Một làn da cháy nắng là mối lo của nhiều người do không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà còn là sức khỏe của làn da. Sau đây là những chia sẻ của chuyên gia.
Làm sao để da mặt bị cháy nắng có thể trắng sáng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới sinh năm 1995. Bác sĩ cho cháu hỏi: làm sao để da mặt bị cháy nắng có thể trắng sáng ra mà ít tốn kém ạ? Mong bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong mùa hè, như việc ngoài trời nắng, phơi nắng, tắm biển… những vùng da bị hở như mặt, cổ, gáy, mu tay, cẳng tay, chân, lưng… có thể bị cháy nắng với triệu chứng là cảm giác rát, nóng, hơi ngứa. Sau đó, da các vùng này bị đỏ lên, mức độ đỏ cứ tăng dần, thành sậm màu, da khô. Tình trạng này không chỉ tác động đến thẩm mỹ của làn da, mà có thể gây đau rát, nhất là khi quần áo chạm vào.
Trong thư, cháu không cho biết rõ lý do da mặt bị cháy nắng. Nếu cháu đã phơi nắng trong thời gian kéo dài nhiều ngày, thì việc có làn da trắng sáng là không dễ dàng. Còn nếu trước đây, làn da của cháu khá trắng trẻo, chỉ bị cháy nắng sau một đợt đi nghỉ hè, thì có khả năng khôi phục lại làn da cũ, nhưng đòi hỏi phải kiên nhẫn.
Cháu cần tăng cường độ ẩm cho làn da đang bị khô ráp, bong tróc bằng cách uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), ăn nhiều rau quả tươi. Đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có sẽ giúp dưỡng da giữ ẩm, tẩy lớp tế bào chết và tạo điều kiện cho lớp da mới mọc mịn và trắng như cũ. Cháu có thể dùng cà chua, dưa chuột cắt lát mỏng đắp lên da mặt trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Chú ý không chà xát mạnh lớp da bong tróc để tránh làm xây xước làn da nhạy cảm, có thể gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cháu có thể dùng lô hội (nha đam) gọt sạch vỏ xanh, loại bỏ nhớt rồi cắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Một số nguyên liệu sẵn có trong bếp như sữa tươi, mật ong cũng có thể dùng bôi lên vùng da mặt cháy nắng, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch mặt. Cần chú ý là lớp da mới mọc sẽ khá nhạy cảm với các tác nhân vật lý (ánh nắng, sức nóng…), hóa học (các hóa chất, thậm chí cả mỹ phẩm).
Trong thời gian đang “cứu chữa” cho làn da, cháu cần chú ý tránh nắng bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, bôi kem chống nắng… mỗi khi ra ngoài trời. Nếu không được chống nắng tốt, làn da non đang hồi phục sẽ tiếp tục bị tổn thương, có thể gây nám da.
Chúc cháu sớm có làn da đẹp!
Nam 21 tuổi bị cháy nắng sạm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, sinh năm 1995. Cho em hỏi làm thế nào để da mặt bị cháy nắng từ mấy năm nay rồi có thể sáng, trắng ra ạ? Rất mong bác sĩ trả lời giúp em trong thời gian ngắn nhất có thể!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị cháy nắng từ mấy năm nay và hiện tại tổn thương vẫn còn trên da mặt, điều này cho thấy cần phải xác định chính xác tình trạng tổn thương trên da mặt của em. Ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới da và khiến cho làn da bị các dạng tổn thương như sạm da đơn thuần, viêm da do ánh nắng hoặc nám da,… Thông thường, tình trạng sạm da đơn thuần do ánh nắng sẽ giảm và hết trong vòng vài tuần tới vài tháng, còn tình trạng viêm da do ánh nắng có thể tái diễn dai dẳng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, tình trạng nám da có thể tồn tại kéo dài, thậm chí không giảm nếu không được chữa trị thích hợp.
Do vậy, điều quan trọng trước tiên là em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Thẩm mỹ để xác định chính xác mức độ sạm da, nám da. Với khoa học kỹ thuật như hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa trị nám da, sạm da như uống thuốc bôi tại chỗ (Dermatix, Azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,… Tùy theo, tính chất và mức độ sạm da, nám da mà bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.
