Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống suốt đời của người mắc. Vì vậy, cần phải có liệu pháp điều trị phù hợp và chính xác. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh qua tuyển chọn câu hỏi sau đây.
Thalassemia là bệnh do di truyền phải không, có thể điều trị khỏi được không?
Câu hỏi bởi: Thịnh Lộc
Thưa bác sĩ!
Tôi có đứa cháu mới được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia. Tôi nghe nói Thalassemia rất nguy hiểm. Bệnh này là do di truyền phải không bác sĩ? Liệu cháu tôi có thể điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào anh!
Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu người bệnh không bền, bị phá hủy sớm khiến người bệnh bị thiếu máu và ứ sắt.
Thalassemia có nhiều thể bệnh:
Nếu bị thể nhẹ có nghĩa là những người chỉ mang gen bệnh, không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian, người bệnh có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình; trẻ sinh ra vẫn bình thường, dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Ở thể nặng thì bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh. Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần điều trị.
Bị ở thể trung gian người bệnh cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu lắng. Với thể nặng, cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ ảnh hưởng tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu điều trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tan máu bẩm sinh và cường lách thì chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 26 tuổi. Cách đây 2 năm tôi có đi kiểm tra huyết sắc tố và được kết luận tan máu bẩm sinh, cường lách, nhưng chưa chữa trị. Giờ tôi thấy hơi nhói ở điểm lách, có uống rượu, người mệt mỏi uể oải, chưa đi kiểm tra lại. Bệnh trạng tôi cần kiêng những gì và cần những thuốc chữa trị như thế nào để sức khỏe tôi được tốt hơn? Mong bác sĩ giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên khám bệnh ở khoa huyết học của các bệnh viện để có được toa thuốc chữa trị đúng với bệnh trạng của mình. Đồng thời bạn cần xét nghiệm xem có bị thiếu men G6PD mà lúc bé chưa được phát hiện hay không? Nếu bị thiếu men này gây tan huyết thì phải có chế độ ăn kiêng riêng và cần tránh rất nhiều loại thuốc tây.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cách điều trị bệnh tan máu bẩm sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho con hỏi ạ? Con năm nay 27 tuổi, vô tình con đi khám thì kết quả là con bị bệnh tan máu bẩm sinh, thoái hoá các đốt sống lưng và cổ. Kết luận của điện di huyết sắc tố là: HbA 21,5+96-99 HbA2 3.5 HbF 19.0+ <2.0; HbE 59,5+0. Kết quả sức bền hồng cầu là: Bắt đầu tan 4,25 + 4,5-5,0 ; Tan hoàn toàn 3,25 +3.0 – 3,5.
Như vậy là con đang ở dạng nặng, trung bình hay là nhẹ ạ? Diễn biến bệnh có nhanh không ạ? Có phải là khoảng 2 năm nữa là con phải vào viện Truyền máu thường xuyên không ạ? Hiện tại con có phải kiêng gì không ạ? Và có cách nào điều trị hay là chữa hoặc hãm lại không ạ? Con gái con năm nay được 13 tháng tuổi, cháu cũng mang gen em nhưng không bị bệnh thì có cần kiêng gì hay là điều trị hỗ trợ gì không để sau này không bị chuyển biến bệnh ạ? Con mong nhận được lời khuyên của bác sĩ ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai triệu chứng nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh này phải chữa trị suốt đời và nếu không được chữa trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động… Hiện tại bệnh chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh, chủ yếu là chữa trị biểu hiện suốt đời.
Bệnh nhân Thalassemia trên cả nước đang được chữa trị chính tại các bệnh viện Nhi, bệnh viện Huyết học – truyền máu và tại các bệnh viện Đa khoa các tỉnh, thành phố. Ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao với ước tính có trên 10 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được chữa trị.
Bệnh gồm các thể sau:
Thể nhẹ: đây là những người chỉ mang gen bệnh, không có biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian: người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có biểu hiện lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Thể nặng: bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Thể rất nặng: bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Cách chữa trị bệnh Thalassemia:
Thể nhẹ: không cần chữa trị.
Thể trung gian: theo dõi dấu hiệu dấu hiệu thiếu máu, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, hoặc huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng thông thường thì cho truyền hồng cầu lắng.
Thể nặng: bệnh nhân cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống, tránh cho tim không bị suy, tuỷ xương không hoạt động quá mức.
