Ợ chua là một trong những vấn đề tiêu hóa dễ gặp nhất. Tuy nhiên, gặp nhiều không có nghĩa là ai trong chúng ta cũng có hiểu biết đúng đắn nhất về tính chất, cách phòng ngừa và điều trị nó.
Trào ngược thức ăn, ợ chua là bị gì?
Câu hỏi bởi: The end
Chào bác sĩ!
Tôi dạo gần đây hay bị trào ngược thức ăn, ợ chua. Xin hỏi bác sĩ tôi bác mắc bệnh gì ạ? Cho tôi xin đơn thuốc điều trị hiệu quả cho chứng này tốt nhất ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Ợ chua là hiện tượng trào ngược thức ăn dư thừa axit trong dạ dày do “van đóng” giữa dạ dày và thực quản “không hoàn thành nhiệm vụ”, dẫn tới tình trạng ợ chua và kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức. Ợ chua không nguy hiểm nhưng không ít tình huống viêm họng mãn, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được chữa tận gốc. Dịch dạ dày dư thừa có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, gây khó thở, viêm phế quản và phổi… Điều trị ợ chua không dễ, song chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.
1. Hạn chế chất béo: Các loại thực phẩm như thức ăn nhiều chất béo do lipid làm “van đóng” của dạ dày yếu đi và axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn. Vì thế khi ăn các loại thịt gia cầm (gà, vịt,…), cá, hoặc sữa chua nên chọn loại ít chất béo. Ngoài ra, nên chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm: hạn chế chiên xào, thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng. Bên cạnh đó, không nên nêm quá nhiều gia vị vào thức ăn. Ngoài ra, các loại gia vị, tinh dầu, hành tỏi… cũng gây ra hậu quả tương tự.
2. Tăng cường chất xơ: Táo bón là một trong những lý do khiến dạ dày co thắt quá mức. Do đó, tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua. Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu… vào chế độ ăn hàng ngày.
3. Lưu ý khi lựa chọn đồ uống: Rượu là loại đồ uống bị loại bỏ đầu tiên nếu không muốn chứng ợ chua ghé thăm thường xuyên. Thật vậy, rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các cơ thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây. Nước ép hoa quả, đặc biệt là trái cây thuộc họ cam quýt, cà chua,… chứa nhiều axit tự nhiên, có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa sự sản sinh axit trong dạ dày. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu những khó chịu của chứng ợ chua. Trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa chua uống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch ở dạ dày, gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình “tiếp tay” cho chứng ợ chua.
Cảm ơn bác sĩ!
Đầy bụng, ợ chua, sôi bụng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ!
Em bị đau bụng được 3 ngày rồi ạ. Ngày hôm trước thì đau trương bụng lên và ợ chua, bụng sôi, đi ngoài thành nước. Ngày hôm sau chỉ bị sôi bụng ợ chua và đi ngoài it hơn nhưng màu phân đen. 3 ngày em chỉ giám ăn cháo trắng không ăn gì thêm. Vậy xin bác sĩ cho em biết đó là bệnh gì được không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Các dấu hiệu mà bạn mô tả là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa có nhiều lí do: Do nhiễm khuẩn, do nhiễm độc thức ăn hoặc do ăn uống đột ngột bất thường. Các dấu hiệu trên của bạn là rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn không điều độ hệ tiêu hóa không thích nghi kịp hoặc do uống rượu bia quá nhiều gây kích ứng viêm niêm mạc dạ dày. Thông thường bạn chỉ cần ăn uống kiêng khem vài ba ngày các dấu hiệu trên giảm dần và khỏi, không cần phải dùng thuốc cầm đi ngoài, chỉ truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải khi có dấu hiệu mất nước. Riêng màu phân đen bạn cần phải xem xét có phải là bị chảy máu dạ dày hay không? Chảy máu dạ dày phân có màu đen sẫm hơi hồng, lỏng sền sệt kèm theo dấu hiệu mất máu nếu bị mất máu nhiều. Bạn cần theo dõi chặt hiện tượng bài tiết phân, mức độ màu đen của phân thay đổi giảm dần hay nặng dần lên để có phương án tiêm cầm máu hoặc đi bệnh viện. Bạn cũng cần chú ý trong những ngày tết nếu ăn tiết canh hoặc lòng lợn cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen nhưng đi ngoài phân đen thường ít và hết rất nhanh sau 1 ngày.
Chúc bạn mau lành bệnh!