Thân mến!
Da bị đen do cháy nắng có thể phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới, năm nay 18 tuổi. Ngày trước da của cháu khá trắng trẻo nhưng do ánh nắng mặt trời và gió biển thổi vào nên cháu đã bị đen da những chỗ hở như mặt, cổ, cẳng tay, cẳng chân, có chỗ còn bị cháy. Vậy xin hỏi bác sĩ là da của cháu có tự phục hồi như lúc đầu được hay không, hay cần làm những biện pháp gì? Mong bác sĩ giải đáp gúp cháu ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Da trắng hay sáng màu là do gen di truyền quy định do lượng hắc tố màu ngấm ở trong da. Do tác nhân vật lý làm tăng sinh hắc tổ để bảo vệ da, thì khi hết những ảnh hưởng này (nắng, gió) một thời gian (vaì tháng) da sẽ trở lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị cháy nắng nhưng lại ở phần mặt, đặc biệt là 2 bên gò má và trán cách chữa trị như nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị cháy nắng nhưng lại ở phần mặt đặc biệt là 2 bên gò má và trán. Đến ngày hôm này đã là ngày thứ 4, da cháu đã có hiện tượng khô và bong nhưng chỉ ít thôi. Tuy nhiên, chỗ gần 2 bên hốc mắt lại sưng và không biết làm thế nào để hết. Cháu hay dùng lô hội tươi để bôi lên vết cháy nắng. Bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để hết bị sưng?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị bỏng nắng. Bỏng nắng là tình trạng da bị đỏ, rát, ngứa đôi khi nổi phồng nước xuất hiện khi tiếp xúc với quá nhiều tia tử ngoại (tia UV) của ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng đó là:
– Sưng đỏ
– Cảm giác nóng
– Đau nhẹ hoặc nặng khi chạm vào vùng da bị bỏng nắng
– Nổi phồng nước trong trường hợp nặng.
Sau vài ngày, da có thể ngứa và bắt đầu lột sau 1 tuần.
Bây giờ em phải làm:
– Ngâm vùng da bỏng nắng trong nước lạnh, có thể pha nước với bột yến mạch giúp giảm ngứa và cảm giác bỏng.
– Đắp một mảnh vải ẩm và lạnh lên vùng da bỏng nắng nhiều lần trong ngày.
– Uống thuốc chống viêm như Pirocecam, ibuprofen hoặc naproxen. Các thuốc này có thể giúp giảm đau và giảm tổn thương da nhất là dùng ngay khi nghi ngờ bị bỏng nắng.
– Bôi kem hydrocortisone 1% hoặc lotion giữ ẩm lên vùng da bỏng 3 lần/ngày trong 2 ngày.
– Uống thuốc chống ngứa như cetirizin. Nếu chỉ có một vài phồng nước nông, hãy xử trí chúng giống như một vết bỏng nhẹ. Bạn có thể bôi một số mỡ kháng sinh như bacitracine và che lên vùng phồng nước bằng gạc sạch.
Không được làm vỡ phồng nước trừ khi chúng vỡ tự nhiên vì điều này sẽ giúp cho vùng da bên dưới được bảo vệ tốt hơn và không bị nhiễm trùng. Nếu không em hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và chữa trị. Nhiễm trùng sẽ làm cho vùng bỏng đỏ hơn, đau hơn và chảy dịch vàng hoặc mủ từ phồng nước.
Thân ái!
