Những lưu ý cần biết về nổi mề đay ở người lớn


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh nổi mề đay rất phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi là trẻ em và người lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tham khảo một số tư vấn của bác sĩ về bệnh nổi mề đay ở người lớn.

Mề đay mãn tính


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ. E LÀ nữ. Năm nay 26t. E có đi khám ở da liễu tw thì dc bác sĩ kết luận là mề đay mãn tính. E thường xuyên bị nổi mề đay. Có khi vài lần 1-ngày. Có khi ít ngày mới nổi. Và rất NGỨA. Bác sỹ cho e hỏi có cách nào chữa khỏi k ạ. Ngoài đó e k dc tư vấn kỹ vì đông bệnh nhân quá

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào em
Bệnh của em có thể khỏi hẳn được. Sau mỗi bữa ăn em uống mật ong pha với gừng sẽ đỡ.
Chúc em sức khỏe!

Mề đay chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Halacvts

Thưa Bác sĩ.

Tôi năm nay 38 tuổi, khoảng 7 tháng nay tôi bị nổi mề đay. Tôi đi khám ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ nhưng không đỡ, cứ hết thuốc lại nổi. Tôi xin hỏi bệnh của tôi nên chữa như thế nào? Tôi có tiền sử bị viêm cầu thận!

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Tình trạng bạn mắc phải được gọi là mề đay mãn tính. Nguyên nhân gây mề đay mãn tình còn chưa rõ nhưng thường có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng như dược phẩm, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, bụi, lông thú nuôi… Đặc biệt một tác nhân hay gặp gây dị ứng mà ít người để ý tới là mạt bụi nhà. Đây là một loại sinh vật rất nhỏ thường cư trú trong chăn đệm, những nơi tích tụ bụi trong nhà. Chất tiết của chúng gây mẩn ngứa ở những người mẫn cảm. Chức năng gan, thận kém cũng là một lí do hay gặp gây nổi mẩn ngứa, mề đay mãn tính vì đây là hai cơ quan chủ chốt để loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó nguyên tắc chữa trị bệnh nổi mề đay cần bao gồm:

Xác định lí do gây dị ứng để loại trừ

Chữa trị biểu hiện giảm mẩn ngứa, viêm

Tăng cường chức năng gan giải độc và chức năng thận tăng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào.

Cụ thể:

Tránh những thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa v.v.. có khả năng gây dị ứng.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chăn đệm cần giặt sạch bằng nước nóng và xà phòng, phơi nắng để diệt mạt bụi.

Sử dụng các thuốc giảm mẩn ngứa, các thuốc tăng cường chức năng giải độc của gan và thận theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn mau hết bệnh!

Điều trị mề đay, mẩn ngứa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu xin chào bác sĩ!

Cháu năm nay 29 tuổi, khoảng 4 tháng nay cháu bị mẩn ngứa nổi mề đay khắp người, đặc biệt là vào buổi sáng ngủ dậy và buổi chiều tối. Cháu đã dùng thuốc dị ứng nhưng chỉ khoảng 2 ngày bệnh lại tái phát. Những nốt dị ứng đầu tiên rất nhỏ sau lan rộng ra từng mảng to và da dày lên sờ vào nóng, cách đây vài năm cháu cũng đã từng bị nhưng dùng thuốc dị ứng khoảng 1 năm bệnh khỏi gìơ lại tái phát lại. Xin Bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bệnh nổi mẩn ngứa (mề đay) là phản ứng dị ứng với kháng nguyên (chất gây dị ứng) ở môi trường, mà chủ yếu là ở đường ăn uống. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ để tìm ra có thể do ăn một thức ăn nào đó gây dị ứng, từ đó tránh không ăn nữa thì bệnh mới khỏi được. Biện pháp uống thuốc chỉ là giải pháp tình thế đi sau giải quyết hậu quả.

Chúc mạnh khỏe!

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nổi mề đay


Câu hỏi bởi: Minh Tuấn

Xin chào bác sĩ!

Tôi 27 tuổi (nam), phát hiện nổi mề đay trên cơ thể. Lúc đầu là vết nhỏ ở lưng nhưng sau lan rộng ra bụng và tay. Không thấy hiện tượng ngứa, hiện tượng xuất hiện trong khoảng 5 tháng và đang tiếp tục phát triển. Thời gian này tôi cũng uống khá nhiều bia rượu. Tôi cũng được xác định bị viêm gan B và men gan cao từ nhỏ.

Câu 1: Xin hỏi bác sĩ có phải dị nguyên do bia không? Có phải dạng mề đay mãn tính không vì tôi chưa bị như vậy bao giờ? Thời gian trước có bị dị ứng kiểu thời tiết nhưng sau đó rồi lặn và không xuất hiện nữa.

Câu 2: Hiện tôi đang dùng Thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang nhưng chưa biết có phù hợp với cơ địa không (tôi mới dùng được 2 ngày)?

