Tổng hợp những lưu ý về bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này sao cho phù hợp… sẽ được cung cấp trong phần giải đáp của bác sĩ dưới đây.
Cao huyết áp có nguy hiểm đến tính mạng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ! Bà của tôi năm nay 72 tuổi, bà bị cao huyết áp. Tôi muốn hỏi bệnh này có nguy hiểm tới tính mạng của bà tôi không? Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Cao huyết áp là tình trạng bệnh rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: tim mạch, não, thận, mắt.
– Tại tim, cao huyết áp gây phì đại tim, suy tim và các bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim.
– Tại não, cao huyết áp gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người.
– Cao huyết áp gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.
– Tại mắt cao huyết áp gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.
Do đó người cao tuổi khi có chẩn đoán cao huyết áp cần được theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh các tai biến có thể xảy ra.
Thân mến!
Thuốc medrol cho người cao huyết áp tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, mẹ em năm nay 78 tuổi vừa mổ tắc lệ đạo đặt silicon được 2 ngày, bệnh viện mắt cho uống thuốc Medrol 2 viên vào buổi sáng và tatanol 1 viên (3 lần) /ngày, cephalexin 1 vièn/3 lần/ ngày.
Sau khi uống được 2 ngày thì huyết áp mẹ em tăng và đã đi khám bệnh viện đa khoa bưu điện nhưng bác sỹ nói do thuốc Medrol làm tăng huyết áp cộng với đang bị vết mổ hành nên uống thuốc cao huyết áp để giảm.
Em có đọc trên mạng nếu bênh nhân dị ứng với thuốc medrol sẽ phải ngưng và đổi sang thuốc khác. Bác sỹ tù vấn giùm em xem thuốc nào thay cho thuốc medrol mà dành cho người cao huyết áp ạ.
cám ơn bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin trao đổi với bạn một vấn để thực tế như sau: Thuốc Medrol là prednisolon được methyl hóa
(Methylprednisolon) Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù, tăng huyết áp. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon thường; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.Như vậy: Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng methylprednisolon liều cao và dài ngày gây phù, tăng huyết áp.
Xem :
Đối chiếu với trường hợp của mẹ ban. Mới dùng thuốc được 2 ngày thì nguyên nhân cao huyết áp ở đây không phải là do uống thuốc mà là sự trùng hợp. Vì vậy bác sĩ không cắt thuốc Medrol mà cho thêm thuốc hạ huyết áp là hợp lý, tuy nhiện việc giải thích là do dùng thuốc medrol gây nên tăng huyết áp ở trường hợp mẹ của bạn là không hợp lý.
Bạn vẫn nên phải cho mẹ dùng Medrol là thuốc rất cần thiết sau mổ mắt đặt Silicon. Thuốc medrol ít khi có tình trạng dị ứng, thuốc có tác dụng phụ là tăng giữ nước và cao huyết áp chỉ khi dùng liều cao dài ngày.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Người già bị cao huyết áp cần phải tránh những gì?
Câu hỏi bởi: gà con
Chào bác sĩ!
Ông nội cháu năm nay 78 tuổi, bị cao huyết áp. Bác sĩ giải đáp cho cháu: Những thức ăn nào thì tốt cho người già bị cao huyết áp và những việc nên làm cũng như cần tránh với người mắc bệnh này ạ? Bác sĩ giúp cháu với!
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Cao huyết áp là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiều đường, thuốc lá, tăng Lipid máu, di truyền. Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm tác động nhiều đến chất lượng sống và gia tăng khả năng tử vong.
Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để duy trì huyết áp mức < 140/90mmHg, ông cháu cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt. Ông cháu cần phải ăn nhạt, không quá 5-6g muối ăn/ngày. ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối.
Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn thấy trong quá trình chế biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da các loại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống sữa đã tách bơ.
Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu. Tập thể dục đều đặn như đi bộ nhẹ nhàng, mỗi ngày 30-45 phút. Đời sống tinh thần thoải mái nghỉ ngơi giải trí hợp lý. Nếu ông cháu bị cao huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý.
Chúc gia đình cháu sức khỏe!
Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp và tiểu đường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bà cháu năm nay 82 tuổi, bị cao huyết áp và đái tháo đường tuýp 2. Xin hỏi bác sĩ loại thuốc nào để chữa khỏi và phải ăn uống những gì để tốt cho sức khỏe của bà?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu.
Bà cháu mắc bệnh đái tháo đường lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho bà nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp cháu xây dựng chế độ ăn cho bà:
Chất béo: Cao huyết áp ở người đái tháo đường không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì vậy nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ chiên đi chiên lại, tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
Carbohydrate: Là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà cháu chỉ nên cho bà ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
Giảm tiêu thụ cholesterol: Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
Protein: Dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Chỉ nên dùng thịt nạc, dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể. Cháu nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
Chú ý về ăn nhẹ buổi tối: Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người đái tháo đường cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ vào buổi tối (hoa quả, sữa có hàm lượng mỡ thấp) trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết.
