MERS là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra cái chết của nhiều người, vì vậy người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nếu như mắc căn bệnh này.
Sốt lâu ngày, mệt mỏi
Câu hỏi bởi: hoaanadv
Thưa bác sĩ.
Em bị sốt nhẹ đến giờ là 4 ngày liên tục. Chỉ sốt về đêm đi kèm là các biểu hiện khó nuốt, táo bón, người mệt mỏi, mỗi khi ngủ dậy cảm giác ê ẩm mình mẩy, ngủ không sâu giấc. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị? Nếu có đi bệnh viện thì cần phải làm những xét nghiệm gì theo suy đoán của bác sĩ?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị sốt nhẹ đến giờ là 4 ngày liên tục. Chỉ sốt về đêm đi kèm là các biểu hiện khó nuốt, táo bón, người mệt mỏi, mỗi khi ngủ dậy cảm giác ê ẩm mình mẩy, ngủ không sâu giấc. Bạn bị sốt 4 ngày chưa phải là sốt kéo dài. Sốt kéo dài là tình trạng sôt trên 2 tuần. Bạn bị sốt kèm theo khó nuốt có thể là triệu chứng của viêm họng cấp. Nguyên nhân phổ biến thường là do virus viêm hầu họng. Đây là loại virus gây ra chứng viêm niêm dịch ở vách sau vùng hầu họng. Triệu chứng: cổ họng khô, đau, rát buốt, khó nuốt, có thể kèm theo đau mỏi toàn thân. Khi sốt thường gây nên mất nước. Bình thường nhiệt độ cơ thể dưới 37 độ C. Trung bình khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C thì nhu cầu nước cần bổ sung thêm là 300 ml. Do đó khi sốt mà không bù đủ nước sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc do thần kinh bị kích thích. Táo bón cũng là do mất nước làm cho cơ thể phải tăng hấp thu nước.
Hiện tại bạn chỉ sốt nhẹ. Bạn có thể tự điều trị bằng uống thuốc hạ sốt và bù nước bằng uống dung dịch Orezol, nghỉ ngơi. Bạn không nên tự uống kháng sinh ở nhà khi chưa có chẩn đoán chắc chắn. Nếu một vài ngày mà không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Trường hợp của bạn, có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm tổng phân tích máu, sinh hóa máu cơ bản, nội soi mũi họng.
Chúc bạn chóng khỏe!
Sốt nóng, sốt rét sau khi đi du lịch
Câu hỏi bởi: hoa hoe
Chào bác sĩ!
Người thân của tôi năm nay 23 tuổi là nam giới. Cách đây 2 hôm có đi chơi ở Sầm Sơn – Thanh Hóa về. Sau đó tối hôm nay tự dưng bị sốt nóng, sốt rét. Bác sĩ cho tôi hỏi là bị bệnh gì? Có phải sốt rét không ạ? Và chữa trị như thế nào ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp cho.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Do thư của bạn quá ít thông tin về các biểu hiện của người bệnh, nên không thể đưa ra chẩn đoán chính xác là người thân của bạn mắc bệnh gì.
Tuy nhiên cũng xin tư vấn một số thắc mắc của bạn trong thư:
1. Người thân của bạn có bị sốt rét không?
Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng lây sang người qua muỗi truyền. Triệu chứng của bệnh thường xảy ra sau 8-25 ngày ủ bệnh. Có các triệu chứng như người bị cảm cúm. Các biểu hiện điển hình của bệnh sốt rét rất kịch phát, bao gồm sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy, sốt và đổ mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không thấy cảm giác bị bệnh. Sốt thường sẽ cao từ từ hoặc cao đột ngột rồi hạ sốt dần và người bệnh lại cảm thấy bình thường. Ngoài ra có thể có các biểu hiện đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Việc chẩn đoán sốt rét sẽ căn cứ vào xét nghiệm tìm kỳ sinh trùng sốt rét trong máu. So đó nếu thấy người cảm thấy có các biểu hiện hay dấu hiệu như trên, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể rất hay; Nếu dùng thuốc hạ sốt không có đỡ, không nên tiếp tục cho uống mà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