Câu 3: Nếu có thì tôi nên dùng kết hợp với thuốc bổ trợ gan nào thì phù hợp?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo thông tin em cung cấp em bị mề đay mãn tính. Mề đay mãn tính (Chronic Urticaria): chẩn đoán mề đay mãn tính nếu ban đỏ tồn tại trên 6 tuần. Một số lí do làm xuất hiện mề đay như:

1. Thuốc: Aspirin, NAIDs, Opioids, Penicillins, Cephalosporins, ức chế men chuyển.

2. Tiếp xúc: mề đay tiếp xúc triệu chứng sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Latex, thực vật, động vật (sâu, bướm…), thuốc, thức ăn (cá, hành, tỏi, khoai tây).

3. Thức ăn và phụ gia thực phẩm: gà, bò, hải sản, trứng, lạc… và uống nhiều rượu, bia.

4. Ký sinh trùng: muỗi, giun sán…

5. Nhiễm khuẩn: viêm gan B, liên cầu, Mycoplasma, Helicobacter pylori, Mycobacterium tuberculosis và Herpes simplex virus.

6. Bệnh tự miễn: SLE, Cryoglobulinemia, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh tuyến giáp tự miễn.

7. Rối loạn chuyển hoá: mề đay nằm trong hội chứng Muckle-Wells (Amyloidosis, điếc trung ương và mề đay), hội chứng Schnitzler (sốt, đau cơ xương khớp, Monoclonal gammopathy và mề đay).

8. Bệnh ác tính, vật lý, tình cảm, gen.

Như vậy em uống nhiều rượi bia và bị viêm gan B là các lí do gây mề đay. Vì vậy em nên chú ý tìm lí do và tự loại bỏ lí do thì mới chữa trị được. Hiện tại em đang uống Phụ Bì Khang, đây là thực phẩm chức năng hổ trợ chữa trị tốt nhưng phải dùng đủ liều và chú ý nó không thể thay được thuốc chữa trị ngứa nhiều. Em có thể uống mỗi ngày 1 viên Telfast 180mg + 1 viên Medrol 16mg vào buổi sáng liên tục 5 ngày nếu không đỡ phải đi bác sĩ Da liễu khám và chữa trị. Và em chú ý nên dùng một đợt (khoảng 1 tháng) thuốc giải độc gan (Arginin 4 viên/ngày).

Chúc em mạnh khỏe!

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?


Câu hỏi bởi: hoakimlien757781

Chào bác sĩ!

Em năm nay 33 tuổi, sống tại Nghệ An. Em bị nổi mề đay từ tháng mười năm ngoái. Nhất là từ 4 giờ chiều trở đi, người em nổi đầy mề đay như muỗi đốt. Giờ em nên làm thế nào cho khỏi bệnh? Mong bác sĩ giải đáp giùm em.

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Mề đay là bệnh mãn tính. Có rất nhiều lí do gây bệnh mày đay nhưng việc tìm ra lí do không phải là dễ. Em bị mày đay từ tháng 10 năm ngoái nhưng em không cho biết em đã đi khám ở đâu, đã dùng những thuốc gì và trong thời gian bao lâu? Em đang làm nghề gì? Công việc của em hay môi trường xung quanh có khiến em phải tiếp xúc với chất gì hay không?…

Để chữa trị mề đay, tốt nhất là loại bỏ được yếu tố gây bệnh nếu đã phát hiện ra.

Tránh những món ăn, đồ uống hoặc thuốc có thể gây dị ứng, Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, thuốc lá, cà phê… Tránh tiếp xúc với hóa chất gia dụng như nước rửa bát, chất tẩy rửa, xà phòng, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc,… Tư tưởng phải thoải mái, tránh lo lắng, tránh thức khuya; Tránh gãi vì dễ gây tổn thương da. Hạn chế tắm sông, tắm biển,… Khi bị nổi mề đay, em nên ăn nhẹ, giảm muối; dùng giấm thanh pha trong nước ấm theo tỷ lệ 1:2 để thoa vào vùng da bị ngứa hoặc tắm. Tránh thoa thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) hoặc mỡ corticoide vì có thể gây một số tác dụng phụ. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, như Loratadine (Clarityne) 10mg x 1 viên, Cetirizine (zyrtec) 10mg x 1 viên, Acrivastine (Semprex) 8mg x 3 viên, Astemizole (Hismanal) 10mg x 1 viên. Trường hợp mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản, có thể uống hoặc tiêm corticoide (theo chỉ định của bác sĩ).

Em đã bị mề đay nhiều tháng rồi nên có thể liên quan tới các bệnh lý bên trong cơ thể. Vì vậy, em nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Dị ứng để bác sĩ làm thêm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định lí do và có cách chữa trị triệt để cho em.

Chúc em sớm khỏi bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl