Điều trị thấp khớp hướng vào việc kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Điều trị bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu, và tập thể dục.
Trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học
Câu hỏi bởi: Nguyễn Diễm Chi
Chào bác sĩ, em tên Chi năm nay em 22 tuổi em bị viêm khớp dạng thấp, khớp đau đầu tiên là khớp cổ tay phải, em có khám ở nhiều bv như 115 và đại học y dược tphcm.và nguyên trưởng khoa khớp bv nguyễn tri phương. điều trị bằng thuốc Methotrexat, và medrol nhưng em không thấy giảm mà giờ 2 khớp gối và khớp vai bên trái cũng đau.cho em hỏi như vậy thì em vào khám ở bệnh viện chợ rẫy em có được điều trị bằng thuốc sinh học không?điều trị bằng thuốc sinh học thì khả năng khống chế được bệnh nhiều không ạ?có hết bệnh không?điều trị thuốc sinh học trong bao lâu? Em mới lập gia đình điều trị thuốc như vậy có ảnh hưởng tới việc em có beby không ạ. Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn còn trẻ mà đã bị bệnh viêm khớp dạng thấp là một thiệt thòi, chương trình tư vấn xin chia sẻ, cảm thông với bạn và xin tư vấn như sau:
• VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
• Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
• Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
• Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
Bạn hoàn toàn có thể được chữa viêm khớp dạng thấp bằng tác nhân sinh học, nhưng đây không phải là giải pháp hữu hiệu và có tác dụng mạnh hơn các thuốc khác, mà chỉ là thuốc loại khác khi các thuốc kháng viêm nhóm AINS không có tác dụng. Thuốc này hiện có 2 loại INFLIXIMAB và ETANERCEPT:
+ ETANERCEPT
Liều lượng, cách dùng: 25mg tiêm dưới da x 2 lần/tuần dùng trong nhiều tháng.
+ INFLIXIMAB:
được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch: 10mg/kg truyền TM liều duy nhất, hoặc chia ra chuyền TM 2 lần trong tuần.
Cả hai loại thuốc trên, đều phải dùng điều trị trong nhiều tháng
Hiện tại bạn đang được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD (disease modifying anti-rheumatic drug), gồm có thuốc chống sốt rét (cloroquin, hydroxycloroquin), peni- cilamin, sulfasalazin, các thuốc ức chế miễn dịch (azathioprin, cyclophosphamid, methotrexat) và các hợp chất của vàng; glucosamin
Nếu bạn chưa được dùng loại mới: LEFLUNOMIDE thì có thể xin điều trị: viêm 100mg và viên 20 mg.
Liều lượng và cách dùng: 3 ngày đầu: 100mg/ngày.
Từ ngày thứ 4 trở đi: 10 – 20mg/ngày.
Tác dụng phụ: Các triệu chứng tiêu hoá, nổi mẩn ngoài da và rụng tóc, hồi phục được khi ngưng thuốc.
Ích lợi lâm sàng đầy đủ của leflunomide khi dùng đơn độc để điều trị VKDT chỉ rõ ràng sau khi dùng hàng năm.
Xem thêm:
Bạn mới lập gia đình, cho nên khi có thai bạn phải báo cho bác sĩ biết để tránh dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến thai nghén như PH8, Medron….