Nam 17 tuổi bị cháy nắng phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Nam koi
Thưa bác sĩ! Cháu là nam năm nay cháu 17 tuổi cháu có 1 câu hỏi muốn hỏi bác sĩ: cháu đi ra trời nắng hay bị cháy da. Cháu không muốn dùng mỹ phẩm vì nó sẽ làm hư da vậy nên xin bác sĩ tư vấn giùm cháu nên đắp mặt nạ bằng thứ gì để cải thiện làn da? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Ánh nắng mặt trời rất có hại cho làn da. Để cải thiện làn da cháy nắng thì điều quan trọng nhất là phải tìm cách che chắn nắng cho da, không để da bị phơi ra dưới ánh mặt trời. Ngoài ra, cháu có thể tham khảo một số loại mặt nạ sau để cải thiện da bị cháy nắng:
1. Nước ép chanh: Lấy nước từ một vài trái chanh cỡ trung và trộn với một muỗng canh nước lọc. Sử dụng một chiếc khăn mặt hoặc bông để áp dụng hỗn hợp trên cho việc chữa trị trên vùng da bị phơi nắng quá lâu. Các acid citric từ loại trái cây này sẽ giúp làm dịu cho da bạn.
2. Lòng trắng trứng: Tách riêng phần lòng trắng trứng rồi đánh bông nó lên, thoa nhẹ nhàng lên toàn bộ diện tích da bị sạm đen và cháy nắng, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
3. Giấm trắng: Pha loãng giấm trắng rồi xoa đều lên vết sạm đen. Giấm chứa acid acetic giống như thành phần có trong aspirin, có tác dụng giảm đau do cháy nắng.
4. Lô hội (nha đam): Cắt một chiếc lá lô hội tươi rồi lấy dịch của nó thoa lên vùng da bị cháy nắng. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ
5. Sữa chua: Trước tiên dùng khăn mặt nhúng vào nước nóng rồi đắp lên mặt để các lỗ chân lông mở rộng, sau đó thoa một lớp sữa chua lên mặt khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch, cách 3 ngày lại làm 1 lần.
6. Nước ép đu đủ: Bôi nước ép đu đủ lên các vết thương. Enzym có trong nước đu đủ sẽ chữa lành vết thương do bỏng nắng, loại bỏ tế bào chết của làn da sạm đen.
7. Dưa chuột (dưa leo): Đắp một vài lát dưa chuột tươi trên những vùng da bị phơi nắng quá lâu trong ít nhất là 10 phút. Cháu cũng nên lưu ý bôi kem chống nắng cho những vùng da hở để giảm thiểu tác hại của ánh nắng.
Chúc cháu luôn khỏe!
Làm sao để da mặt bị cháy nắng có thể trắng sáng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới sinh năm 1995. Bác sĩ cho cháu hỏi: làm sao để da mặt bị cháy nắng có thể trắng sáng ra mà ít tốn kém ạ? Mong bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào cháu!
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong mùa hè, như việc ngoài trời nắng, phơi nắng, tắm biển… những vùng da bị hở như mặt, cổ, gáy, mu tay, cẳng tay, chân, lưng… có thể bị cháy nắng với triệu chứng là cảm giác rát, nóng, hơi ngứa. Sau đó, da các vùng này bị đỏ lên, mức độ đỏ cứ tăng dần, thành sậm màu, da khô. Tình trạng này không chỉ tác động đến thẩm mỹ của làn da, mà có thể gây đau rát, nhất là khi quần áo chạm vào.
Trong thư, cháu không cho biết rõ lý do da mặt bị cháy nắng. Nếu cháu đã phơi nắng trong thời gian kéo dài nhiều ngày, thì việc có làn da trắng sáng là không dễ dàng. Còn nếu trước đây, làn da của cháu khá trắng trẻo, chỉ bị cháy nắng sau một đợt đi nghỉ hè, thì có khả năng khôi phục lại làn da cũ, nhưng đòi hỏi phải kiên nhẫn.
Cháu cần tăng cường độ ẩm cho làn da đang bị khô ráp, bong tróc bằng cách uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), ăn nhiều rau quả tươi. Đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có sẽ giúp dưỡng da giữ ẩm, tẩy lớp tế bào chết và tạo điều kiện cho lớp da mới mọc mịn và trắng như cũ. Cháu có thể dùng cà chua, dưa chuột cắt lát mỏng đắp lên da mặt trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Chú ý không chà xát mạnh lớp da bong tróc để tránh làm xây xước làn da nhạy cảm, có thể gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cháu có thể dùng lô hội (nha đam) gọt sạch vỏ xanh, loại bỏ nhớt rồi cắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Một số nguyên liệu sẵn có trong bếp như sữa tươi, mật ong cũng có thể dùng bôi lên vùng da mặt cháy nắng, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch mặt. Cần chú ý là lớp da mới mọc sẽ khá nhạy cảm với các tác nhân vật lý (ánh nắng, sức nóng…), hóa học (các hóa chất, thậm chí cả mỹ phẩm).
Trong thời gian đang “cứu chữa” cho làn da, cháu cần chú ý tránh nắng bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, bôi kem chống nắng… mỗi khi ra ngoài trời. Nếu không được chống nắng tốt, làn da non đang hồi phục sẽ tiếp tục bị tổn thương, có thể gây nám da.
Chúc cháu sớm có làn da đẹp!
Nam 21 tuổi bị cháy nắng sạm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, sinh năm 1995. Cho em hỏi làm thế nào để da mặt bị cháy nắng từ mấy năm nay rồi có thể sáng, trắng ra ạ? Rất mong bác sĩ trả lời giúp em trong thời gian ngắn nhất có thể!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị cháy nắng từ mấy năm nay và hiện tại tổn thương vẫn còn trên da mặt, điều này cho thấy cần phải xác định chính xác tình trạng tổn thương trên da mặt của em. Ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới da và khiến cho làn da bị các dạng tổn thương như sạm da đơn thuần, viêm da do ánh nắng hoặc nám da,… Thông thường, tình trạng sạm da đơn thuần do ánh nắng sẽ giảm và hết trong vòng vài tuần tới vài tháng, còn tình trạng viêm da do ánh nắng có thể tái diễn dai dẳng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, tình trạng nám da có thể tồn tại kéo dài, thậm chí không giảm nếu không được chữa trị thích hợp.
Do vậy, điều quan trọng trước tiên là em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Thẩm mỹ để xác định chính xác mức độ sạm da, nám da. Với khoa học kỹ thuật như hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa trị nám da, sạm da như uống thuốc bôi tại chỗ (Dermatix, Azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,… Tùy theo, tính chất và mức độ sạm da, nám da mà bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.
Thân mến!
Da bị đen do cháy nắng có thể phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam giới, năm nay 18 tuổi. Ngày trước da của cháu khá trắng trẻo nhưng do ánh nắng mặt trời và gió biển thổi vào nên cháu đã bị đen da những chỗ hở như mặt, cổ, cẳng tay, cẳng chân, có chỗ còn bị cháy. Vậy xin hỏi bác sĩ là da của cháu có tự phục hồi như lúc đầu được hay không, hay cần làm những biện pháp gì? Mong bác sĩ giải đáp gúp cháu ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Da trắng hay sáng màu là do gen di truyền quy định do lượng hắc tố màu ngấm ở trong da. Do tác nhân vật lý làm tăng sinh hắc tổ để bảo vệ da, thì khi hết những ảnh hưởng này (nắng, gió) một thời gian (vaì tháng) da sẽ trở lại bình thường như cũ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị cháy nắng nhưng lại ở phần mặt, đặc biệt là 2 bên gò má và trán cách chữa trị như nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị cháy nắng nhưng lại ở phần mặt đặc biệt là 2 bên gò má và trán. Đến ngày hôm này đã là ngày thứ 4, da cháu đã có hiện tượng khô và bong nhưng chỉ ít thôi. Tuy nhiên, chỗ gần 2 bên hốc mắt lại sưng và không biết làm thế nào để hết. Cháu hay dùng lô hội tươi để bôi lên vết cháy nắng. Bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để hết bị sưng?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bị bỏng nắng. Bỏng nắng là tình trạng da bị đỏ, rát, ngứa đôi khi nổi phồng nước xuất hiện khi tiếp xúc với quá nhiều tia tử ngoại (tia UV) của ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng đó là:
– Sưng đỏ
– Cảm giác nóng
– Đau nhẹ hoặc nặng khi chạm vào vùng da bị bỏng nắng
– Nổi phồng nước trong trường hợp nặng.
Sau vài ngày, da có thể ngứa và bắt đầu lột sau 1 tuần.
