Ai trong chúng ta cũng mong muốn một làn da sáng khỏe săn chắc. Thế nhưng, không phải mong muốn luôn thành hiện thực và sạm da luôn thường trực đâu đó sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Nó vì thế cũng chính là nỗi lo lớn về da liễu của tất cả chúng ta.
Nam 21 tuổi bị cháy nắng sạm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, sinh năm 1995. Cho em hỏi làm thế nào để da mặt bị cháy nắng từ mấy năm nay rồi có thể sáng, trắng ra ạ? Rất mong bác sĩ trả lời giúp em trong thời gian ngắn nhất có thể!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị cháy nắng từ mấy năm nay và hiện tại tổn thương vẫn còn trên da mặt, điều này cho thấy cần phải xác định chính xác tình trạng tổn thương trên da mặt của em. Ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới da và khiến cho làn da bị các dạng tổn thương như sạm da đơn thuần, viêm da do ánh nắng hoặc nám da,… Thông thường, tình trạng sạm da đơn thuần do ánh nắng sẽ giảm và hết trong vòng vài tuần tới vài tháng, còn tình trạng viêm da do ánh nắng có thể tái diễn dai dẳng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, tình trạng nám da có thể tồn tại kéo dài, thậm chí không giảm nếu không được chữa trị thích hợp.
Do vậy, điều quan trọng trước tiên là em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Thẩm mỹ để xác định chính xác mức độ sạm da, nám da. Với khoa học kỹ thuật như hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa trị nám da, sạm da như uống thuốc bôi tại chỗ (Dermatix, Azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,… Tùy theo, tính chất và mức độ sạm da, nám da mà bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.
Thân mến!
Da sạm đen có phải bệnh không?
Câu hỏi bởi: Mr.Vinh
Chào bác sĩ!
Em là nam năm nay em 15 tuổi. Em không hiểu sao mà da em nó cứ đen rám mặt dù em rất ít khi ra ngoài, không biết có phải là bệnh gì không? Và có cách nào xử lý không ạ?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Màu sắc da người là do số lượng sắc tố đen trong da. Các nhà khoa học cho biết, màu da là kết quả của sự tiến hóa để thích ứng với môi trường. Theo mô tả có thể em bị sạm da. Sạm da là tình trạng da của người bệnh đen sạm hơn so với da bình thường của chính mình. Sạm da có khi chỉ ở một vùng của cơ thể như rám má ở mặt, sạm da sau viêm, bớt sắc tố… Cũng có khi toàn thân đen sạm như trong bệnh lý của tuyến thượng thận (bệnh Addison), suy thận.
Nguyên nhân của sạm da cũng rất phức tạp:
Sạm da do di truyền hay bẩm sinh: hội chứng Leopard (có bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc), hội chứng Peutz-Jeghers (đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da), tàn nhang là các đốm màu nâu hay cà phê sữa, có khi khu trú ở mặt, có khi lan tràn toàn thân, bệnh nặng lên về mùa xuân hè, giảm về mùa đông. Ngoài ra còn phải kể đến các bệnh khác như: hội chứng Calm (các mảng màu cà phê sữa kích thước từ 2 – 20 cm, xuất hiện rất sớm khi sinh ra đã có), bệnh sắc tố Becker, bệnh nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi, tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura, bớt sắc tố Mông Cổ, bớt Ito, Ota hay bệnh nhiễm sắc tố dầm dề (do di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh gây sạm da ở nữ giới nhưng gây chết người ở nam giới).
Sạm da do rối loạn chuyển hóa như bệnh nhiễm sắc tố sắt (tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau lan rộng ra. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo có gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao). Bệnh thoái hóa bột (tăng sắc tố có tính đối xứng xuất hiện trong bệnh Lichen và thoái hóa bột thành mảng). Bệnh sạm da do hóa chất hay thuốc (hồng ban cố định nhiễm sắc), do dinh dưỡng gây sạm da trong bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở).
Sạm da cũng do yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
Đôi khi sạm da còn gặp trong một số bệnh: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận…
Về chữa trị: nguyên tắc là chữa trị theo lí do, tránh nắng. Vì vậy em nên đi khám bác sĩ để xác định xem là do da của em màu đen hay là bị mắc bệnh sạm da để có hướng xử trí thích hợp.
Chúc em vui, khoẻ!