Hy vọng những tư vấn trên hữu ích cho bạn
Tôi bị viêm đa khớp dạng thấp phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ. Tôi bị viêm sưng khớp 2 đầu gối từ năm 16 tuổi, đến nay tôi đã 33 tuổi, hiện tại 2 khối sưng ở đầu gối phát triển chậm hơn thời kỳ đầu về kích thước nhưng rất hay đau nhức, cảm giác tê mỏi rất khó chịu, đôi khi nhói như bị kim đâm, sờ vào phía bên trong của đầu gối (phần cuối của đùi ngay ổ khớp gối phía trong) thấy có vài khối u nhỏ cỡ hạt bắp. Khi vận động mạnh hoặc bê vác vật nặng (thực ra là bồng con đi dạo bộ, con tôi hiện gần 4 tuổi) thì đôi lúc có cảm giác mất hết sức lực ở 2 chân từ đầu gối trở xuống, đầu choáng váng. Các xét nghiệm máu và sinh hóa đều bình thường ngoại trừ bạch cầu có tăng đôi chút. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi về chế độ dinh dưỡng, thể thao và các loại thuốc có thể dùng được trong thời gian dài mà không tác động nhiều đến dạ dày hay gan, vì tôi đi khám thì các bác sĩ đều kê đơn kháng sinh mạnh với yêu cầu ăn thật no và kèm thuốc hỗ trợ chức năng gan, dạ dày. Tôi thấy tivi có giới thiệu thuốc Bách Xà, không biết tôi có thể uống thuốc đó trong thời gian dài không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Những triệu chứng ở khớp như bạn mô tả trong thư đều là những biểu hiện của bệnh viêm khớp mạn tính dạng thấp. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn ở nam giới, lí do gây bệnh còn chưa rõ nhưng có liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch.
Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp, viêm khớp có tính chất đối xứng, sưng đau và hạn chế vận động, ít có nóng đỏ. Bệnh thường tiến triển từng đợt nặng dần, dẫn đến biến dạng khớp. Ngoài ra còn xuất hiện hạt nổi gờ trên mặt da, kích thước khoảng 5-20mm, cứng và dính vào nền xương, không đau, không thấy lỗ dò. Hay gặp ở đầu trên xương trụ gần khớp khuỷu, đầu trên xương chày gần gối, hoặc quanh các khớp khác. Xét nghiệm máu và sinh hóa thường không thấy gì đặc biệt, tuy nhiên nếu làm những xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu có thể thấy sự biến đổi.
Theo Y học cổ truyền thì viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tỳ. Bệnh triệu chứng rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính.
Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong ngũ hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa. Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp.
Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn, Tỳ lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ. Dù có uống thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và chữa trị viêm khớp. Chế độ ăn uống ngoài việc cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải biết nhận dạng và kiêng cữ những thức ăn sinh phong, có phong để loại bỏ các tác nhân có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm
Thuốc chườm bên ngoài, trong những lúc thời tiết ẩm ướt, đau nhức gia tăng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm nóng bên ngoài để sức nóng và sức thuốc thấm qua da tăng cường tác dụng làm tan ứ huyết và giảm đau.
Một số biện pháp chườm nóng:
Dùng gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngải cứu tươi hoặc lá lốt rửa sạch, giả nát, có thể thêm vào một chút rượu. Xào nóng, bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
Dùng muối hột rang nóng bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
Ngâm nước gừng nóng: Cho một thìa canh bột gừng vào trong một chậu nước nóng hoặc bồn tắm nóng. Độ nóng vừa đủ. Ngâm vùng thân thể có khớp bị đau nhức 10 -15 phút mỗi lần. Chú ý không chườm nóng trong đợt viêm cấp khi khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Ăn uống và tập luyện chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh thấp khớp. Yếu tố nào giúp ích cho Tỳ Vị vượng thịnh hoặc tăng cường khả năng giải độc của Can Thận sẽ có ảnh hưởng hỗ trợ chữa trị. Yếu tố nào làm suy yếu Vị khí sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh. Để được hấp thu và tiêu hóa, thức ăn, thức uống phải thông qua dạ dày nên có tác dụng trực tiếp đến khí hóa của Tỳ Vị. Những đồ ăn cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống điều độ có thể phát huy Vị khí.
Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ. Ngoài ra, việc ăn nhiều thịt động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bã không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá xung quanh khớp có thể làm bệnh nặng thêm.
Tránh những thức ăn có thể kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể: do viêm khớp dạng thấp là bệnh do cơ chế tự miễn dịch. Thông thường cơ chế này rất khó thay đổi, nên chu kỳ viêm và uống thuốc chống viêm cứ tiếp tục phải tái diễn. Việc uống thuốc ức chế miễn dịch lâu dài sẽ làm giảm khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hại như xuất huyết tiêu hoá, loãng xương, phù. Do đó, một biện pháp quan trọng trong chữa bệnh thấp khớp là phải ngăn và kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền.
Khi chữa trị viêm khớp, các thầy thuốc Đông y thường khuyên bệnh nhân phải kiêng một số loại thức ăn được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển. Các loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài (ví dụ như gạo lứt) chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng. Lớp vỏ ngoài của các loại ngũ cốc có nhiều sinh tố nhóm B được coi là có tính dương, ấm, có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và tăng cường khí hóa Tỳ Vị, vận động thân thể.
Theo Đông y, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết. Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không thấy sự vận động. Nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp, những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần ngăn ngừa được nguy cơ viêm khớp.
Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp. Tập những động tác căng giãn của Yoga hoặc đi bộ vài chục phút mỗi ngày sẽ làm các cơ và khớp linh hoạt, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bã ra khỏi cơ thể.
Với thuốc Bách Xà mà bạn hỏi trong thư, đây là loại thuốc được bào chế có thành phần cao rắn hổ mang, cao xương dê kết hợp với một số vị thuốc y học cổ truyền có công dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn. Dùng hỗ trợ chữa trị giảm đau mỏi khớp, thấp khớp. Thuốc thích hợp dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp, thấp khớp như bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc hỗ trợ chữa trị, và kết quả còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Vì thế tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp và Đông y để có hướng chữa trị tốt nhất.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
đau khớp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ .cháu hay bị đau nhức cơ bắp chân và tay .dạo này còn bị nhức khớp gối và tê bì cơ đùi.co duỗi khớp gối có tiếng kêu .bác sĩ có thể cho cháu biết cháu mắc bênj j không ạ.cháu cám ơn rất nhiều
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Đau nhức như bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân, như thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, gout…
Bạn nên đến Bệnh viện có khoa xương khớp để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị viêm đa khớp dạng thấp khi mang thai được 22 tuần
Câu hỏi bởi: Mạnh Tú
Chào bác sĩ!
Vợ cháu năm nay 30 tuổi, có tiền sử là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hiện tại đang mang thai được 22 tuần. Mấy hôm qua vợ cháu thường bị đau phần ức, 2 bên xườn và vai kèm theo khó thở, không nằm được và không đi lại được, đi vào viện mấy hôm rồi nhưng bác sĩ cũng chỉ cho dùng thuốc giảm đau nên chưa có tiến triển gì. Bác sĩ cho cháu vài lời khuyên.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Vợ cháu bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã lâu chưa, có biến dạng khớp không? Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp ở người lớn với triệu chứng là viêm màng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài và tăng dần cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp. Đây là bệnh tự miễn dịch. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho vợ cháu các loại thuốc chữa trị khác nhau.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài nhiều năm do vậy cần phải có một quá trình chữa trị liên tục và kéo dài của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Không có cách chữa triệt để cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Phải kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Quá trình chữa trị bao gồm cả chữa trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng. Sử dụng thuốc có thể làm giảm các biểu hiện của viêm khớp giúp vợ cháu giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương của khớp. Nhiều loại thuốc dùng trong chữa trị viêm khớp dạng thấp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vợ cháu đang có thai 22 tuần nên việc sử dụng thuốc chữa trị cần phải hết sức thận trọng (rất nhiều các thuốc giảm đau, chống viêm không sử dụng được cho bà bầu).
Hiện tại vợ cháu đang uống thuốc giảm đau chắc là được bác sĩ chọn lọc chỉ định dùng an toàn cho bà bầu rồi. Ngoài uống thuốc, vợ cháu có thể dùng một số phương pháp khác mà không tác động đến thai nhi như:
Tập thể dục thường xuyên: nên tập các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức cơ quanh khớp và chống lại mệt mỏi. Vợ cháu có thể tập luyện bằng cách đi bộ.