Tuổi bà đã cao lại kết hợp 2 bệnh, vì vậy cháu nên cho bà đi khám chuyên khoa Nội tiết để được giải đáp uống thuốc và chế độ ăn hợp lý!
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Cụ 81 tuổi bị tiểu đường và cao huyết áp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má tôi năm nay 81 tuổi, hiện bà đang bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Giờ má tôi đang uống thuốc Glucophage 1000 mg va Aprovel 150 mg. Vậy má tôi có thể thay thuốc Aprovel bằng thuốc Nifedipin 20 mg được không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường là hai bệnh lý phổ biến và nhiều nghiên cứu cho thấy hai bệnh này thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì,chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động. Có nhiều nhóm thuốc làm hạ huyết áp nhưng nhóm ức chế men chuyển được xem là thuốc chỉ định đầu tay trong bênh tiểu đường vì ngoài tác dụng làm giảm huyết áp còn giúp giảm phì đại thất trái, giảm protein niệu nên làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh thận.
Aprovel là một thuốc ức chế men chuyển đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm biến chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường. Thuốc cũng đã được chứng minh là tốt cho những bệnh nhân suy thận nhẹ và có thể bảo vệ được chức năng thận ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là ở bệnh nhân trong nước tiểu có protein, thuốc Aprovel không làm ảnh hưởng đến mỡ máu hay đường máu, không bị hưởng bởi tuổi và giới, không bị tăng vọt huyết áp sau khi ngừng thuốc, không ảnh hưởng đến bệnh nhân già, suy chức năng gan và suy chức năng thận.
Nifedipin là thuốc kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, có tác dụng chống cơn đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và chữa trị bệnh Raynaud. Tuy nhiên với bệnh tiểu đường thuốc này không có tác dụng bằng thuốc Aprovel và có nhiều tác dụng phụ hơn đặc biệt với người già. Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp thì Aprovel có tinh ưu việt hơn hẳn. Mẹ bạn năm nay đã 81 tuổi, lại mắc bệnh huyết áp và tiểu đường nhiều năm. Như vậy bệnh của mẹ bạn có thể đã có biến chứng và đã ảnh hưởng đến chức năng thận. Vậy, bạn không nên thay thế thuốc Aprovel bằng thuốc Nifedipin.
Chúc sức khỏe!
Cao huyết áp có nguy hiểm đến tính mạng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ! Bà của tôi năm nay 72 tuổi, bà bị cao huyết áp. Tôi muốn hỏi bệnh này có nguy hiểm tới tính mạng của bà tôi không? Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Cao huyết áp là tình trạng bệnh rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm lặng lẽ nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như: tim mạch, não, thận, mắt.
– Tại tim, cao huyết áp gây phì đại tim, suy tim và các bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim.
– Tại não, cao huyết áp gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não,… gây liệt nửa người.
– Cao huyết áp gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận.
– Tại mắt cao huyết áp gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.
Do đó người cao tuổi khi có chẩn đoán cao huyết áp cần được theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh các tai biến có thể xảy ra.
Thân mến!
Thuốc medrol cho người cao huyết áp tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, mẹ em năm nay 78 tuổi vừa mổ tắc lệ đạo đặt silicon được 2 ngày, bệnh viện mắt cho uống thuốc Medrol 2 viên vào buổi sáng và tatanol 1 viên (3 lần) /ngày, cephalexin 1 vièn/3 lần/ ngày.
Sau khi uống được 2 ngày thì huyết áp mẹ em tăng và đã đi khám bệnh viện đa khoa bưu điện nhưng bác sỹ nói do thuốc Medrol làm tăng huyết áp cộng với đang bị vết mổ hành nên uống thuốc cao huyết áp để giảm.
Em có đọc trên mạng nếu bênh nhân dị ứng với thuốc medrol sẽ phải ngưng và đổi sang thuốc khác. Bác sỹ tù vấn giùm em xem thuốc nào thay cho thuốc medrol mà dành cho người cao huyết áp ạ.
cám ơn bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin trao đổi với bạn một vấn để thực tế như sau: Thuốc Medrol là prednisolon được methyl hóa
(Methylprednisolon) Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù, tăng huyết áp. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon thường; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.Như vậy: Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng methylprednisolon liều cao và dài ngày gây phù, tăng huyết áp.
Xem :
Công dụng, tác dụng của thuốc Medrol #15956
Đơn thuốc Medrol , trong đó có thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng tác dụng phụ và khuyến cáo, số đăng ký của nhà sản xuất hoặc các bác sĩ, dược sĩ. #15956
www.suckhoenhi.vn
Bạn vẫn nên phải cho mẹ dùng Medrol là thuốc rất cần thiết sau mổ mắt đặt Silicon. Thuốc medrol ít khi có tình trạng dị ứng, thuốc có tác dụng phụ là tăng giữ nước và cao huyết áp chỉ khi dùng liều cao dài ngày.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Người già bị cao huyết áp cần phải tránh những gì?
Câu hỏi bởi: gà con
Chào bác sĩ!
Ông nội cháu năm nay 78 tuổi, bị cao huyết áp. Bác sĩ giải đáp cho cháu: Những thức ăn nào thì tốt cho người già bị cao huyết áp và những việc nên làm cũng như cần tránh với người mắc bệnh này ạ? Bác sĩ giúp cháu với!
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Cao huyết áp là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiều đường, thuốc lá, tăng Lipid máu, di truyền. Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm tác động nhiều đến chất lượng sống và gia tăng khả năng tử vong.
Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để duy trì huyết áp mức < 140/90mmHg, ông cháu cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt. Ông cháu cần phải ăn nhạt, không quá 5-6g muối ăn/ngày. ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối.
Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn thấy trong quá trình chế biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da các loại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống sữa đã tách bơ.
Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu. Tập thể dục đều đặn như đi bộ nhẹ nhàng, mỗi ngày 30-45 phút. Đời sống tinh thần thoải mái nghỉ ngơi giải trí hợp lý. Nếu ông cháu bị cao huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý.
Chúc gia đình cháu sức khỏe!
Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp và tiểu đường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bà cháu năm nay 82 tuổi, bị cao huyết áp và đái tháo đường tuýp 2. Xin hỏi bác sĩ loại thuốc nào để chữa khỏi và phải ăn uống những gì để tốt cho sức khỏe của bà?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu.
Bà cháu mắc bệnh đái tháo đường lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho bà nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp cháu xây dựng chế độ ăn cho bà:
Chất béo: Cao huyết áp ở người đái tháo đường không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì vậy nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ chiên đi chiên lại, tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
Carbohydrate: Là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà cháu chỉ nên cho bà ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
Giảm tiêu thụ cholesterol: Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
Protein: Dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Chỉ nên dùng thịt nạc, dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể. Cháu nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
Chú ý về ăn nhẹ buổi tối: Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người đái tháo đường cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ vào buổi tối (hoa quả, sữa có hàm lượng mỡ thấp) trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết.
Tuổi bà đã cao lại kết hợp 2 bệnh, vì vậy cháu nên cho bà đi khám chuyên khoa Nội tiết để được giải đáp uống thuốc và chế độ ăn hợp lý!
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Cụ 81 tuổi bị tiểu đường và cao huyết áp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má tôi năm nay 81 tuổi, hiện bà đang bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Giờ má tôi đang uống thuốc Glucophage 1000 mg va Aprovel 150 mg. Vậy má tôi có thể thay thuốc Aprovel bằng thuốc Nifedipin 20 mg được không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường là hai bệnh lý phổ biến và nhiều nghiên cứu cho thấy hai bệnh này thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì,chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động. Có nhiều nhóm thuốc làm hạ huyết áp nhưng nhóm ức chế men chuyển được xem là thuốc chỉ định đầu tay trong bênh tiểu đường vì ngoài tác dụng làm giảm huyết áp còn giúp giảm phì đại thất trái, giảm protein niệu nên làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh thận.
Aprovel là một thuốc ức chế men chuyển đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm biến chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường. Thuốc cũng đã được chứng minh là tốt cho những bệnh nhân suy thận nhẹ và có thể bảo vệ được chức năng thận ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là ở bệnh nhân trong nước tiểu có protein, thuốc Aprovel không làm ảnh hưởng đến mỡ máu hay đường máu, không bị hưởng bởi tuổi và giới, không bị tăng vọt huyết áp sau khi ngừng thuốc, không ảnh hưởng đến bệnh nhân già, suy chức năng gan và suy chức năng thận.
Nifedipin là thuốc kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, có tác dụng chống cơn đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và chữa trị bệnh Raynaud. Tuy nhiên với bệnh tiểu đường thuốc này không có tác dụng bằng thuốc Aprovel và có nhiều tác dụng phụ hơn đặc biệt với người già. Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp thì Aprovel có tinh ưu việt hơn hẳn. Mẹ bạn năm nay đã 81 tuổi, lại mắc bệnh huyết áp và tiểu đường nhiều năm. Như vậy bệnh của mẹ bạn có thể đã có biến chứng và đã ảnh hưởng đến chức năng thận. Vậy, bạn không nên thay thế thuốc Aprovel bằng thuốc Nifedipin.
Chúc sức khỏe!
Theo ViCare