2. Liệu còn có lí do nào khác gây sốt nóng, sốt rét không?
Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”. Tất cả các tình huống sốt người bệnh đều có thể có cảm giác rét run. Trong tình huống sốt nhẹ, người bệnh hay thấy ớn lạnh, hoặc nóng bừng, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, rộp môi, cũng có khi không cảm thấy gì khác. Nhưng khi sốt nặng trên 40oC, người bệnh hay rét run, có khi rung cả giường chiếu, sốt cao nữa có thể mê sảng, co giật. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với nhiều tác nhân gây bệnh; người quá già hoặc quá yếu thường sốt ít hoặc không sốt, ngay cả khi nhiễm khuẩn nặng.
3. Những lí do thường gặp của sốt là:
Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm): Đây là lí do hay gặp nhất, khoảng 60% tình huống, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến lí do này. Trước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không?
Ví dụ:
Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não Đau và cứng ở gáy: viêm màng não Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch Sau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao…
Các lí do khác không phải nhiễm khuẩn: Điều trị sốt
4. Việc chữa trị sốt bao gồm chữa trị biểu hiện và chữa trị lí do.
– Điều trị biểu hiện:
Tiếp nước đầy đủ: khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh. Uống được nước lạnh hoặc nước đá càng giúp hạ thân nhiệt thêm. Ở người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả. Chỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch. Phần lớn tình huống nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat. Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% – 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o). Không trộn thêm khuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc Hạ nhiệt thường chỉ cần khi sốt cao trên 38,5oC ở trẻ em. Ở người lớn, nếu không thấy bệnh gì khác, dù sốt cũng ít khi phải dùng hạ nhiệt Dùng khăn tẩm nước mát lau người. Không nên dùng nước đá vì có thể gây giảm nhiệt đột ngột Thuốc hạ sốt: Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1 viên, dùng 4-6 lần/24 giờ.
– Điều trị lí do:
Phải căn cứ vào lí do gây sốt để chữa trị. Trong tình huống người thân của bạn ngoài bệnh sốt rét ra thì cần cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, nhất là trong thời điểm hiện nay đang mùa dịch. Bệnh sốt xuất huyết cũng khiến người bệnh sốt cao, rét run. Song điều quan trọng nhất là bệnh sốt xuất huyết được chữa trị khác với bệnh sốt rét. Do đó người thân của bạn nên đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời, tránh những tai biến có thể xảy ra.
Chúc người thân của bạn mau khỏi bệnh!
Sốt, nôn, đau họng, không ăn được
Câu hỏi bởi: Phạm bình
Chào bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi. Cách đây 1 tuần, vào buổi chiều, trước đó bị viêm họng và đã khỏi, em có ăn cơm rượu xôi vò lúc 17h (1 chén), 18h em ăn ổ bánh mì phá lẩu, 20h ăn ít mì tôm cật. Tới khuya thì em chuyển sốt và nôn ói, kèm đau họng. Và từ đó đến nay cũng 5 ngày, ăn gì cũng ói, uống nước lọc cũng ói. Nhìn đồ ăn nhưng ăn không vào, lạc miệng, khô miệng rất khó chịu, người thì mệt lả. Xin bác sĩ giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn có khả năng nhiều là bị nhiễm khuẩn thức ăn. Tuy nhiên bạn đã bị 1 tuần nay và tình trạng hiện tại còn rất nặng, có dấu hiệu mất nước, mệt lả, nôn nhiều. Bạn nên đi khám ngay để khắc phục truyền dịch, bù nước điện giải nếu không sẽ tác động đến tính mạng. Mặt khác với các biểu hiện như vậy nếu kèm theo đau bụng, bụng chướng thì còn phải xem có bệnh khác về ngoại khoa như bán tắc ruột, hay bệnh khác như viêm loét dạ dày… không.