Bây giờ em phải làm:
– Ngâm vùng da bỏng nắng trong nước lạnh, có thể pha nước với bột yến mạch giúp giảm ngứa và cảm giác bỏng.
– Đắp một mảnh vải ẩm và lạnh lên vùng da bỏng nắng nhiều lần trong ngày.
– Uống thuốc chống viêm như Pirocecam, ibuprofen hoặc naproxen. Các thuốc này có thể giúp giảm đau và giảm tổn thương da nhất là dùng ngay khi nghi ngờ bị bỏng nắng.
– Bôi kem hydrocortisone 1% hoặc lotion giữ ẩm lên vùng da bỏng 3 lần/ngày trong 2 ngày.
– Uống thuốc chống ngứa như cetirizin. Nếu chỉ có một vài phồng nước nông, hãy xử trí chúng giống như một vết bỏng nhẹ. Bạn có thể bôi một số mỡ kháng sinh như bacitracine và che lên vùng phồng nước bằng gạc sạch.
Không được làm vỡ phồng nước trừ khi chúng vỡ tự nhiên vì điều này sẽ giúp cho vùng da bên dưới được bảo vệ tốt hơn và không bị nhiễm trùng. Nếu không em hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và chữa trị. Nhiễm trùng sẽ làm cho vùng bỏng đỏ hơn, đau hơn và chảy dịch vàng hoặc mủ từ phồng nước.
Thân ái!
Nam 17 tuổi bị cháy nắng phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Nam koi
Thưa bác sĩ! Cháu là nam năm nay cháu 17 tuổi cháu có 1 câu hỏi muốn hỏi bác sĩ: cháu đi ra trời nắng hay bị cháy da. Cháu không muốn dùng mỹ phẩm vì nó sẽ làm hư da vậy nên xin bác sĩ tư vấn giùm cháu nên đắp mặt nạ bằng thứ gì để cải thiện làn da? Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Ánh nắng mặt trời rất có hại cho làn da. Để cải thiện làn da cháy nắng thì điều quan trọng nhất là phải tìm cách che chắn nắng cho da, không để da bị phơi ra dưới ánh mặt trời. Ngoài ra, cháu có thể tham khảo một số loại mặt nạ sau để cải thiện da bị cháy nắng:
1. Nước ép chanh: Lấy nước từ một vài trái chanh cỡ trung và trộn với một muỗng canh nước lọc. Sử dụng một chiếc khăn mặt hoặc bông để áp dụng hỗn hợp trên cho việc chữa trị trên vùng da bị phơi nắng quá lâu. Các acid citric từ loại trái cây này sẽ giúp làm dịu cho da bạn.
2. Lòng trắng trứng: Tách riêng phần lòng trắng trứng rồi đánh bông nó lên, thoa nhẹ nhàng lên toàn bộ diện tích da bị sạm đen và cháy nắng, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
3. Giấm trắng: Pha loãng giấm trắng rồi xoa đều lên vết sạm đen. Giấm chứa acid acetic giống như thành phần có trong aspirin, có tác dụng giảm đau do cháy nắng.
4. Lô hội (nha đam): Cắt một chiếc lá lô hội tươi rồi lấy dịch của nó thoa lên vùng da bị cháy nắng. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ
5. Sữa chua: Trước tiên dùng khăn mặt nhúng vào nước nóng rồi đắp lên mặt để các lỗ chân lông mở rộng, sau đó thoa một lớp sữa chua lên mặt khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch, cách 3 ngày lại làm 1 lần.
6. Nước ép đu đủ: Bôi nước ép đu đủ lên các vết thương. Enzym có trong nước đu đủ sẽ chữa lành vết thương do bỏng nắng, loại bỏ tế bào chết của làn da sạm đen.
7. Dưa chuột (dưa leo): Đắp một vài lát dưa chuột tươi trên những vùng da bị phơi nắng quá lâu trong ít nhất là 10 phút. Cháu cũng nên lưu ý bôi kem chống nắng cho những vùng da hở để giảm thiểu tác hại của ánh nắng.
Chúc cháu luôn khỏe!
Theo ViCare