Ngoài ra trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu trẻ chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường. Phòng ngừa bệnh Thalassemia: Đối với trẻ bệnh: gia đình cần biết đây là bệnh di truyền, bệnh nhân thể trung gian và nặng cần được theo dõi suốt đời để được chữa trị đúng mức. Gia đình có trẻ bệnh nên làm điện di Hb cho tất cả các thành viên, để phát hiện thể nhẹ. Các cặp vợ chồng thể nhẹ cần được theo dõi khi có mang vì có nguy cơ sinh trẻ bệnh thể nặng là 25%.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bị mắc bệnh Anpha thalassmia phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái tôi năm nay 8 tuổi cháu được bác sĩ kết luận bị mắc bệnh Anpha thalassmia với kết quả A1: 86,1, A2: 0,5, HSTH: 13, 4. Vậy con tôi có bị mắc bệnh nặng không. Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn và nên uống nước chè vậy đó là chè gì vậy và cháu uống được những sữa gì. Xin bác sĩ giúp tôi với.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai triệu chứng nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh này phải chữa trị suốt đời và nếu không được chữa trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động…
Hiện tại bệnh chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh, chủ yếu là chữa trị biểu hiện suốt đời. Bệnh nhân Thalassemia trên cả nước đang được chữa trị chính tại các bệnh viện Nhi, bệnh viện Huyết học -truyền máu và tại các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố. Ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao với ước tính có trên 10 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được chữa trị.
Bệnh gồm các thể sau:
Thể nhẹ: đây là những người chỉ mang gen bệnh, không có biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian: người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có biểu hiện lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Thể nặng: bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Thể rất nặng: bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai.
Cách chữa trị bệnh Thalassemia:
Thể nhẹ: không cần chữa trị.
Thể trung gian: theo dõi dấu hiệu dấu hiệu thiếu máu, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, hoặc huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng thông thường thì cho truyền hồng cầu lắng.
Thể nặng: bệnh nhân cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống, tránh cho tim không bị suy, tuỷ xương không hoạt động quá mức.
Ngoài ra trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu trẻ chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường. Người bị Thalassemia có sức đề kháng kém hơn do phải đối phó với tình trạng oxy hóa sắt và tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu. Vì thế, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng để bổ sung cho việc tạo hồng cầu mới và tăng cường sức đề kháng. Nên uống đủ nước, đặc biệt đối với các tình huống đang phải thải sắt.
Để giữ xương khỏe mạnh, hãy đảm bảo chế độ ăn có đủ canxi, kẽm, vitamin D và vitamin E. Bổ sung thêm axit folic cho việc tạo hồng cầu mới. Tránh dư thừa sắt người bệnh cần hạn chế các thức ăn giàu chất sắt hay bổ sung các loại vitamin hoặc khoáng chất chứa sắt. Nếu bệnh nhân bị Thalassemia mức độ nặng hoặc trung bình, đã phải truyền máu nhiều lần thì mới cần phải hạn chế thức ăn nhiều sắt. Nếu chưa phải truyền máu, thì cần xét nghiệm về nồng sắt trong máu trước khi điều chỉnh chế độ ăn. Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Thalassemia là bệnh do di truyền phải không, có thể điều trị khỏi được không?
Câu hỏi bởi: Thịnh Lộc
Thưa bác sĩ!
Tôi có đứa cháu mới được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia. Tôi nghe nói Thalassemia rất nguy hiểm. Bệnh này là do di truyền phải không bác sĩ? Liệu cháu tôi có thể điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào anh!
Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu người bệnh không bền, bị phá hủy sớm khiến người bệnh bị thiếu máu và ứ sắt.
Thalassemia có nhiều thể bệnh:
Nếu bị thể nhẹ có nghĩa là những người chỉ mang gen bệnh, không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian, người bệnh có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình; trẻ sinh ra vẫn bình thường, dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Ở thể nặng thì bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh. Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần điều trị.
Bị ở thể trung gian người bệnh cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu lắng. Với thể nặng, cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ ảnh hưởng tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu điều trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tan máu bẩm sinh và cường lách thì chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 26 tuổi. Cách đây 2 năm tôi có đi kiểm tra huyết sắc tố và được kết luận tan máu bẩm sinh, cường lách, nhưng chưa chữa trị. Giờ tôi thấy hơi nhói ở điểm lách, có uống rượu, người mệt mỏi uể oải, chưa đi kiểm tra lại. Bệnh trạng tôi cần kiêng những gì và cần những thuốc chữa trị như thế nào để sức khỏe tôi được tốt hơn? Mong bác sĩ giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên khám bệnh ở khoa huyết học của các bệnh viện để có được toa thuốc chữa trị đúng với bệnh trạng của mình. Đồng thời bạn cần xét nghiệm xem có bị thiếu men G6PD mà lúc bé chưa được phát hiện hay không? Nếu bị thiếu men này gây tan huyết thì phải có chế độ ăn kiêng riêng và cần tránh rất nhiều loại thuốc tây.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cách điều trị bệnh tan máu bẩm sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho con hỏi ạ? Con năm nay 27 tuổi, vô tình con đi khám thì kết quả là con bị bệnh tan máu bẩm sinh, thoái hoá các đốt sống lưng và cổ. Kết luận của điện di huyết sắc tố là: HbA 21,5+96-99 HbA2 3.5 HbF 19.0+ <2.0; HbE 59,5+0. Kết quả sức bền hồng cầu là: Bắt đầu tan 4,25 + 4,5-5,0 ; Tan hoàn toàn 3,25 +3.0 – 3,5.
Như vậy là con đang ở dạng nặng, trung bình hay là nhẹ ạ? Diễn biến bệnh có nhanh không ạ? Có phải là khoảng 2 năm nữa là con phải vào viện Truyền máu thường xuyên không ạ? Hiện tại con có phải kiêng gì không ạ? Và có cách nào điều trị hay là chữa hoặc hãm lại không ạ? Con gái con năm nay được 13 tháng tuổi, cháu cũng mang gen em nhưng không bị bệnh thì có cần kiêng gì hay là điều trị hỗ trợ gì không để sau này không bị chuyển biến bệnh ạ? Con mong nhận được lời khuyên của bác sĩ ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai triệu chứng nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh này phải chữa trị suốt đời và nếu không được chữa trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động… Hiện tại bệnh chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh, chủ yếu là chữa trị biểu hiện suốt đời.
Bệnh nhân Thalassemia trên cả nước đang được chữa trị chính tại các bệnh viện Nhi, bệnh viện Huyết học – truyền máu và tại các bệnh viện Đa khoa các tỉnh, thành phố. Ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao với ước tính có trên 10 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được chữa trị.
Bệnh gồm các thể sau:
Thể nhẹ: đây là những người chỉ mang gen bệnh, không có biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian: người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có biểu hiện lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Thể nặng: bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Thể rất nặng: bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. Cách chữa trị bệnh Thalassemia:
Thể nhẹ: không cần chữa trị.
Thể trung gian: theo dõi dấu hiệu dấu hiệu thiếu máu, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, hoặc huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng thông thường thì cho truyền hồng cầu lắng.
Thể nặng: bệnh nhân cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống, tránh cho tim không bị suy, tuỷ xương không hoạt động quá mức.
Ngoài ra trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu trẻ chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường. Phòng ngừa bệnh Thalassemia: Đối với trẻ bệnh: gia đình cần biết đây là bệnh di truyền, bệnh nhân thể trung gian và nặng cần được theo dõi suốt đời để được chữa trị đúng mức. Gia đình có trẻ bệnh nên làm điện di Hb cho tất cả các thành viên, để phát hiện thể nhẹ. Các cặp vợ chồng thể nhẹ cần được theo dõi khi có mang vì có nguy cơ sinh trẻ bệnh thể nặng là 25%.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bị mắc bệnh Anpha thalassmia phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái tôi năm nay 8 tuổi cháu được bác sĩ kết luận bị mắc bệnh Anpha thalassmia với kết quả A1: 86,1, A2: 0,5, HSTH: 13, 4. Vậy con tôi có bị mắc bệnh nặng không. Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn và nên uống nước chè vậy đó là chè gì vậy và cháu uống được những sữa gì. Xin bác sĩ giúp tôi với.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai triệu chứng nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người mắc bệnh này phải chữa trị suốt đời và nếu không được chữa trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động…
Hiện tại bệnh chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh, chủ yếu là chữa trị biểu hiện suốt đời. Bệnh nhân Thalassemia trên cả nước đang được chữa trị chính tại các bệnh viện Nhi, bệnh viện Huyết học -truyền máu và tại các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố. Ước tính khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao với ước tính có trên 10 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được chữa trị.
Bệnh gồm các thể sau:
Thể nhẹ: đây là những người chỉ mang gen bệnh, không có biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian: người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có biểu hiện lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.
Thể nặng: bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm dồ ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.
Thể rất nặng: bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai.
Cách chữa trị bệnh Thalassemia:
Thể nhẹ: không cần chữa trị.
Thể trung gian: theo dõi dấu hiệu dấu hiệu thiếu máu, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, hoặc huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng thông thường thì cho truyền hồng cầu lắng.
Thể nặng: bệnh nhân cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống, tránh cho tim không bị suy, tuỷ xương không hoạt động quá mức.
Ngoài ra trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu trẻ chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường. Người bị Thalassemia có sức đề kháng kém hơn do phải đối phó với tình trạng oxy hóa sắt và tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu. Vì thế, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng để bổ sung cho việc tạo hồng cầu mới và tăng cường sức đề kháng. Nên uống đủ nước, đặc biệt đối với các tình huống đang phải thải sắt.
Để giữ xương khỏe mạnh, hãy đảm bảo chế độ ăn có đủ canxi, kẽm, vitamin D và vitamin E. Bổ sung thêm axit folic cho việc tạo hồng cầu mới. Tránh dư thừa sắt người bệnh cần hạn chế các thức ăn giàu chất sắt hay bổ sung các loại vitamin hoặc khoáng chất chứa sắt. Nếu bệnh nhân bị Thalassemia mức độ nặng hoặc trung bình, đã phải truyền máu nhiều lần thì mới cần phải hạn chế thức ăn nhiều sắt. Nếu chưa phải truyền máu, thì cần xét nghiệm về nồng sắt trong máu trước khi điều chỉnh chế độ ăn. Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Theo ViCare