Chúc bạn chóng bình phục!
Chữa đau họng kèm theo sốt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đau họng kèm theo sốt thì làm thế nào cho khỏi? Nhà em cách xa Trạm y tế và bệnh viện, nhờ bác sĩ giải đáp cho em để em có thể chữa bệnh tại nhà?
Cám ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai mũi họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn.
Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?
1.Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch Acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
• Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ Tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
• Uống các thuốc sau đây 1 tuần:
1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày.
4. Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Đau đầu kèm sốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Gần đây em bị đau đầu kèm sốt, khi em nằm xuống thì đỡ hơn. Em xin hỏi đây là bệnh gì ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Bạn hỏi đau đầu và sốt là bệnh gì? Thật khó trả lời câu hỏi của bạn vì sốt và đau đầu là 2 biểu hiện mà rất nhiều bệnh đều có. Nếu chỉ có sốt và đau đầu thì cảm cúm cũng có sốt và đau đầu, viêm họng cũng có sốt và đau đầu, sốt virut cũng sốt và đau đầu….Theo tôi bạn có sốt tức là có viêm nhiễm ở vị trí nào đó của cơ thể. Cơ thể bị vi trùng xâm nhập gây viêm và phản ứng bảo vệ của cơ thể đó là sốt.
Như vậy bạn hãy đi khám bệnh để tìm ra căn nguyên bạn sốt là do cái gì gây lên, do ổ viêm nhiễm ở vị trí nào trên cơ thể, phải tìm ra vị trí ổ viêm nhiễm ở cơ thể, sự xâm nhập vào cơ thể là loại vi khuẩn gì hay là virut gì? Như vậy mới chữa trị hiệu quả được. Chính thủ phạm sốt đã gây lên hiện tượng đau đầu ở bạn. Khi cơ thể sốt tức là nhiệt độ cơ thể tăng lên kích thích não gây đau đầu.
Chúc bạn mau hồi phục sức khỏe.
Sốt lâu ngày, mệt mỏi
Câu hỏi bởi: hoaanadv
Thưa bác sĩ.
Em bị sốt nhẹ đến giờ là 4 ngày liên tục. Chỉ sốt về đêm đi kèm là các biểu hiện khó nuốt, táo bón, người mệt mỏi, mỗi khi ngủ dậy cảm giác ê ẩm mình mẩy, ngủ không sâu giấc. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị? Nếu có đi bệnh viện thì cần phải làm những xét nghiệm gì theo suy đoán của bác sĩ?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị sốt nhẹ đến giờ là 4 ngày liên tục. Chỉ sốt về đêm đi kèm là các biểu hiện khó nuốt, táo bón, người mệt mỏi, mỗi khi ngủ dậy cảm giác ê ẩm mình mẩy, ngủ không sâu giấc. Bạn bị sốt 4 ngày chưa phải là sốt kéo dài. Sốt kéo dài là tình trạng sôt trên 2 tuần. Bạn bị sốt kèm theo khó nuốt có thể là triệu chứng của viêm họng cấp. Nguyên nhân phổ biến thường là do virus viêm hầu họng. Đây là loại virus gây ra chứng viêm niêm dịch ở vách sau vùng hầu họng. Triệu chứng: cổ họng khô, đau, rát buốt, khó nuốt, có thể kèm theo đau mỏi toàn thân. Khi sốt thường gây nên mất nước. Bình thường nhiệt độ cơ thể dưới 37 độ C. Trung bình khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C thì nhu cầu nước cần bổ sung thêm là 300 ml. Do đó khi sốt mà không bù đủ nước sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc do thần kinh bị kích thích. Táo bón cũng là do mất nước làm cho cơ thể phải tăng hấp thu nước.
Hiện tại bạn chỉ sốt nhẹ. Bạn có thể tự điều trị bằng uống thuốc hạ sốt và bù nước bằng uống dung dịch Orezol, nghỉ ngơi. Bạn không nên tự uống kháng sinh ở nhà khi chưa có chẩn đoán chắc chắn. Nếu một vài ngày mà không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Trường hợp của bạn, có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm tổng phân tích máu, sinh hóa máu cơ bản, nội soi mũi họng.
Chúc bạn chóng khỏe!
Sốt nóng, sốt rét sau khi đi du lịch
Câu hỏi bởi: hoa hoe
Chào bác sĩ!
Người thân của tôi năm nay 23 tuổi là nam giới. Cách đây 2 hôm có đi chơi ở Sầm Sơn – Thanh Hóa về. Sau đó tối hôm nay tự dưng bị sốt nóng, sốt rét. Bác sĩ cho tôi hỏi là bị bệnh gì? Có phải sốt rét không ạ? Và chữa trị như thế nào ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp cho.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Do thư của bạn quá ít thông tin về các biểu hiện của người bệnh, nên không thể đưa ra chẩn đoán chính xác là người thân của bạn mắc bệnh gì.
Tuy nhiên cũng xin tư vấn một số thắc mắc của bạn trong thư:
1. Người thân của bạn có bị sốt rét không?
Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng lây sang người qua muỗi truyền. Triệu chứng của bệnh thường xảy ra sau 8-25 ngày ủ bệnh. Có các triệu chứng như người bị cảm cúm. Các biểu hiện điển hình của bệnh sốt rét rất kịch phát, bao gồm sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy, sốt và đổ mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không thấy cảm giác bị bệnh. Sốt thường sẽ cao từ từ hoặc cao đột ngột rồi hạ sốt dần và người bệnh lại cảm thấy bình thường. Ngoài ra có thể có các biểu hiện đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Việc chẩn đoán sốt rét sẽ căn cứ vào xét nghiệm tìm kỳ sinh trùng sốt rét trong máu. So đó nếu thấy người cảm thấy có các biểu hiện hay dấu hiệu như trên, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể rất hay; Nếu dùng thuốc hạ sốt không có đỡ, không nên tiếp tục cho uống mà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
2. Liệu còn có lí do nào khác gây sốt nóng, sốt rét không?
Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”. Tất cả các tình huống sốt người bệnh đều có thể có cảm giác rét run. Trong tình huống sốt nhẹ, người bệnh hay thấy ớn lạnh, hoặc nóng bừng, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, rộp môi, cũng có khi không cảm thấy gì khác. Nhưng khi sốt nặng trên 40oC, người bệnh hay rét run, có khi rung cả giường chiếu, sốt cao nữa có thể mê sảng, co giật. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với nhiều tác nhân gây bệnh; người quá già hoặc quá yếu thường sốt ít hoặc không sốt, ngay cả khi nhiễm khuẩn nặng.
3. Những lí do thường gặp của sốt là:
Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm): Đây là lí do hay gặp nhất, khoảng 60% tình huống, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến lí do này. Trước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không?
Ví dụ:
Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não Đau và cứng ở gáy: viêm màng não Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch Sau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao…
Các lí do khác không phải nhiễm khuẩn: Điều trị sốt
4. Việc chữa trị sốt bao gồm chữa trị biểu hiện và chữa trị lí do.
– Điều trị biểu hiện:
Tiếp nước đầy đủ: khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh. Uống được nước lạnh hoặc nước đá càng giúp hạ thân nhiệt thêm. Ở người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả. Chỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch. Phần lớn tình huống nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat. Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% – 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o). Không trộn thêm khuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc Hạ nhiệt thường chỉ cần khi sốt cao trên 38,5oC ở trẻ em. Ở người lớn, nếu không thấy bệnh gì khác, dù sốt cũng ít khi phải dùng hạ nhiệt Dùng khăn tẩm nước mát lau người. Không nên dùng nước đá vì có thể gây giảm nhiệt đột ngột Thuốc hạ sốt: Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1 viên, dùng 4-6 lần/24 giờ.
– Điều trị lí do:
Phải căn cứ vào lí do gây sốt để chữa trị. Trong tình huống người thân của bạn ngoài bệnh sốt rét ra thì cần cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, nhất là trong thời điểm hiện nay đang mùa dịch. Bệnh sốt xuất huyết cũng khiến người bệnh sốt cao, rét run. Song điều quan trọng nhất là bệnh sốt xuất huyết được chữa trị khác với bệnh sốt rét. Do đó người thân của bạn nên đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời, tránh những tai biến có thể xảy ra.
Chúc người thân của bạn mau khỏi bệnh!
Sốt, nôn, đau họng, không ăn được
Câu hỏi bởi: Phạm bình
Chào bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi. Cách đây 1 tuần, vào buổi chiều, trước đó bị viêm họng và đã khỏi, em có ăn cơm rượu xôi vò lúc 17h (1 chén), 18h em ăn ổ bánh mì phá lẩu, 20h ăn ít mì tôm cật. Tới khuya thì em chuyển sốt và nôn ói, kèm đau họng. Và từ đó đến nay cũng 5 ngày, ăn gì cũng ói, uống nước lọc cũng ói. Nhìn đồ ăn nhưng ăn không vào, lạc miệng, khô miệng rất khó chịu, người thì mệt lả. Xin bác sĩ giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn có khả năng nhiều là bị nhiễm khuẩn thức ăn. Tuy nhiên bạn đã bị 1 tuần nay và tình trạng hiện tại còn rất nặng, có dấu hiệu mất nước, mệt lả, nôn nhiều. Bạn nên đi khám ngay để khắc phục truyền dịch, bù nước điện giải nếu không sẽ tác động đến tính mạng. Mặt khác với các biểu hiện như vậy nếu kèm theo đau bụng, bụng chướng thì còn phải xem có bệnh khác về ngoại khoa như bán tắc ruột, hay bệnh khác như viêm loét dạ dày… không.
Chúc bạn chóng bình phục!
Chữa đau họng kèm theo sốt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em đau họng kèm theo sốt thì làm thế nào cho khỏi? Nhà em cách xa Trạm y tế và bệnh viện, nhờ bác sĩ giải đáp cho em để em có thể chữa bệnh tại nhà?
Cám ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai mũi họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn.
Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?
1.Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu hơn 2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ hơn 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch Acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra?”… làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2. Thuốc:
• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
• Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ Tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
• Uống các thuốc sau đây 1 tuần:
1. Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
2. Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
3. Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày.
4. Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Đau đầu kèm sốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Gần đây em bị đau đầu kèm sốt, khi em nằm xuống thì đỡ hơn. Em xin hỏi đây là bệnh gì ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Bạn hỏi đau đầu và sốt là bệnh gì? Thật khó trả lời câu hỏi của bạn vì sốt và đau đầu là 2 biểu hiện mà rất nhiều bệnh đều có. Nếu chỉ có sốt và đau đầu thì cảm cúm cũng có sốt và đau đầu, viêm họng cũng có sốt và đau đầu, sốt virut cũng sốt và đau đầu….Theo tôi bạn có sốt tức là có viêm nhiễm ở vị trí nào đó của cơ thể. Cơ thể bị vi trùng xâm nhập gây viêm và phản ứng bảo vệ của cơ thể đó là sốt.
Như vậy bạn hãy đi khám bệnh để tìm ra căn nguyên bạn sốt là do cái gì gây lên, do ổ viêm nhiễm ở vị trí nào trên cơ thể, phải tìm ra vị trí ổ viêm nhiễm ở cơ thể, sự xâm nhập vào cơ thể là loại vi khuẩn gì hay là virut gì? Như vậy mới chữa trị hiệu quả được. Chính thủ phạm sốt đã gây lên hiện tượng đau đầu ở bạn. Khi cơ thể sốt tức là nhiệt độ cơ thể tăng lên kích thích não gây đau đầu.
Chúc bạn mau hồi phục sức khỏe.
Theo ViCare