Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ ngồi khoảng 7 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 cao.
Để nghiên cứu mối liên quan giữa ngồi nhiều và bệnh tiểu đường týp 2, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Leicester đã tập hợp 505 phụ nữ và nam giới ≥59 tuổi và hỏi xem họ ngồi bao giờ mỗi tuần. Các đối tượng này cũng làm các xét nghiệm đo nồng độ một số chất trong máu được biết là có liên quan với khởi phát bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy trung bình phụ nữ ngồi khoảng từ 4-7 giờ mỗi ngày và nam giới ngồi khoảng 4-8 giờ mỗi ngày.
Những người ngồi lâu nhất có nồng độ insulin cao hơn. Hormon insulin chịu trách nhiệm điều tiết lượng đường trong máu và hiện tượng tăng nồng độ insulin cho thấy cơ thể đang dần kháng với hormon này và bệnh tiểu đường đang bắt đầu phát triển.
Những người ngồi lâu cũng có nồng độ CRP (C-reactive protein), leptin, adinopectin và interleukin-6 cao hơn. Tất cả các chất này đều được giải phóng ra từ mỡ bụng và cho thấy tình trạng viêm nguy hiểm.
Tuy nhiên, các kết quả trên lại không đúng ở nam giới. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: So với nam giới, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động .
Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 mà không biết mình mang bệnh do họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, nhiễm nấm tái phát và vết thương lâu lành.
Tiền phong.
Để nghiên cứu mối liên quan giữa ngồi nhiều và bệnh tiểu đường týp 2, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Leicester đã tập hợp 505 phụ nữ và nam giới ≥59 tuổi và hỏi xem họ ngồi bao giờ mỗi tuần. Các đối tượng này cũng làm các xét nghiệm đo nồng độ một số chất trong máu được biết là có liên quan với khởi phát bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy trung bình phụ nữ ngồi khoảng từ 4-7 giờ mỗi ngày và nam giới ngồi khoảng 4-8 giờ mỗi ngày.
Những người ngồi lâu nhất có nồng độ insulin cao hơn. Hormon insulin chịu trách nhiệm điều tiết lượng đường trong máu và hiện tượng tăng nồng độ insulin cho thấy cơ thể đang dần kháng với hormon này và bệnh tiểu đường đang bắt đầu phát triển.
Những người ngồi lâu cũng có nồng độ CRP (C-reactive protein), leptin, adinopectin và interleukin-6 cao hơn. Tất cả các chất này đều được giải phóng ra từ mỡ bụng và cho thấy tình trạng viêm nguy hiểm.
Tuy nhiên, các kết quả trên lại không đúng ở nam giới. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: So với nam giới, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động .
Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 mà không biết mình mang bệnh do họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, nhiễm nấm tái phát và vết thương lâu lành.
Tiền phong.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,520