Da có mụn trứng cá nhỏ li ti, da sạm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Da em nhiều mụn trứng cá, nhỏ và li ti da sạm thì nên dùng biện pháp gì chăm sóc da ạ? Em có đi khám ở bệnh viện Da liễu và dùng kháng sinh nhưng không đỡ ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả, da bạn có nhiều mụn trứng cá nhỏ và sạm da, nên để chữa trị triệt để tình trạng này thì trước hết phải xác định lí do gây tổn thương, cũng như mức độ tổn thương cụ thể.
Đối với mụn trứng cá, bản chất là viêm nang lông tuyến bã, do sự ứ đọng các chất tiết, chất bã tại lỗ chân lông, kết hợp với nhiễm vi khuẩn (P.acnes, tụ cầu, liên cầu,…) có thể khiến hình thành các mụn: mụn đỏ, mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, đầu trắng,… Yếu tố thuận lợi gây khởi phát mụn trứng cá gồm: yếu tố thần kinh (lo âu, stress, mất ngủ,…), rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều, sử dụng một số thuốc chứa corticoid,…
Còn về vấn đề sạm da, thâm da sau khi bị mụn là do dưới tác dụng của tia tử ngoại (UVA, UVB) các tế bào hắc tố ở lớp đáy thượng bì bị hoạt hóa mạnh. Các nốt sạm da, thâm da thường không tác động tới sức khoẻ nhưng lại gây tác động tới thẩm mỹ, tác động tới giao tiếp hàng ngày.
Với tình huống của bạn, bạn dã đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu là rất đúng hướng. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì và theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm giải quyết hai vấn đề quan tâm, đó là mụn trứng cá và sạm da, thâm da. Trong chữa trị mụn trứng cá, có thể sử dụng thuốc bôi (benzoly peroroxide,…), hoặc thuốc uống (thuốc giảm tiết nhờn, thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm,…), kết hợp với vệ sinh da mặt sạch sẽ, có thể sử dụng thêm xà phòng hoặc gel rửa mặt chống da dầu, đồng thời phải có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Với tình trạng sạm da, thâm da thì có nhiều biện pháp xử lý, có thể uống thuốc bôi tại chỗ (dermatix, azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,….
Chúc bạn vui vẻ.
Da mặt bị sạm đen, môi thâm do hút thuốc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào các bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, là nam giới. Do trong nhiều năm hút thuốc nhiều dẫn đến da mặt em bị sạm đen và môi thâm, em đã tìm hiểu nhiều phương pháp để xử lý nhưng chưa có hiệu quả tốt nhất cả. Mong các bác sĩ có thể giải đáp giúp em một phương pháp tốt để giúp em ạ.
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Một trong những tác hại không thể tránh khỏi khi hút thuốc lá chính là làm môi thâm, có thể kèm theo sạm da. Nguyên nhân là do Nicotine trong thuốc lá khiến cho đôi môi của chúng ta bị biến đổi màu sắc và thâm dần. Không chỉ thế, hút thuốc còn khiến cho môi bị mất nước, khô nẻ và thiếu sức sống, đồng thời còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy cách tốt nhất để em giảm tình trạng này là hạn chế hút thuốc và nếu được thì bỏ thuốc. Ngoài ra, em cũng cần uống nhiều nước và bổ sung vitamin C, tránh sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều Caffeine. Đây là những cách ảnh hưởng từ bên trong để hạn chế tình trạng sạm da và môi thâm. Ra ngoài em cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì ánh nắng thúc đẩy quá trình sản xuất sắc tố Melanin trên môi, da.
Chúc em mạnh khỏe!
Da sạm, đen, nhiều mụn khi thay đổi môi trường làm việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Trước đây da mặt em đẹp, trắng và không thấy mụn. Da em tự nhiên đã như vậy, không sử dụng 1 loại kem nào cả, chỉ dùng sữa rữa mặt để làm sạch da. Nhưng trong thời gian 7 tháng đây, em thay đổi môi trường làm việc là ở ngoài đảo không hiểu lý do tại sao mặt em bắt đầu sạm da, đen, mụn rất nhiều, giờ da em rất thâm sẹo nữa. Em rất hoang mang, đã sư dụng nhiều cách, cũng đã đi khám nhưng không thấy hiểu quả gì cả, trước giờ em không dùng loại kem nào cả nên giờ em cũng không dám dùng. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên được không à.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Sẹo là hậu quả của mụn trứng cá, vì vậy nếu không muốn xuất hiện mụn trứng cá bạn nên:
Hạn chế ăn dầu, mỡ, cay, sô cô la, ngọt, thức khuya.
Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da dầu
Khi đã xuất hiện sẹo thâm, bạn không nên bôi nghệ, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện bạn uống thuốc, bôi, tẩy các vết thâm của chuyên khoa Da liễu.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nam 21 tuổi bị cháy nắng sạm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, sinh năm 1995. Cho em hỏi làm thế nào để da mặt bị cháy nắng từ mấy năm nay rồi có thể sáng, trắng ra ạ? Rất mong bác sĩ trả lời giúp em trong thời gian ngắn nhất có thể!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị cháy nắng từ mấy năm nay và hiện tại tổn thương vẫn còn trên da mặt, điều này cho thấy cần phải xác định chính xác tình trạng tổn thương trên da mặt của em. Ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới da và khiến cho làn da bị các dạng tổn thương như sạm da đơn thuần, viêm da do ánh nắng hoặc nám da,… Thông thường, tình trạng sạm da đơn thuần do ánh nắng sẽ giảm và hết trong vòng vài tuần tới vài tháng, còn tình trạng viêm da do ánh nắng có thể tái diễn dai dẳng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, tình trạng nám da có thể tồn tại kéo dài, thậm chí không giảm nếu không được chữa trị thích hợp.
Do vậy, điều quan trọng trước tiên là em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Thẩm mỹ để xác định chính xác mức độ sạm da, nám da. Với khoa học kỹ thuật như hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa trị nám da, sạm da như uống thuốc bôi tại chỗ (Dermatix, Azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,… Tùy theo, tính chất và mức độ sạm da, nám da mà bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.
Thân mến!
Da sạm đen có phải bệnh không?
Câu hỏi bởi: Mr.Vinh
Chào bác sĩ!
Em là nam năm nay em 15 tuổi. Em không hiểu sao mà da em nó cứ đen rám mặt dù em rất ít khi ra ngoài, không biết có phải là bệnh gì không? Và có cách nào xử lý không ạ?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Màu sắc da người là do số lượng sắc tố đen trong da. Các nhà khoa học cho biết, màu da là kết quả của sự tiến hóa để thích ứng với môi trường. Theo mô tả có thể em bị sạm da. Sạm da là tình trạng da của người bệnh đen sạm hơn so với da bình thường của chính mình. Sạm da có khi chỉ ở một vùng của cơ thể như rám má ở mặt, sạm da sau viêm, bớt sắc tố… Cũng có khi toàn thân đen sạm như trong bệnh lý của tuyến thượng thận (bệnh Addison), suy thận.
Nguyên nhân của sạm da cũng rất phức tạp:
Sạm da do di truyền hay bẩm sinh: hội chứng Leopard (có bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc), hội chứng Peutz-Jeghers (đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da), tàn nhang là các đốm màu nâu hay cà phê sữa, có khi khu trú ở mặt, có khi lan tràn toàn thân, bệnh nặng lên về mùa xuân hè, giảm về mùa đông. Ngoài ra còn phải kể đến các bệnh khác như: hội chứng Calm (các mảng màu cà phê sữa kích thước từ 2 – 20 cm, xuất hiện rất sớm khi sinh ra đã có), bệnh sắc tố Becker, bệnh nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi, tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura, bớt sắc tố Mông Cổ, bớt Ito, Ota hay bệnh nhiễm sắc tố dầm dề (do di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh gây sạm da ở nữ giới nhưng gây chết người ở nam giới).
Sạm da do rối loạn chuyển hóa như bệnh nhiễm sắc tố sắt (tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau lan rộng ra. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo có gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao). Bệnh thoái hóa bột (tăng sắc tố có tính đối xứng xuất hiện trong bệnh Lichen và thoái hóa bột thành mảng). Bệnh sạm da do hóa chất hay thuốc (hồng ban cố định nhiễm sắc), do dinh dưỡng gây sạm da trong bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở).
Sạm da cũng do yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
Đôi khi sạm da còn gặp trong một số bệnh: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận…
Về chữa trị: nguyên tắc là chữa trị theo lí do, tránh nắng. Vì vậy em nên đi khám bác sĩ để xác định xem là do da của em màu đen hay là bị mắc bệnh sạm da để có hướng xử trí thích hợp.
Chúc em vui, khoẻ!
Da có mụn trứng cá nhỏ li ti, da sạm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Da em nhiều mụn trứng cá, nhỏ và li ti da sạm thì nên dùng biện pháp gì chăm sóc da ạ? Em có đi khám ở bệnh viện Da liễu và dùng kháng sinh nhưng không đỡ ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả, da bạn có nhiều mụn trứng cá nhỏ và sạm da, nên để chữa trị triệt để tình trạng này thì trước hết phải xác định lí do gây tổn thương, cũng như mức độ tổn thương cụ thể.
Đối với mụn trứng cá, bản chất là viêm nang lông tuyến bã, do sự ứ đọng các chất tiết, chất bã tại lỗ chân lông, kết hợp với nhiễm vi khuẩn (P.acnes, tụ cầu, liên cầu,…) có thể khiến hình thành các mụn: mụn đỏ, mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, đầu trắng,… Yếu tố thuận lợi gây khởi phát mụn trứng cá gồm: yếu tố thần kinh (lo âu, stress, mất ngủ,…), rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều, sử dụng một số thuốc chứa corticoid,…
Còn về vấn đề sạm da, thâm da sau khi bị mụn là do dưới tác dụng của tia tử ngoại (UVA, UVB) các tế bào hắc tố ở lớp đáy thượng bì bị hoạt hóa mạnh. Các nốt sạm da, thâm da thường không tác động tới sức khoẻ nhưng lại gây tác động tới thẩm mỹ, tác động tới giao tiếp hàng ngày.
Với tình huống của bạn, bạn dã đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu là rất đúng hướng. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì và theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm giải quyết hai vấn đề quan tâm, đó là mụn trứng cá và sạm da, thâm da. Trong chữa trị mụn trứng cá, có thể sử dụng thuốc bôi (benzoly peroroxide,…), hoặc thuốc uống (thuốc giảm tiết nhờn, thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm,…), kết hợp với vệ sinh da mặt sạch sẽ, có thể sử dụng thêm xà phòng hoặc gel rửa mặt chống da dầu, đồng thời phải có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Với tình trạng sạm da, thâm da thì có nhiều biện pháp xử lý, có thể uống thuốc bôi tại chỗ (dermatix, azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,….
Chúc bạn vui vẻ.
Da mặt bị sạm đen, môi thâm do hút thuốc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào các bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, là nam giới. Do trong nhiều năm hút thuốc nhiều dẫn đến da mặt em bị sạm đen và môi thâm, em đã tìm hiểu nhiều phương pháp để xử lý nhưng chưa có hiệu quả tốt nhất cả. Mong các bác sĩ có thể giải đáp giúp em một phương pháp tốt để giúp em ạ.
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Một trong những tác hại không thể tránh khỏi khi hút thuốc lá chính là làm môi thâm, có thể kèm theo sạm da. Nguyên nhân là do Nicotine trong thuốc lá khiến cho đôi môi của chúng ta bị biến đổi màu sắc và thâm dần. Không chỉ thế, hút thuốc còn khiến cho môi bị mất nước, khô nẻ và thiếu sức sống, đồng thời còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy cách tốt nhất để em giảm tình trạng này là hạn chế hút thuốc và nếu được thì bỏ thuốc. Ngoài ra, em cũng cần uống nhiều nước và bổ sung vitamin C, tránh sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều Caffeine. Đây là những cách ảnh hưởng từ bên trong để hạn chế tình trạng sạm da và môi thâm. Ra ngoài em cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì ánh nắng thúc đẩy quá trình sản xuất sắc tố Melanin trên môi, da.
Chúc em mạnh khỏe!
Da sạm, đen, nhiều mụn khi thay đổi môi trường làm việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Trước đây da mặt em đẹp, trắng và không thấy mụn. Da em tự nhiên đã như vậy, không sử dụng 1 loại kem nào cả, chỉ dùng sữa rữa mặt để làm sạch da. Nhưng trong thời gian 7 tháng đây, em thay đổi môi trường làm việc là ở ngoài đảo không hiểu lý do tại sao mặt em bắt đầu sạm da, đen, mụn rất nhiều, giờ da em rất thâm sẹo nữa. Em rất hoang mang, đã sư dụng nhiều cách, cũng đã đi khám nhưng không thấy hiểu quả gì cả, trước giờ em không dùng loại kem nào cả nên giờ em cũng không dám dùng. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên được không à.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Sẹo là hậu quả của mụn trứng cá, vì vậy nếu không muốn xuất hiện mụn trứng cá bạn nên:
Hạn chế ăn dầu, mỡ, cay, sô cô la, ngọt, thức khuya.
Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da dầu
Khi đã xuất hiện sẹo thâm, bạn không nên bôi nghệ, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện bạn uống thuốc, bôi, tẩy các vết thâm của chuyên khoa Da liễu.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare