phòng chống muỗi đốt và phòng chống bệnh do Zika gây ra.
Thân ái.
Xử lý, phòng tránh và đẩy lùi sự lây lan, bùng phát của virus Zika tại Việt Nam
Câu hỏi bởi: Dave Bui
Thưa bác sĩ,
Bác sĩ đánh giá thế nào về phản ứng của bộ Y tế và các cơ quan y tế tại Việt Nam về việc xử lý, phòng tránh và đẩy lùi sự lây lan, bùng phát của virus Zika cho đến nay?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Chúng ta không nên lo lắng nhưng không được mất cảnh giác. Với tính chất lan tràn mạnh của Zika ở khu Nam Mỹ và kể cả Bắc Mỹ, nhiều khả năng nó có thể lan tràn đến các khu vực khác. Với yếu tố nặng nề về khả năng gây chứng sọ nhỏ, đây thực sự là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm. WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng với virus này, đó là thái độ đúng đắn để tất cả các nước cùng chú ý và tham gia vào việc giám sát, nâng cao các biện pháp ngăn chặn (kiểm soát muỗi, phòng tránh muỗi đốt). Sau khi bộ y tế có các thông tin khoa học, đã có 1 cuộc họp để nêu rõ vấn đề cần quan tâm và nhìn nhận, để thông tin cho người dân về chẩn đoán, điều trị, truyền thông để cung cấp cho các tuyến y tế để xử lý các trường hợp nhiễm bệnh phù hợp. Dừng ở đó là phù hợp. Một số bác sĩ cho rằng bệnh do virus Zika là hết sức nghiêm trọng, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đó là vấn đề nghiêm trọng ở những nơi có dịch. Chúng ta cần cảnh giác và phòng tránh, chứ ko nên có phản ứng thái quá hay hoang mang trước virus này.
Thân ái.
Zika lây qua đường nào, triệu chứng và cách phòng bệnh
Câu hỏi bởi: Hong To
Thưa bác sĩ,
Bệnh Zika lây bằng đường nào và triệu chứng ra sao ạ? Cách phòng bệnh tốt nhất là gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Cách phòng bệnh tốt nhất chỉ gói gọn là “không để muỗi đốt”. Tức là vệ sinh nhà cửa để trong nhà không có muỗi. Không tạo môi trường nước đọng ở môi trường ngoài. Nằm màn kể cả ban ngày khi ngủ. Khi chúng ta vận động thì muỗi cũng khó có khả năng bám vào cơ thể ta. Gần đây, có một số chương trình nằm màn tẩm hóa chất giúp ngăn ngừa muỗi tiếp cận, cũng là 1 giải pháp tốt để đẩy lùi muỗi ra xa nơi ta cư trú. Ngoài ra có thể xem xét dùng thuốc phun tiêu diệt muỗi, báo với các cơ sở y tế dự phòng để kết hợp phun diệt muỗi trong khu dân cư. Thực chất việc phòng tránh bệnh do virus Zika không khác cách phòng tránh sốt xuất huyết chúng ta đã và đang làm hiện nay.
Thân ái.
Vi-rút Zika nguy hiểm thế nào với bà bầu? Làm sao để phòng tránh?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em mới nghe thông tin một số nước ở khu vực Mỹ Latinh đang khuyến cáo phụ nữ nên hoãn có bầu vì vi-rút Zika có thể gây dị tật thai nhi. Mà tuần tới em có chuyến công tác sang Brazil, em lại đang mang bầu 4 tháng rưỡi. Em cảm thấy vô cùng lo lắng nhưng không thể hoãn đi công tác được. Mong bác sĩ giải đáp giúp em vi-rút này nguy hiểm thế nào với bà bầu và làm sao để phòng tránh nó?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
1. Về sự nguy hiểm của vi-rút Zika.
Ngày 28/12/2015, Bộ Y tế Brazil đã chính thức khẳng định có mối liên quan giữa chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh và vi-rút Zika. Vào ngày 15/1/2016, CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Hoa Kỳ) đã có cảnh báo đối với du khách khi tới Brazil cũng như 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng Caribe nơi đó có sự lây truyền của vi-rút Zika thông qua muỗi truyền bệnh (Colombia, El Salvador, Pháp, Guiana, Guatemala, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela, và Puerto Rico). Theo CDC, tất cả những người phụ nữ dự định mang thai hay đang mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nên cân nhắc và trì hoãn khi tới Brazil và các quốc gia nêu trên.
2. Biện pháp phòng bệnh.
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng vi-rút Zika cũng như không có chữa trị đặc hiệu với vi-rút này, do đó để phòng tránh thì biện pháp quan trọng nhất là phòng muỗi đốt. Loại muỗi truyền vi-rút Zika là muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày và lúc nhập nhoạng tối, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, bôi thuốc xua côn trùng, đi ngủ nằm màn, loại bỏ hoặc che đậy các vật dụng chứa nước đọng trong nơi sinh sống để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển.
Chúc em mạnh khỏe.
Nguyên nhân lan truyền và chiều hướng phát triển của dịch Zika
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Nguyên nhân lan truyền dịch hiện nay và chiều hướng phát triển của dịch Zika là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Do việc tăng mật độ muỗi mà tăng mật độ tiếp xúc của muỗi với người. Cái này có thể do môi trường khí hậu, ví dụ như là đỉnh el nino, làm nước biển nóng lên, mưa nhiều, muỗi sinh sôi phát triển. Đỉnh el nino trùng vs đỉnh dịch sốt xuất hiện. Ta không loại trừ virus zika cũng có đỉnh dịch giống sốt xuất hiện vì cách truyền bệnh và loại muỗi truyền bệnh là như nhau. Sự giao thương giữa nơi này và nơi khác 1 cách rộng rãi cũng tạo điều kiện lan truyền bệnh theo hướng vật lý. Nhưng mà đòi hỏi yếu tố khí hậu để tăng khả năng nhiễm của người.
Thân ái.
Cách ngăn chặn sự lây lan của Zika
Câu hỏi bởi: Dam Tien Thang
Thưa bác sĩ,
Theo bác sĩ thì Việt Nam ta cần phải làm gì ngay để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh Zika này?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Nhiều người nói rằng ta cần đóng cửa biên giới để ngăn người nhập cảnh từ khu vực nhiễm bệnh như Nam Mỹ. Đó là không đúng; chúng ta không có cách nào ngăn con muỗi hay con người mang Zika vào Việt Nam. Chúng ta không thể đóng cửa không tiếp xúc với thế giới chỉ vì một căn bệnh virus này. Trước đây chúng ta cũng không làm những biện pháp đó khi có các dịch với tỉ lệ tử vong cao như SARS . Hiện nay chúng ta cần tăng cường thông tin và các công tác về phòng chống muỗi đốt, sẽ có ảnh hưởng tích cực về lâu dài. Một phương án khác là cách ly người nhiễm virus Zika. Điều này cũng không thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta có thể khuyến cáo để người mắc bệnh do Zika gây ra khộng bị muỗi đốt nữa. Có những trường hợp nhiệt độ cơ thể khi nhập cảnh bình thường và ủ bệnh vào lúc nhập cảnh, chỉ phát bệnh sau đó, thì chúng ta cũng không thể đảm bảo là chúng ta chặn được từ xa. Vậy cách làm hiệu quả nhất là tăng cường giám sát phát hiện về việc du nhập của Zika vào trong nước để người dân có thể tăng cường việc phòng chống muỗi đốt và phòng chống bệnh do Zika gây ra.
Thân ái.
Theo ViCare