Nóng cổ, ợ chua do ăn đồ nếp có nên thường xuyên uống Omeprazol?
Câu hỏi bởi: Lê văn Dung
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 65 tuổi, có mấy vấn đề xin được các thầy thuốc tư vấn và giải đáp:
1/ Tại sao với tôi chỉ khi ăn các sản phẩm làm từ gạo nếp (xôi, bán chưng…) hoặc khoai, sắn… lại bị nóng cổ, ợ chua trong khi ăn cơm gạo tẻ bình thường thì không mắc tình trạng này
2/ Mỗi khi nóng cổ, ợ chua tôi uống 1 viên Omeprazol một lát thì tình trạng nóng cổ giảm nhiều, xin được giải đáp sử dụng thường xuyên như vậy có được không?
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bác!
Bác chỉ khi ăn các sản phẩm làm từ gạo nếp (xôi, bán chưng…) hoặc khoai, sắn… thì bị nóng cổ, ợ chua, trong khi ăn cơm gạo tẻ bình thường thì không mắc tình trạng này. Đó có thể là do trong khoai sắn có hàm lượng tinh bột cao mà lượng men tiêu hóa tinh bột không đủ nên có thể gây nên tình trạng nóng cổ của bác. Mặt khác hiện tượng nóng cổ khi ăn đồ nếp là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua. Tuy nhiên, không phải ai ăn đồ nếp và khoai sắn đều bị nóng cổ. Hiện tượng này chỉ hay xảy ra trên những người có trào ngược dạ dày – thực quản.
Đây là một bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện điển hình là ợ nóng tức là có cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Bệnh của bác khả năng nhiều là do trào ngược vì mỗi lần nóng cổ, ợ chua bác uống 1 viên Omeprazol một lát thì tình trạng nóng cổ giảm nhiều. Khi bị trào ngược chế độ ăn rất quan trọng. Bác không nên ăn thức ăn gây nóng cổ ví dụ như đồ nếp hay khoai sắn nữa. Nếu bác uống Omeprazol mà đỡ thì bác nên uống tiếp. Thuốc Omeprazol là một ức chế bơm proton, đây chính là lựa chọn đầu tiên trong chữa trị trào ngược.
Chúc bác mạnh khỏe!
Bị ợ chua, nóng ran vùng ngực trái là bệnh gì và cách chữa?
Câu hỏi bởi: bui thi thom
Chào bác sĩ!
Cháu 19 tuổi, đã có dấu hiệu đau dạ dày từ 2 năm trước nhưng chỉ bị 1 lần rồi khỏi. Đến khi cháu học lớp 12 thì tái phát và đau nhiều lần. Bây giờ cháu đi làm với đặc thù công việc phải đứng và làm việc 12 tiếng đồng hồ (cả hai tiếng đi ăn) mà ăn nhanh như vậy thi khi đứng nguyên một chỗ và làm việc thì thường xuyên bị ợ chua nóng ran cả vùng ngực bên trái. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Như biểu hiện bạn mô tả, rất có khả năng bạn bị viêm loét dạ dày.
Biểu hiện của bệnh thường là:
Đau và có cảm giác nóng vùng thượng vị và sau xương ức . Đau vùng trên rốn sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay, có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Cảm giác đau có thể khác nhau: đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng…
Nôn và buồn nôn: Nhằm tống khứ các chất chứa trong dạ dày, đôi khi người bệnh có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được nên cảm giác rất khó chịu.
Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua: vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 2 – 3 tiếng.
Cảm giác chán ăn và kén ăn: Không muốn ăn gì, nhìn thức ăn cảm thấy ngán.
Thường có cảm giác cồn cào ở bụng, bụng sôi lên liên tục.
Một số lí do gây viêm loét dạ dày là:
Chế độ ăn uống không điều độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó,… hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những lí do gây viêm loét dạ dày.
Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như Ibuprofen và Aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.
Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều gây ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng (dạ dày).
Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc.
Để xử lý biểu hiện, bạn cần:
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, từ 5 đến 6 bữa/ngày. Điều này giúp giảm thiểu cảm giác căng của dạ dày và giảm tiết a-xít của dạ dày.
Lưu ý ăn uống đều đặn, không ăn quá no hoặc bụng quá đói để dạ dày luôn có thức ăn và trung hòa a-xít giúp giảm cơn đau.
Nên ưu tiên nhóm thực phẩm tinh bột như cơm, bột mì, bột năng, bánh hoặc gạo nếp… Chúng có tác dụng giảm tiết dịch vị, dễ thẩm thấu qua niêm mạc dạ dày.
Uống thêm sữa, trứng để cung cấp nguồn chất đạm giúp trung hòa a-xít. Ngoài ra, lượng chất béo có trong nhóm thực phẩm này có tác dụng ức chế việc tiết dịch dạ dày, gia tăng thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày.
Chế biến mềm, nhừ thức ăn đồng thời ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Ngoài ra khi ngủ bạn nên nằm đầu cao, giảm trọng lượng cơ thể, tránh lao động nặng, nên ăn nhẹ đặc biệt vào ban đêm.
Không hút thuốc lá, tránh các thức ăn kích thích và khó tiêu.
Nếu không đỡ bạn cần đi khám để được chữa trị bằng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau bụng khi đói, ợ chua có phải bị bệnh đau dạ dày?
Câu hỏi bởi: Oriole
Thưa bác sĩ!
Chị gái tôi năm nay 37 tuổi. Chị ấy hay bị đau bụng khi đói và ợ chua. Tôi xin hỏi đó có phải là biểu hiện của bệnh đau dạ dày hay không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
5 dấu hiệu của bệnh lý dạ dày bao gồm: Đau thượng vị, kém ăn, ợ, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa.
1. Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên..
Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có tác động rõ rệt đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: Cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.
2. Kém ăn:
Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh, không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể triệu chứng bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn. Người ta chia ra 2 loại kém ăn:
Kém ăn giảm lực: Người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.
Kém ăn tăng lực: Người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.
Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.
3. Ợ
Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các triệu chứng của ợ gây tác động đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: Rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức.
Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: Bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.
4. Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:
Rách thực quản
Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (hội chứng Mallory Weiss).
Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu. Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch.
Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: Viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
5. Chảy máu tiêu hoá
Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.
Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:
Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen, ỉa ra máu đỏ tươi hay máu đen.
Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: Choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.
Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, các nguyên nhân phải nghĩ đến là:
Bệnh lý ở dạ dày: Viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.
Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: Bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan
Do dùng một số thuốc: Thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, thuốc chữa huyết áp cao.
Bạn nên khuyên chị gái đi khám chuyên khoa Nội tiêu hóa để được chẩn đoán xác định và chữa trị triệt để những khó chịu này.
Chúc bạn sức khỏe.
Trào ngược thức ăn, ợ chua là bị gì?
Câu hỏi bởi: The end
Chào bác sĩ!
Tôi dạo gần đây hay bị trào ngược thức ăn, ợ chua. Xin hỏi bác sĩ tôi bác mắc bệnh gì ạ? Cho tôi xin đơn thuốc điều trị hiệu quả cho chứng này tốt nhất ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Ợ chua là hiện tượng trào ngược thức ăn dư thừa axit trong dạ dày do “van đóng” giữa dạ dày và thực quản “không hoàn thành nhiệm vụ”, dẫn tới tình trạng ợ chua và kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức. Ợ chua không nguy hiểm nhưng không ít tình huống viêm họng mãn, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được chữa tận gốc. Dịch dạ dày dư thừa có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, gây khó thở, viêm phế quản và phổi… Điều trị ợ chua không dễ, song chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.
1. Hạn chế chất béo: Các loại thực phẩm như thức ăn nhiều chất béo do lipid làm “van đóng” của dạ dày yếu đi và axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn. Vì thế khi ăn các loại thịt gia cầm (gà, vịt,…), cá, hoặc sữa chua nên chọn loại ít chất béo. Ngoài ra, nên chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm: hạn chế chiên xào, thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng. Bên cạnh đó, không nên nêm quá nhiều gia vị vào thức ăn. Ngoài ra, các loại gia vị, tinh dầu, hành tỏi… cũng gây ra hậu quả tương tự.
2. Tăng cường chất xơ: Táo bón là một trong những lý do khiến dạ dày co thắt quá mức. Do đó, tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua. Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu… vào chế độ ăn hàng ngày.
3. Lưu ý khi lựa chọn đồ uống: Rượu là loại đồ uống bị loại bỏ đầu tiên nếu không muốn chứng ợ chua ghé thăm thường xuyên. Thật vậy, rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các cơ thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây. Nước ép hoa quả, đặc biệt là trái cây thuộc họ cam quýt, cà chua,… chứa nhiều axit tự nhiên, có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa sự sản sinh axit trong dạ dày. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu những khó chịu của chứng ợ chua. Trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa chua uống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch ở dạ dày, gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình “tiếp tay” cho chứng ợ chua.
Cảm ơn bác sĩ!
Đầy bụng, ợ chua, sôi bụng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ!
Em bị đau bụng được 3 ngày rồi ạ. Ngày hôm trước thì đau trương bụng lên và ợ chua, bụng sôi, đi ngoài thành nước. Ngày hôm sau chỉ bị sôi bụng ợ chua và đi ngoài it hơn nhưng màu phân đen. 3 ngày em chỉ giám ăn cháo trắng không ăn gì thêm. Vậy xin bác sĩ cho em biết đó là bệnh gì được không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Các dấu hiệu mà bạn mô tả là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa có nhiều lí do: Do nhiễm khuẩn, do nhiễm độc thức ăn hoặc do ăn uống đột ngột bất thường. Các dấu hiệu trên của bạn là rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn không điều độ hệ tiêu hóa không thích nghi kịp hoặc do uống rượu bia quá nhiều gây kích ứng viêm niêm mạc dạ dày. Thông thường bạn chỉ cần ăn uống kiêng khem vài ba ngày các dấu hiệu trên giảm dần và khỏi, không cần phải dùng thuốc cầm đi ngoài, chỉ truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải khi có dấu hiệu mất nước. Riêng màu phân đen bạn cần phải xem xét có phải là bị chảy máu dạ dày hay không? Chảy máu dạ dày phân có màu đen sẫm hơi hồng, lỏng sền sệt kèm theo dấu hiệu mất máu nếu bị mất máu nhiều. Bạn cần theo dõi chặt hiện tượng bài tiết phân, mức độ màu đen của phân thay đổi giảm dần hay nặng dần lên để có phương án tiêm cầm máu hoặc đi bệnh viện. Bạn cũng cần chú ý trong những ngày tết nếu ăn tiết canh hoặc lòng lợn cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen nhưng đi ngoài phân đen thường ít và hết rất nhanh sau 1 ngày.
Chúc bạn mau lành bệnh!
Nóng cổ, ợ chua do ăn đồ nếp có nên thường xuyên uống Omeprazol?
Câu hỏi bởi: Lê văn Dung
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 65 tuổi, có mấy vấn đề xin được các thầy thuốc tư vấn và giải đáp:
1/ Tại sao với tôi chỉ khi ăn các sản phẩm làm từ gạo nếp (xôi, bán chưng…) hoặc khoai, sắn… lại bị nóng cổ, ợ chua trong khi ăn cơm gạo tẻ bình thường thì không mắc tình trạng này
2/ Mỗi khi nóng cổ, ợ chua tôi uống 1 viên Omeprazol một lát thì tình trạng nóng cổ giảm nhiều, xin được giải đáp sử dụng thường xuyên như vậy có được không?
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bác!
Bác chỉ khi ăn các sản phẩm làm từ gạo nếp (xôi, bán chưng…) hoặc khoai, sắn… thì bị nóng cổ, ợ chua, trong khi ăn cơm gạo tẻ bình thường thì không mắc tình trạng này. Đó có thể là do trong khoai sắn có hàm lượng tinh bột cao mà lượng men tiêu hóa tinh bột không đủ nên có thể gây nên tình trạng nóng cổ của bác. Mặt khác hiện tượng nóng cổ khi ăn đồ nếp là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua. Tuy nhiên, không phải ai ăn đồ nếp và khoai sắn đều bị nóng cổ. Hiện tượng này chỉ hay xảy ra trên những người có trào ngược dạ dày – thực quản.
Đây là một bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện điển hình là ợ nóng tức là có cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Bệnh của bác khả năng nhiều là do trào ngược vì mỗi lần nóng cổ, ợ chua bác uống 1 viên Omeprazol một lát thì tình trạng nóng cổ giảm nhiều. Khi bị trào ngược chế độ ăn rất quan trọng. Bác không nên ăn thức ăn gây nóng cổ ví dụ như đồ nếp hay khoai sắn nữa. Nếu bác uống Omeprazol mà đỡ thì bác nên uống tiếp. Thuốc Omeprazol là một ức chế bơm proton, đây chính là lựa chọn đầu tiên trong chữa trị trào ngược.
Chúc bác mạnh khỏe!
Bị ợ chua, nóng ran vùng ngực trái là bệnh gì và cách chữa?
Câu hỏi bởi: bui thi thom
Chào bác sĩ!
Cháu 19 tuổi, đã có dấu hiệu đau dạ dày từ 2 năm trước nhưng chỉ bị 1 lần rồi khỏi. Đến khi cháu học lớp 12 thì tái phát và đau nhiều lần. Bây giờ cháu đi làm với đặc thù công việc phải đứng và làm việc 12 tiếng đồng hồ (cả hai tiếng đi ăn) mà ăn nhanh như vậy thi khi đứng nguyên một chỗ và làm việc thì thường xuyên bị ợ chua nóng ran cả vùng ngực bên trái. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Như biểu hiện bạn mô tả, rất có khả năng bạn bị viêm loét dạ dày.
Biểu hiện của bệnh thường là:
Đau và có cảm giác nóng vùng thượng vị và sau xương ức . Đau vùng trên rốn sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay, có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Cảm giác đau có thể khác nhau: đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng…
Nôn và buồn nôn: Nhằm tống khứ các chất chứa trong dạ dày, đôi khi người bệnh có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được nên cảm giác rất khó chịu.
Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua: vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 2 – 3 tiếng.
Cảm giác chán ăn và kén ăn: Không muốn ăn gì, nhìn thức ăn cảm thấy ngán.
Thường có cảm giác cồn cào ở bụng, bụng sôi lên liên tục.
Một số lí do gây viêm loét dạ dày là:
Chế độ ăn uống không điều độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó,… hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những lí do gây viêm loét dạ dày.
Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như Ibuprofen và Aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.
Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều gây ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng (dạ dày).
Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc.
Để xử lý biểu hiện, bạn cần:
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, từ 5 đến 6 bữa/ngày. Điều này giúp giảm thiểu cảm giác căng của dạ dày và giảm tiết a-xít của dạ dày.
Lưu ý ăn uống đều đặn, không ăn quá no hoặc bụng quá đói để dạ dày luôn có thức ăn và trung hòa a-xít giúp giảm cơn đau.
Nên ưu tiên nhóm thực phẩm tinh bột như cơm, bột mì, bột năng, bánh hoặc gạo nếp… Chúng có tác dụng giảm tiết dịch vị, dễ thẩm thấu qua niêm mạc dạ dày.
Uống thêm sữa, trứng để cung cấp nguồn chất đạm giúp trung hòa a-xít. Ngoài ra, lượng chất béo có trong nhóm thực phẩm này có tác dụng ức chế việc tiết dịch dạ dày, gia tăng thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày.
Chế biến mềm, nhừ thức ăn đồng thời ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Ngoài ra khi ngủ bạn nên nằm đầu cao, giảm trọng lượng cơ thể, tránh lao động nặng, nên ăn nhẹ đặc biệt vào ban đêm.
Không hút thuốc lá, tránh các thức ăn kích thích và khó tiêu.
Nếu không đỡ bạn cần đi khám để được chữa trị bằng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau bụng khi đói, ợ chua có phải bị bệnh đau dạ dày?
Câu hỏi bởi: Oriole
Thưa bác sĩ!
Chị gái tôi năm nay 37 tuổi. Chị ấy hay bị đau bụng khi đói và ợ chua. Tôi xin hỏi đó có phải là biểu hiện của bệnh đau dạ dày hay không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
5 dấu hiệu của bệnh lý dạ dày bao gồm: Đau thượng vị, kém ăn, ợ, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa.
1. Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên..
Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có tác động rõ rệt đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: Cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.
2. Kém ăn:
Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh, không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể triệu chứng bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn. Người ta chia ra 2 loại kém ăn:
Kém ăn giảm lực: Người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.
Kém ăn tăng lực: Người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.
Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.
3. Ợ
Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các triệu chứng của ợ gây tác động đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: Rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức.
Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: Bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.
4. Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:
Rách thực quản
Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (hội chứng Mallory Weiss).
Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu. Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch.
Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: Viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
5. Chảy máu tiêu hoá
Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.
Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:
Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen, ỉa ra máu đỏ tươi hay máu đen.
Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: Choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.
Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, các nguyên nhân phải nghĩ đến là:
Bệnh lý ở dạ dày: Viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.
Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: Bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan
Do dùng một số thuốc: Thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, thuốc chữa huyết áp cao.
Bạn nên khuyên chị gái đi khám chuyên khoa Nội tiêu hóa để được chẩn đoán xác định và chữa trị triệt để những khó chịu này.
Chúc bạn sức khỏe.
Theo ViCare