Nếu đau nhiều cháu có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho vợ để giúp giảm đau, dãn cơ và có cảm giác tê (chườm lạnh). Cháu có thể giúp vợ thư giãn, giảm căng thẳng như thôi miên, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp cũng có tác dụng kiểm soát cơn đau.
Cháu nên quan tâm hơn đến chế độ ăn của vợ vì một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được biểu hiện của bệnh như sử dụng dầu thực vật…
Cháu nên động viên vợ thực hiện tốt các hướng dẫn sử dụng thuốc và các chỉ dẫn của bác sĩ để mau khỏi và có một thai kỳ an toàn.
Chúc vợ cháu mau khỏi!
Có thể chữa viêm đa khớp dạng thấp cùng lúc với viêm gân không?
Câu hỏi bởi: trương
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi, cháu phát hiện bệnh viêm đa khớp dạng thấp từ năm 14 tuổi. Bây giờ bệnh của cháu có vẻ đã nặng. Cháu có lên mạng tìm hiểu thì thấy mình còn bị viêm gân nữa. Cháu muốn hỏi bác sĩ là bị viêm đa khớp dạng thấp có thể chữa cùng lúc với viêm gân không? Và có phải bị viêm đa khớp dạng thấp đôi lúc sẽ kèm theo viêm gân không?
Cháu cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể, không chỉ có tổn thương tại khớp mà còn ở ngoài khớp trong đó có có cả ở gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Đó là tổn thương viêm gân (thường gặp ở gân gót), đôi khi có đứt gân, các dây chằng bị co kéo hay lỏng lẻo.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm đau sẽ có tác dụng chữa trị cả với bệnh viêm gân (nếu có). Tuy nhiên, hiện tượng viêm gân không phải lúc nào cũng có và không phải bệnh nào cũng đầy đủ tất cả các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Chúc bạn khỏe!
Trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học
Câu hỏi bởi: Nguyễn Diễm Chi
Chào bác sĩ, em tên Chi năm nay em 22 tuổi em bị viêm khớp dạng thấp, khớp đau đầu tiên là khớp cổ tay phải, em có khám ở nhiều bv như 115 và đại học y dược tphcm.và nguyên trưởng khoa khớp bv nguyễn tri phương. điều trị bằng thuốc Methotrexat, và medrol nhưng em không thấy giảm mà giờ 2 khớp gối và khớp vai bên trái cũng đau.cho em hỏi như vậy thì em vào khám ở bệnh viện chợ rẫy em có được điều trị bằng thuốc sinh học không?điều trị bằng thuốc sinh học thì khả năng khống chế được bệnh nhiều không ạ?có hết bệnh không?điều trị thuốc sinh học trong bao lâu? Em mới lập gia đình điều trị thuốc như vậy có ảnh hưởng tới việc em có beby không ạ. Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn còn trẻ mà đã bị bệnh viêm khớp dạng thấp là một thiệt thòi, chương trình tư vấn xin chia sẻ, cảm thông với bạn và xin tư vấn như sau:
• VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
• Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
• Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
• Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
Bạn hoàn toàn có thể được chữa viêm khớp dạng thấp bằng tác nhân sinh học, nhưng đây không phải là giải pháp hữu hiệu và có tác dụng mạnh hơn các thuốc khác, mà chỉ là thuốc loại khác khi các thuốc kháng viêm nhóm AINS không có tác dụng. Thuốc này hiện có 2 loại INFLIXIMAB và ETANERCEPT:
+ ETANERCEPT
Liều lượng, cách dùng: 25mg tiêm dưới da x 2 lần/tuần dùng trong nhiều tháng.
+ INFLIXIMAB:
được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch: 10mg/kg truyền TM liều duy nhất, hoặc chia ra chuyền TM 2 lần trong tuần.
Cả hai loại thuốc trên, đều phải dùng điều trị trong nhiều tháng
Hiện tại bạn đang được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD (disease modifying anti-rheumatic drug), gồm có thuốc chống sốt rét (cloroquin, hydroxycloroquin), peni- cilamin, sulfasalazin, các thuốc ức chế miễn dịch (azathioprin, cyclophosphamid, methotrexat) và các hợp chất của vàng; glucosamin
Nếu bạn chưa được dùng loại mới: LEFLUNOMIDE thì có thể xin điều trị: viêm 100mg và viên 20 mg.
Liều lượng và cách dùng: 3 ngày đầu: 100mg/ngày.
Từ ngày thứ 4 trở đi: 10 – 20mg/ngày.
Tác dụng phụ: Các triệu chứng tiêu hoá, nổi mẩn ngoài da và rụng tóc, hồi phục được khi ngưng thuốc.
Ích lợi lâm sàng đầy đủ của leflunomide khi dùng đơn độc để điều trị VKDT chỉ rõ ràng sau khi dùng hàng năm.
Xem thêm:
Viêm khớp dạng thấp – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Bạn mới lập gia đình, cho nên khi có thai bạn phải báo cho bác sĩ biết để tránh dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến thai nghén như PH8, Medron….
Hy vọng những tư vấn trên hữu ích cho bạn
Tôi bị viêm đa khớp dạng thấp phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ. Tôi bị viêm sưng khớp 2 đầu gối từ năm 16 tuổi, đến nay tôi đã 33 tuổi, hiện tại 2 khối sưng ở đầu gối phát triển chậm hơn thời kỳ đầu về kích thước nhưng rất hay đau nhức, cảm giác tê mỏi rất khó chịu, đôi khi nhói như bị kim đâm, sờ vào phía bên trong của đầu gối (phần cuối của đùi ngay ổ khớp gối phía trong) thấy có vài khối u nhỏ cỡ hạt bắp. Khi vận động mạnh hoặc bê vác vật nặng (thực ra là bồng con đi dạo bộ, con tôi hiện gần 4 tuổi) thì đôi lúc có cảm giác mất hết sức lực ở 2 chân từ đầu gối trở xuống, đầu choáng váng. Các xét nghiệm máu và sinh hóa đều bình thường ngoại trừ bạch cầu có tăng đôi chút. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi về chế độ dinh dưỡng, thể thao và các loại thuốc có thể dùng được trong thời gian dài mà không tác động nhiều đến dạ dày hay gan, vì tôi đi khám thì các bác sĩ đều kê đơn kháng sinh mạnh với yêu cầu ăn thật no và kèm thuốc hỗ trợ chức năng gan, dạ dày. Tôi thấy tivi có giới thiệu thuốc Bách Xà, không biết tôi có thể uống thuốc đó trong thời gian dài không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Những triệu chứng ở khớp như bạn mô tả trong thư đều là những biểu hiện của bệnh viêm khớp mạn tính dạng thấp. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn ở nam giới, lí do gây bệnh còn chưa rõ nhưng có liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch.
Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp, viêm khớp có tính chất đối xứng, sưng đau và hạn chế vận động, ít có nóng đỏ. Bệnh thường tiến triển từng đợt nặng dần, dẫn đến biến dạng khớp. Ngoài ra còn xuất hiện hạt nổi gờ trên mặt da, kích thước khoảng 5-20mm, cứng và dính vào nền xương, không đau, không thấy lỗ dò. Hay gặp ở đầu trên xương trụ gần khớp khuỷu, đầu trên xương chày gần gối, hoặc quanh các khớp khác. Xét nghiệm máu và sinh hóa thường không thấy gì đặc biệt, tuy nhiên nếu làm những xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu có thể thấy sự biến đổi.
Theo Y học cổ truyền thì viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tỳ. Bệnh triệu chứng rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính.
Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong ngũ hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa. Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp.
Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn, Tỳ lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ. Dù có uống thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và chữa trị viêm khớp. Chế độ ăn uống ngoài việc cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải biết nhận dạng và kiêng cữ những thức ăn sinh phong, có phong để loại bỏ các tác nhân có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm
Thuốc chườm bên ngoài, trong những lúc thời tiết ẩm ướt, đau nhức gia tăng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm nóng bên ngoài để sức nóng và sức thuốc thấm qua da tăng cường tác dụng làm tan ứ huyết và giảm đau.
Một số biện pháp chườm nóng:
Dùng gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngải cứu tươi hoặc lá lốt rửa sạch, giả nát, có thể thêm vào một chút rượu. Xào nóng, bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
Dùng muối hột rang nóng bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.
Ngâm nước gừng nóng: Cho một thìa canh bột gừng vào trong một chậu nước nóng hoặc bồn tắm nóng. Độ nóng vừa đủ. Ngâm vùng thân thể có khớp bị đau nhức 10 -15 phút mỗi lần. Chú ý không chườm nóng trong đợt viêm cấp khi khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Ăn uống và tập luyện chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh thấp khớp. Yếu tố nào giúp ích cho Tỳ Vị vượng thịnh hoặc tăng cường khả năng giải độc của Can Thận sẽ có ảnh hưởng hỗ trợ chữa trị. Yếu tố nào làm suy yếu Vị khí sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh. Để được hấp thu và tiêu hóa, thức ăn, thức uống phải thông qua dạ dày nên có tác dụng trực tiếp đến khí hóa của Tỳ Vị. Những đồ ăn cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống điều độ có thể phát huy Vị khí.
Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ. Ngoài ra, việc ăn nhiều thịt động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bã không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá xung quanh khớp có thể làm bệnh nặng thêm.
Tránh những thức ăn có thể kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể: do viêm khớp dạng thấp là bệnh do cơ chế tự miễn dịch. Thông thường cơ chế này rất khó thay đổi, nên chu kỳ viêm và uống thuốc chống viêm cứ tiếp tục phải tái diễn. Việc uống thuốc ức chế miễn dịch lâu dài sẽ làm giảm khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hại như xuất huyết tiêu hoá, loãng xương, phù. Do đó, một biện pháp quan trọng trong chữa bệnh thấp khớp là phải ngăn và kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền.
Khi chữa trị viêm khớp, các thầy thuốc Đông y thường khuyên bệnh nhân phải kiêng một số loại thức ăn được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển. Các loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài (ví dụ như gạo lứt) chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng. Lớp vỏ ngoài của các loại ngũ cốc có nhiều sinh tố nhóm B được coi là có tính dương, ấm, có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và tăng cường khí hóa Tỳ Vị, vận động thân thể.
Theo Đông y, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết. Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không thấy sự vận động. Nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp, những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần ngăn ngừa được nguy cơ viêm khớp.
Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp. Tập những động tác căng giãn của Yoga hoặc đi bộ vài chục phút mỗi ngày sẽ làm các cơ và khớp linh hoạt, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bã ra khỏi cơ thể.
Với thuốc Bách Xà mà bạn hỏi trong thư, đây là loại thuốc được bào chế có thành phần cao rắn hổ mang, cao xương dê kết hợp với một số vị thuốc y học cổ truyền có công dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn. Dùng hỗ trợ chữa trị giảm đau mỏi khớp, thấp khớp. Thuốc thích hợp dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp, thấp khớp như bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc hỗ trợ chữa trị, và kết quả còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Vì thế tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp và Đông y để có hướng chữa trị tốt nhất.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
đau khớp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ .cháu hay bị đau nhức cơ bắp chân và tay .dạo này còn bị nhức khớp gối và tê bì cơ đùi.co duỗi khớp gối có tiếng kêu .bác sĩ có thể cho cháu biết cháu mắc bênj j không ạ.cháu cám ơn rất nhiều
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Đau nhức như bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân, như thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, gout…
Bạn nên đến Bệnh viện có khoa xương khớp để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị viêm đa khớp dạng thấp khi mang thai được 22 tuần
Câu hỏi bởi: Mạnh Tú
Chào bác sĩ!
Vợ cháu năm nay 30 tuổi, có tiền sử là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hiện tại đang mang thai được 22 tuần. Mấy hôm qua vợ cháu thường bị đau phần ức, 2 bên xườn và vai kèm theo khó thở, không nằm được và không đi lại được, đi vào viện mấy hôm rồi nhưng bác sĩ cũng chỉ cho dùng thuốc giảm đau nên chưa có tiến triển gì. Bác sĩ cho cháu vài lời khuyên.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Vợ cháu bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã lâu chưa, có biến dạng khớp không? Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp ở người lớn với triệu chứng là viêm màng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài và tăng dần cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp. Đây là bệnh tự miễn dịch. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho vợ cháu các loại thuốc chữa trị khác nhau.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài nhiều năm do vậy cần phải có một quá trình chữa trị liên tục và kéo dài của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Không có cách chữa triệt để cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Phải kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Quá trình chữa trị bao gồm cả chữa trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng. Sử dụng thuốc có thể làm giảm các biểu hiện của viêm khớp giúp vợ cháu giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương của khớp. Nhiều loại thuốc dùng trong chữa trị viêm khớp dạng thấp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vợ cháu đang có thai 22 tuần nên việc sử dụng thuốc chữa trị cần phải hết sức thận trọng (rất nhiều các thuốc giảm đau, chống viêm không sử dụng được cho bà bầu).
Hiện tại vợ cháu đang uống thuốc giảm đau chắc là được bác sĩ chọn lọc chỉ định dùng an toàn cho bà bầu rồi. Ngoài uống thuốc, vợ cháu có thể dùng một số phương pháp khác mà không tác động đến thai nhi như:
Tập thể dục thường xuyên: nên tập các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức cơ quanh khớp và chống lại mệt mỏi. Vợ cháu có thể tập luyện bằng cách đi bộ.
Nếu đau nhiều cháu có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho vợ để giúp giảm đau, dãn cơ và có cảm giác tê (chườm lạnh). Cháu có thể giúp vợ thư giãn, giảm căng thẳng như thôi miên, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp cũng có tác dụng kiểm soát cơn đau.
Cháu nên quan tâm hơn đến chế độ ăn của vợ vì một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được biểu hiện của bệnh như sử dụng dầu thực vật…
Cháu nên động viên vợ thực hiện tốt các hướng dẫn sử dụng thuốc và các chỉ dẫn của bác sĩ để mau khỏi và có một thai kỳ an toàn.
Chúc vợ cháu mau khỏi!
Có thể chữa viêm đa khớp dạng thấp cùng lúc với viêm gân không?
Câu hỏi bởi: trương
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi, cháu phát hiện bệnh viêm đa khớp dạng thấp từ năm 14 tuổi. Bây giờ bệnh của cháu có vẻ đã nặng. Cháu có lên mạng tìm hiểu thì thấy mình còn bị viêm gân nữa. Cháu muốn hỏi bác sĩ là bị viêm đa khớp dạng thấp có thể chữa cùng lúc với viêm gân không? Và có phải bị viêm đa khớp dạng thấp đôi lúc sẽ kèm theo viêm gân không?
Cháu cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể, không chỉ có tổn thương tại khớp mà còn ở ngoài khớp trong đó có có cả ở gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Đó là tổn thương viêm gân (thường gặp ở gân gót), đôi khi có đứt gân, các dây chằng bị co kéo hay lỏng lẻo.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm đau sẽ có tác dụng chữa trị cả với bệnh viêm gân (nếu có). Tuy nhiên, hiện tượng viêm gân không phải lúc nào cũng có và không phải bệnh nào cũng đầy đủ tất cả các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare