Truyền hóa chất ung thư có thể gây nhiều tác dụng phụ đến với cơ thể người bệnh. Những lời khuyên sau sẽ giúp người bệnh giảm thiểu ảnh hưởng do vấn đề này.
Tác dụng phụ của truyền hóa chất trị ung thư
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bố tôi 60 tuổi, bị K phổi biểu mô tuyến gd 3a, đã hóa trị được 3 lần. Sau 2 lần đầu bố tôi chỉ bị đau từ thắt lưng xuống (bố tôi có bị thoái hóa đốt sống lưng). Nhưng sau lần truyền thứ 3 bố tôi ngoài đau chân thì bị bị đau bụng kiểu đau cồn cào, rát, và cuộn lên. Thỉnh thoảng bố tôi còn bị tức ngực và khó thở. Vì đau quá bố tôi gần như không ngủ được và ăn kém ngon.
Tôi phải làm gì giúp bố tôi giảm đau chân và vì sao bố tôi bị đau bụng ạ?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Truyền hóa chất điều trị bệnh ung thư có rất nhiều tác dụng không mong muốn, các tác dụng phụ càng về các đợt truyền sau càng nặng nề, vì thế cho nên 2 lần đầu cảm thấy bình thường, sang đến lần thứ 3 là bắt đầu có triệu chứng rõ ràng và đến lần sau nữa sẽ lại nặng nề hơn nữa, bệnh nhân có thể rụng tóc, nôn khan, buồn nôn, bỏ ăn, sợ ăn .
Biểu hiện đau bụng cồn cào trong bụng , rát trong ruột , tăng nhu động ruột là những tác dụng phụ của truyền hóa chất.
Hiện tượng đau chân, đau lưng không phải là do truyền hóa chất mà chỉ là dấu hiệu kèm theo
Vì có nhiều tác dụng phụ như vậy nên có nhiều người không chịu đựng được bỏ dở liều truyền hóa chất, cho nên vấn đề cần làm ở bạn là động viên bệnh nhân, bồi bổ, truyền dịch để nâng đỡ giúp cho bệnh nhân cố gằng thực hiện hết liều điều trị theo phác đồ đã được chỉ định trước.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Hạch ở nách, mệt mỏi, đau người, tức ngực, ngứa ngáy, đi ngoài sau khi điều trị hóa chất ung thư có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: bongxinh
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi. Bố cháu năm nay 56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 2, hiện bố cháu vừa truyền hóa chất đợt đầu tiên, truyền về bố cháu có những biểu hiện như mệt mỏi, đau khắp người, tức ngực, ngứa ngáy, đi ngoài, lạnh toát. Hơn nữa khi về bố cháu thấy xuất hiện thêm hạch ở nách. Điều này có nguy hiểm không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Truyền hóa chất là việc uống thuốc đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào. Thuốc có tác dụng thông qua việc làm dừng hoặc làm chậm lại sự phân chia của các tế bào ung thư. Tuy nhiên thuốc cũng làm tác động đến các tế bào lành, nhất là những cơ quan, bộ phận sinh sản nhanh như niêm mạc miệng, đường tiêu hóa hay lông, tóc, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Sự tác động của thuốc đến các tế bào lành được thể hiện qua các tác dụng phụ không mong muốn.
Các tác dụng phụ thường gặp của truyền hóa chất:
Nôn và buồn nôn.
Mệt mỏi, chán ăn.
Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Tê đầu ngón tay, ngón chân.
Rụng tóc.
Xám da.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Sốt nhẹ.
Thay đổi các chỉ số về xét nghiệm máu, chức năng gan, thận…
Chảy máu (niêm mạc, tiêu hóa).
Những tác dụng phụ của truyền hóa chất ở mỗi bệnh nhân không giống nhau, mức độ triệu chứng cũng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cũng tùy thuộc vào từng cơ thể người bệnh. Bố bạn bị ung thư thực quản giai đoạn 2, vừa truyền hóa chất đợt đầu. Những biểu hiện bố bạn gặp phải là do tác dụng phụ của hóa chất. Thường những tác dụng phụ trên thường chỉ kéo dài trong vài ngày chữa trị, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn khi kết thúc chữa trị. Do vậy bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên chăm sóc bố thật tốt để bố bạn chóng hồi phục sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chế độ ăn trước và sau khi truyền hoá chất như thế nào?
Câu hỏi bởi: Binhdamttnbg
Chào bác sĩ.
Chị gái tôi bị ung thư vú, đã làm phẫu thuật và chuẩn bị truyền hoá chất. Tôi muốn hỏi về chế độ ăn trước và sau khi truyền hoá chất như thế nào để đảm bảo sức khoẻ (nên ăn gì và không ăn gì). Tôi đọc thấy có thuốc AHCC của Mỹ có tác dụng tăng cường miễn dịch, vậy chị tôi có dùng được không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Truyền hóa chất là việc mà bất kì bệnh nhân nào chữa trị ung thư đều phải trải qua. Bệnh nhân phải truyền hóa chất cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng là điều cần thiết với bệnh nhân chữa trị bệnh ung thư, trước sau và trong thời gian truyền hóa chất, cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Đạm: Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Chất béo (lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định.
Rau quả: Các loại vitamin và chất khoáng có trong rau quả giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính. Một số loại rau quả có chứa chống ôxy hoá, chức năng hoại tử tế bào ung thư, kích thích và tăng cường việc sản xuất kháng thể.
Trong thời gian bệnh và chữa trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt chữa trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ tình huống những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
Người bị ung thư sức đề kháng của cơ thể giảm, thuốc AHCC đã được khoa học chứng minh có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, vì vậy chị bạn có thể uống thuốc này để hỗ trợ chữa trị. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chồng điều trị ung thư bằng hóa chất liệu sinh con ra có bị sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chồng tôi phát hiện ung thư đại tràng từ tháng 11/2013. Đã phẫu thuật và truyền hoá chất. Đến tháng 8/2014 kiểm tra và chuẩn đoán ổn định và được xuất viện. Đến nay cứ 3 tháng đi khám lại và tình hình vẫn ổn định. Hiện chúng tôi vẫn mong chờ để sinh em bé. Đến 30/10 tôi bị chậm kinh 2 tuần và mua que thử, kết quả lên 2 vạch. Chúng tôi rất vui nhưng cũng vô cùng lo lắng. Liệu thuốc hoá chất chồng tôi đã truyền trong thời gian chữa trị ung thư có tác động gì đến thai nhi, hoặc con chúng tôi sinh ra sau này có bị dị tật gì không? Xin bác sĩ cho chúng tôi câu trả lời trong thời gian sớm nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trên nguyên tắc những người chữa trị hóa chất thì phải sau 8 tháng đến 1 năm thuốc mới bán thải hết khỏi cơ thể (nhưng cũng còn tùy thuộc vào loại hóa chất chồng bạn dùng). Nhưng một vòng đời của tinh trùng là 72 ngày vì vậy khi bạn thụ thai là các tinh trùng của chồng được sản sinh sau khi dừng hóa chất được hơn 2 tháng nên mức độ tác động cũng nhẹ đi nhưng vẫn là trong thời gian hóa chất còn trong cơ thể. Nếu hai vợ chồng vẫn muốn giữ thai thì bạn nên khám thai kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Sàng lọc trước sinh có hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 từ 11 đến 13 tuần 6 ngày.
Giai đoạn 2 từ 15 tuần đến 22 tuần 6 ngày.
Bạn có thể đến các bệnh viện Phụ sản Hà Nôi, Phụ sản Trung ương, viện Đại học Y để làm các xét nghiệm sàng lọc và bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp kỹ hơn. Nếu bạn ở trong thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đến bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương để khám.
Chúc gia đình bạn hạnh phúc và mạnh khỏe!
Tư vấn ung thư đại tràng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ cháu bị ung thư đại tràng xích ma, đã phẫu thật và nối ống ruột được 1 tháng rồi, bác sĩ hẹn sau 1 tháng đi truyền hóa chất. Trước khi truyền mẹ cháu đã kiểm tra máu, siêu âm ổ bụng, chụp xạ hình xương, và chụp Xquang phổi, kết quả đều bình thường. Nhưng sau khi truyền đợt 1 về nhà nghỉ thì mẹ cháu lại nhập viện và kiểm tra để truyền hóa chất đợt 2 nhưng lần này mẹ cháu chụp Xquang và CT 64 đáy phổi thì lại có kế quả là xơ kẽ phổi và có xuất hiện vài nốt mờ ở hai bên phổi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mẹ cháu sẽ chữa trị tiếp ra sao và có dùng thêm thuốc gì để ngăn chặn tế bào ung thư di căn không? Cháu mong nhận được câu trả lời của bác sĩ!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Ung thư đại tràng xích ma và các bệnh ung thư khác là các bệnh lý ác tính do sự di căn của các tế bào ung thư, chúng dừng lại tại đâu sẽ phát triển thành khối u tại đó, chèn ép vào mạch máu, thần kinh, các mô và các tạng lân cận. Sự di căn sớm hay muộn phụ thuộc vào từng loại ung thư, phát hiện sớm hay muộn và phẫu thuật có triệt để hay không.
Trên phim chụp Xquang tim phổi của mẹ bạn có những nốt mờ hai bên phổi có thể là do các khối u đã di căn. Mẹ của bạn cần được chụp thêm phim CT scanner lồng ngực để chẩn đoán chính xác. Mẹ bạn sau mổ đã được hóa trị, xạ trị. Đó chính là phương pháp chữa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn một cách tối đa sự di căn của chúng. Điều trị bằng hóa chất và tia xạ cộng với sự di căn của khối u làm cho bệnh nhân càng dễ bị suy kiệt. Vì vậy, bạn cần phải chăm sóc mẹ bạn về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi tốt hơn nữa để có sức khỏe chống lại bệnh.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Tác dụng phụ của truyền hóa chất trị ung thư
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bố tôi 60 tuổi, bị K phổi biểu mô tuyến gd 3a, đã hóa trị được 3 lần. Sau 2 lần đầu bố tôi chỉ bị đau từ thắt lưng xuống (bố tôi có bị thoái hóa đốt sống lưng). Nhưng sau lần truyền thứ 3 bố tôi ngoài đau chân thì bị bị đau bụng kiểu đau cồn cào, rát, và cuộn lên. Thỉnh thoảng bố tôi còn bị tức ngực và khó thở. Vì đau quá bố tôi gần như không ngủ được và ăn kém ngon.
Tôi phải làm gì giúp bố tôi giảm đau chân và vì sao bố tôi bị đau bụng ạ?
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Truyền hóa chất điều trị bệnh ung thư có rất nhiều tác dụng không mong muốn, các tác dụng phụ càng về các đợt truyền sau càng nặng nề, vì thế cho nên 2 lần đầu cảm thấy bình thường, sang đến lần thứ 3 là bắt đầu có triệu chứng rõ ràng và đến lần sau nữa sẽ lại nặng nề hơn nữa, bệnh nhân có thể rụng tóc, nôn khan, buồn nôn, bỏ ăn, sợ ăn .
Biểu hiện đau bụng cồn cào trong bụng , rát trong ruột , tăng nhu động ruột là những tác dụng phụ của truyền hóa chất.
Hiện tượng đau chân, đau lưng không phải là do truyền hóa chất mà chỉ là dấu hiệu kèm theo
Vì có nhiều tác dụng phụ như vậy nên có nhiều người không chịu đựng được bỏ dở liều truyền hóa chất, cho nên vấn đề cần làm ở bạn là động viên bệnh nhân, bồi bổ, truyền dịch để nâng đỡ giúp cho bệnh nhân cố gằng thực hiện hết liều điều trị theo phác đồ đã được chỉ định trước.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Hạch ở nách, mệt mỏi, đau người, tức ngực, ngứa ngáy, đi ngoài sau khi điều trị hóa chất ung thư có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: bongxinh
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi. Bố cháu năm nay 56 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn 2, hiện bố cháu vừa truyền hóa chất đợt đầu tiên, truyền về bố cháu có những biểu hiện như mệt mỏi, đau khắp người, tức ngực, ngứa ngáy, đi ngoài, lạnh toát. Hơn nữa khi về bố cháu thấy xuất hiện thêm hạch ở nách. Điều này có nguy hiểm không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Truyền hóa chất là việc uống thuốc đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào. Thuốc có tác dụng thông qua việc làm dừng hoặc làm chậm lại sự phân chia của các tế bào ung thư. Tuy nhiên thuốc cũng làm tác động đến các tế bào lành, nhất là những cơ quan, bộ phận sinh sản nhanh như niêm mạc miệng, đường tiêu hóa hay lông, tóc, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Sự tác động của thuốc đến các tế bào lành được thể hiện qua các tác dụng phụ không mong muốn.
Các tác dụng phụ thường gặp của truyền hóa chất:
Nôn và buồn nôn.
Mệt mỏi, chán ăn.
Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Tê đầu ngón tay, ngón chân.
Rụng tóc.
Xám da.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Sốt nhẹ.
Thay đổi các chỉ số về xét nghiệm máu, chức năng gan, thận…
Chảy máu (niêm mạc, tiêu hóa).
Những tác dụng phụ của truyền hóa chất ở mỗi bệnh nhân không giống nhau, mức độ triệu chứng cũng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cũng tùy thuộc vào từng cơ thể người bệnh. Bố bạn bị ung thư thực quản giai đoạn 2, vừa truyền hóa chất đợt đầu. Những biểu hiện bố bạn gặp phải là do tác dụng phụ của hóa chất. Thường những tác dụng phụ trên thường chỉ kéo dài trong vài ngày chữa trị, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn khi kết thúc chữa trị. Do vậy bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên chăm sóc bố thật tốt để bố bạn chóng hồi phục sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chế độ ăn trước và sau khi truyền hoá chất như thế nào?
Câu hỏi bởi: Binhdamttnbg
Chào bác sĩ.
Chị gái tôi bị ung thư vú, đã làm phẫu thuật và chuẩn bị truyền hoá chất. Tôi muốn hỏi về chế độ ăn trước và sau khi truyền hoá chất như thế nào để đảm bảo sức khoẻ (nên ăn gì và không ăn gì). Tôi đọc thấy có thuốc AHCC của Mỹ có tác dụng tăng cường miễn dịch, vậy chị tôi có dùng được không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Truyền hóa chất là việc mà bất kì bệnh nhân nào chữa trị ung thư đều phải trải qua. Bệnh nhân phải truyền hóa chất cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng là điều cần thiết với bệnh nhân chữa trị bệnh ung thư, trước sau và trong thời gian truyền hóa chất, cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Đạm: Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Chất béo (lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định.
Rau quả: Các loại vitamin và chất khoáng có trong rau quả giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính. Một số loại rau quả có chứa chống ôxy hoá, chức năng hoại tử tế bào ung thư, kích thích và tăng cường việc sản xuất kháng thể.
Trong thời gian bệnh và chữa trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt chữa trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ tình huống những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
Người bị ung thư sức đề kháng của cơ thể giảm, thuốc AHCC đã được khoa học chứng minh có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, vì vậy chị bạn có thể uống thuốc này để hỗ trợ chữa trị. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chồng điều trị ung thư bằng hóa chất liệu sinh con ra có bị sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chồng tôi phát hiện ung thư đại tràng từ tháng 11/2013. Đã phẫu thuật và truyền hoá chất. Đến tháng 8/2014 kiểm tra và chuẩn đoán ổn định và được xuất viện. Đến nay cứ 3 tháng đi khám lại và tình hình vẫn ổn định. Hiện chúng tôi vẫn mong chờ để sinh em bé. Đến 30/10 tôi bị chậm kinh 2 tuần và mua que thử, kết quả lên 2 vạch. Chúng tôi rất vui nhưng cũng vô cùng lo lắng. Liệu thuốc hoá chất chồng tôi đã truyền trong thời gian chữa trị ung thư có tác động gì đến thai nhi, hoặc con chúng tôi sinh ra sau này có bị dị tật gì không? Xin bác sĩ cho chúng tôi câu trả lời trong thời gian sớm nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trên nguyên tắc những người chữa trị hóa chất thì phải sau 8 tháng đến 1 năm thuốc mới bán thải hết khỏi cơ thể (nhưng cũng còn tùy thuộc vào loại hóa chất chồng bạn dùng). Nhưng một vòng đời của tinh trùng là 72 ngày vì vậy khi bạn thụ thai là các tinh trùng của chồng được sản sinh sau khi dừng hóa chất được hơn 2 tháng nên mức độ tác động cũng nhẹ đi nhưng vẫn là trong thời gian hóa chất còn trong cơ thể. Nếu hai vợ chồng vẫn muốn giữ thai thì bạn nên khám thai kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Sàng lọc trước sinh có hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 từ 11 đến 13 tuần 6 ngày.
Giai đoạn 2 từ 15 tuần đến 22 tuần 6 ngày.
Bạn có thể đến các bệnh viện Phụ sản Hà Nôi, Phụ sản Trung ương, viện Đại học Y để làm các xét nghiệm sàng lọc và bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp kỹ hơn. Nếu bạn ở trong thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đến bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương để khám.
Chúc gia đình bạn hạnh phúc và mạnh khỏe!
Tư vấn ung thư đại tràng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ cháu bị ung thư đại tràng xích ma, đã phẫu thật và nối ống ruột được 1 tháng rồi, bác sĩ hẹn sau 1 tháng đi truyền hóa chất. Trước khi truyền mẹ cháu đã kiểm tra máu, siêu âm ổ bụng, chụp xạ hình xương, và chụp Xquang phổi, kết quả đều bình thường. Nhưng sau khi truyền đợt 1 về nhà nghỉ thì mẹ cháu lại nhập viện và kiểm tra để truyền hóa chất đợt 2 nhưng lần này mẹ cháu chụp Xquang và CT 64 đáy phổi thì lại có kế quả là xơ kẽ phổi và có xuất hiện vài nốt mờ ở hai bên phổi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mẹ cháu sẽ chữa trị tiếp ra sao và có dùng thêm thuốc gì để ngăn chặn tế bào ung thư di căn không? Cháu mong nhận được câu trả lời của bác sĩ!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Ung thư đại tràng xích ma và các bệnh ung thư khác là các bệnh lý ác tính do sự di căn của các tế bào ung thư, chúng dừng lại tại đâu sẽ phát triển thành khối u tại đó, chèn ép vào mạch máu, thần kinh, các mô và các tạng lân cận. Sự di căn sớm hay muộn phụ thuộc vào từng loại ung thư, phát hiện sớm hay muộn và phẫu thuật có triệt để hay không.
Trên phim chụp Xquang tim phổi của mẹ bạn có những nốt mờ hai bên phổi có thể là do các khối u đã di căn. Mẹ của bạn cần được chụp thêm phim CT scanner lồng ngực để chẩn đoán chính xác. Mẹ bạn sau mổ đã được hóa trị, xạ trị. Đó chính là phương pháp chữa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn một cách tối đa sự di căn của chúng. Điều trị bằng hóa chất và tia xạ cộng với sự di căn của khối u làm cho bệnh nhân càng dễ bị suy kiệt. Vì vậy, bạn cần phải chăm sóc mẹ bạn về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi tốt hơn nữa để có sức khỏe chống lại bệnh.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Theo ViCare