Mụn mủ kèm ngứa là dấu hiệu da liễu khá đặc biệt. Vì vậy, chúng ta ai cũng cần quan tâm tới vấn đề này.
Nguyên nhân mọc mụn mủ, ngứa lan trên da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 20 tuổi. Cách đây 1 tháng cháu bị 2 nốt ngứa bé và cháu có bóp nặn nó đi, sau 1 thời gian nó bị lây sang các vùng xung quanh và xuất hiện các nốt mủ li ti rất ngứa, cháu để ý là càng nặn nó đi thì càng lây lan ra xung quanh. Cháu là người khá sạch sẽ, tắm giặt thường xuyên, không biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Cháu nên cung cấp thông tin lại cho bác sĩ mới giải đáp được. Cháu chú ý nốt ngứa ở vị trí nào, thời gian sau bóp nặn bao lâu mới lây chỗ khác và nên gửi kèm hình ảnh để bác sĩ xem xét.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Mọc mụn mủ, ngứa ở lưng và ngực là bệnh gì và uống thuốc gì để chữa dứt điểm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tên Thảo 21 tuổi ở Lâm Đồng. Khoảng 4 năm gần đây lưng con mọc rất nhiều mụn. Rất ngứa và thường ngứa nhiều hơn về đêm, có những đêm con ngứa không ngủ được nhưng con gãi thì lại đau. Thỉnh thoảng con gãi ra hột mụn màu trắng nhỏ xíu. Nhưng gần đây con lại xuất hiện mụn ở ngực. Có những cái to còn chứa mủ và ngứa. Có lúc ngứa quá con chịu không nổi thì nặn ra mủ và máu. Bác sĩ cho con hỏi con bị bệnh gì và uống thuốc gì để chữa trị dứt điểm ạ?
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn là bị mọc mụn trứng cá ở lưng và ngực. Mọc mụn ở những vùng này khó chữa trị hơn vùng mặt.
Nguyên nhân có thể do:
Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng.
Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng, ngực.
Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.
Để khắc phục những loại mụn này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Luôn giữ cho làn da được sạch sẽ thông thoáng, thường xuyên thay bao gối và ga trải giường vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Loại bỏ da chết và chất cặn bã tồn đọng trong nang lông bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy da chết phù hợp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Không được dùng tay nặn mụn hay mân mê vì nó sẽ khiến mụn lây lan sang vùng da khác, mặc khác khi bấm nặn mạnh sẽ khiến liên kết da bị phá vỡ từ đó sẽ hình thành vết thâm và sẹo.
Cần thường xuyên tắm rửa hàng ngày và lau thật khô sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh.
Uống nhiều nước lọc, hạn chế đường và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh.
Không thức khuya, luôn giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ăn bò, gà, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là bạn nên khám và chữa trị tại chuyên khoa Da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt chữa trị.
Chúc bạn chóng bình phục!
Mọc mụn mủ to, ngứa ở lưng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 25 tuổi, là nam giới. Ở lưng cháu có rất nhiều mụn mủ to, thỉnh thoảng có mụn đầu đen. Mụn mủ mọc nhiều và gây ngứa, chảy máu. Cháu bị được 5 năm rồi nhưng chưa đi khám. Cháu nghĩ là bị nóng gan nên dùng thuốc bổ gan nhưng không khỏi. Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp. Mụn nhiều làm cháu rất ngại đi chơi và luôn lo lắng.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Mặc dù lí do gây mụn trên da là rất đa dạng, và mỗi dạng tổn thương có những đặc điểm khác nhau nhưng qua các thông tin mà em mô tả thì có thể nghĩ nhiều tới em bị mụn trứng cá.
Thông thường mụn trứng cá thường hay xuất hiện ở vùng mặt, vùng lưng trên, ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác của cơ thể. Sự hình thành mụn trứng cá được hiểu khái quá là do tắc các tuyến tiết mồ hôi và chất bã ở trên da, khiến cho các sản phẩm bài tiết bị tích tụ lại gây ra mụn trứng cá và khi có sự xâm nhập của vi khuẩn thì gây ra các viêm nhiễm, sưng tấy và đau. Các dạng mụn liên quan tới trứng cá triệu chứng trên da khá đa dạng: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, nốt sần, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.
Do đó, các suy nghĩ như của em về lý do nóng gan gây ra mụn là chưa đúng. Điều quan trọng trước hết của em bây giờ là không nên lo lắng quá mức, nên sắp xếp để có một lối sống khoa học, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, bổ sung các loại vitamin C, E,.. kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn và nghỉ ngơi hợp lý.
Một điều cần lưu ý là luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không trà sát, cào, gãi lên vùng mụn đang mọc vì có thể khiến cho tổn thương thêm trầm trọng hơn. Việc tuân thủ chặt chẽ những điều này có thể giúp giảm đáng kể tình trạng mụn trứng cá. Để có thể sớm chấm dứt tình trạng khó chịu này, em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên về Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Mụn mọc ở bẹn, có mủ, ngứa, có phải dấu hiệu của bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà?
Câu hỏi bởi: Lê Tân
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, giới tính nam. Khoảng mấy ngày gần đây ở 2 bên bẹn của em tự nhiên xuất hiện những mụn nhỏ, đầu tiên là một vài mụn có mủ bên trái, rồi chuyển sang bên phải. Những mụn mủ nhỏ màu đỏ, ngứa, có mủ bên trong rồi dần bị bong lớp da bên ngoài ra (có lẽ do quần jeans cọ sát). Em đang lo lắng không biết có phải là dấu hiệu của bệnh giang mai hoặc bệnh sùi mào gà hay không? Sức khỏe của em bình thường và trước đây chưa từng có tình trạng tương tự. Mong nhận được giải đáp cửa bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Các biểu hiện bệnh mà em mô tả có thể là biểu hiện của bệnh viêm da. Qua mô tả của em tôi không cho rằng đó là biểu hiện của bệnh sùi mào gà hay giang mai. Do vậy khuyên em đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định lí do và chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe!
Ngứa và mọc mụn mủ ở vùng háng và chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi! Em bị ngứa vùng háng và chân lâu lắm rồi mà không khỏi. Mỗi lần ngứa là lại khoanh tròn lại và mọc mụn mủ xung quanh ngứa lắm. Em đã dùng nhiều thuốc bôi da rồi mà không đỡ, chỉ được một thời gian lại tát phát. Xin hỏi bác sĩ em nên dùng loại thuốc gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Qua thông tin trong thư, bạn có thể bị hắc lào. Hắc lào là từ dân gian được dùng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Ðây là một bệnh da phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hồi nhiều, bơi lội, vệ sinh kém. Tác nhân gây bệnh là các vi nấm Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Ðường lây truyền chính thường từ người này sang người khác.
Biểu hiện của bệnh ban đầu là nổi sẩn đỏ ngứa, sau lan ra xung quanh, vùng da lành ở giữa, bờ nổi cao, trên bờ có vảy da, có thể có mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết… màu hồng nâu xám. Tổn thương có hình tròn như đồng xu đường kính 1-2cm, dần dần nhiều mảng hợp lại thành mảng lớn có bờ hình nhiều cung. Vị trí tổn thương thường xuất hiện là các nếp kẽ lớn như nếp bẹn, kẽ mông, thắt lưng, nách, chân, tay, đôi khi xuất hiện ở cổ tay, mặt… Người bệnh bị ngứa, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, da tiết nhiều mồ hôi thì cảm giác ngứa càng tăng. Do ngứa nên người bệnh thường gãi, chà xát, gây ra nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây cho người khác do tiếp xúc trực tiếp hay qua quần áo dùng chung. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị thích hợp, kịp thời.
Không rõ bạn đã dùng các thuốc gì, theo chỉ định của bác sĩ hay tự mua thuốc về dùng. Nếu bạn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong quá trình chữa trị thấy không đỡ hoặc có thêm các dấu hiệu bất thường khác, cần đi khám lại để bác sĩ kiểm tra và có hướng chữa trị mới phù hợp, hiệu quả hơn.
Do tác nhân gây bệnh là vi nấm, rất dễ tái phát và kháng thuốc nên không nên tự chữa trị. Hắc lào thường hay tái phát do uống thuốc không đúng hay do không diệt nguồn lây. Ðể hạn chế tái phát, bên cạnh việc uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh thân thể hằng ngày, bạn cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, đặc biệt là quần lót, tất chân, bằng cách luộc nước sôi trong 15 phút, sau phơi nắng hoặc là kỹ.
Bạn cũng cần thay giặt thường xuyên chiếu, chăn, vải trải giường, phơi ngoài nắng để diệt mầm bệnh. Ngoài ra, để tránh lây nhiễm, bạn không nên mặc chung quần áo người khác. Nên mặc quần áo bằng chất liệu vải bông, thoáng mát, thấm mồ hôi. Tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều.
Chúc bạn mau khỏi!
Nguyên nhân mọc mụn mủ, ngứa lan trên da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 20 tuổi. Cách đây 1 tháng cháu bị 2 nốt ngứa bé và cháu có bóp nặn nó đi, sau 1 thời gian nó bị lây sang các vùng xung quanh và xuất hiện các nốt mủ li ti rất ngứa, cháu để ý là càng nặn nó đi thì càng lây lan ra xung quanh. Cháu là người khá sạch sẽ, tắm giặt thường xuyên, không biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Cháu nên cung cấp thông tin lại cho bác sĩ mới giải đáp được. Cháu chú ý nốt ngứa ở vị trí nào, thời gian sau bóp nặn bao lâu mới lây chỗ khác và nên gửi kèm hình ảnh để bác sĩ xem xét.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Mọc mụn mủ, ngứa ở lưng và ngực là bệnh gì và uống thuốc gì để chữa dứt điểm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tên Thảo 21 tuổi ở Lâm Đồng. Khoảng 4 năm gần đây lưng con mọc rất nhiều mụn. Rất ngứa và thường ngứa nhiều hơn về đêm, có những đêm con ngứa không ngủ được nhưng con gãi thì lại đau. Thỉnh thoảng con gãi ra hột mụn màu trắng nhỏ xíu. Nhưng gần đây con lại xuất hiện mụn ở ngực. Có những cái to còn chứa mủ và ngứa. Có lúc ngứa quá con chịu không nổi thì nặn ra mủ và máu. Bác sĩ cho con hỏi con bị bệnh gì và uống thuốc gì để chữa trị dứt điểm ạ?
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn là bị mọc mụn trứng cá ở lưng và ngực. Mọc mụn ở những vùng này khó chữa trị hơn vùng mặt.
Nguyên nhân có thể do:
Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng.
Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng, ngực.
Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.
Để khắc phục những loại mụn này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Luôn giữ cho làn da được sạch sẽ thông thoáng, thường xuyên thay bao gối và ga trải giường vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Loại bỏ da chết và chất cặn bã tồn đọng trong nang lông bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy da chết phù hợp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Không được dùng tay nặn mụn hay mân mê vì nó sẽ khiến mụn lây lan sang vùng da khác, mặc khác khi bấm nặn mạnh sẽ khiến liên kết da bị phá vỡ từ đó sẽ hình thành vết thâm và sẹo.
Cần thường xuyên tắm rửa hàng ngày và lau thật khô sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh.
Uống nhiều nước lọc, hạn chế đường và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh.
Không thức khuya, luôn giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ăn bò, gà, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là bạn nên khám và chữa trị tại chuyên khoa Da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt chữa trị.
Chúc bạn chóng bình phục!
Mọc mụn mủ to, ngứa ở lưng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 25 tuổi, là nam giới. Ở lưng cháu có rất nhiều mụn mủ to, thỉnh thoảng có mụn đầu đen. Mụn mủ mọc nhiều và gây ngứa, chảy máu. Cháu bị được 5 năm rồi nhưng chưa đi khám. Cháu nghĩ là bị nóng gan nên dùng thuốc bổ gan nhưng không khỏi. Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp. Mụn nhiều làm cháu rất ngại đi chơi và luôn lo lắng.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Mặc dù lí do gây mụn trên da là rất đa dạng, và mỗi dạng tổn thương có những đặc điểm khác nhau nhưng qua các thông tin mà em mô tả thì có thể nghĩ nhiều tới em bị mụn trứng cá.
Thông thường mụn trứng cá thường hay xuất hiện ở vùng mặt, vùng lưng trên, ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác của cơ thể. Sự hình thành mụn trứng cá được hiểu khái quá là do tắc các tuyến tiết mồ hôi và chất bã ở trên da, khiến cho các sản phẩm bài tiết bị tích tụ lại gây ra mụn trứng cá và khi có sự xâm nhập của vi khuẩn thì gây ra các viêm nhiễm, sưng tấy và đau. Các dạng mụn liên quan tới trứng cá triệu chứng trên da khá đa dạng: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, nốt sần, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.
Do đó, các suy nghĩ như của em về lý do nóng gan gây ra mụn là chưa đúng. Điều quan trọng trước hết của em bây giờ là không nên lo lắng quá mức, nên sắp xếp để có một lối sống khoa học, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, bổ sung các loại vitamin C, E,.. kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn và nghỉ ngơi hợp lý.
Một điều cần lưu ý là luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không trà sát, cào, gãi lên vùng mụn đang mọc vì có thể khiến cho tổn thương thêm trầm trọng hơn. Việc tuân thủ chặt chẽ những điều này có thể giúp giảm đáng kể tình trạng mụn trứng cá. Để có thể sớm chấm dứt tình trạng khó chịu này, em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên về Da liễu để được khám và chữa trị kịp thời.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Mụn mọc ở bẹn, có mủ, ngứa, có phải dấu hiệu của bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà?
Câu hỏi bởi: Lê Tân
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, giới tính nam. Khoảng mấy ngày gần đây ở 2 bên bẹn của em tự nhiên xuất hiện những mụn nhỏ, đầu tiên là một vài mụn có mủ bên trái, rồi chuyển sang bên phải. Những mụn mủ nhỏ màu đỏ, ngứa, có mủ bên trong rồi dần bị bong lớp da bên ngoài ra (có lẽ do quần jeans cọ sát). Em đang lo lắng không biết có phải là dấu hiệu của bệnh giang mai hoặc bệnh sùi mào gà hay không? Sức khỏe của em bình thường và trước đây chưa từng có tình trạng tương tự. Mong nhận được giải đáp cửa bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Các biểu hiện bệnh mà em mô tả có thể là biểu hiện của bệnh viêm da. Qua mô tả của em tôi không cho rằng đó là biểu hiện của bệnh sùi mào gà hay giang mai. Do vậy khuyên em đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định lí do và chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe!
Ngứa và mọc mụn mủ ở vùng háng và chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi! Em bị ngứa vùng háng và chân lâu lắm rồi mà không khỏi. Mỗi lần ngứa là lại khoanh tròn lại và mọc mụn mủ xung quanh ngứa lắm. Em đã dùng nhiều thuốc bôi da rồi mà không đỡ, chỉ được một thời gian lại tát phát. Xin hỏi bác sĩ em nên dùng loại thuốc gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Qua thông tin trong thư, bạn có thể bị hắc lào. Hắc lào là từ dân gian được dùng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Ðây là một bệnh da phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hồi nhiều, bơi lội, vệ sinh kém. Tác nhân gây bệnh là các vi nấm Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Ðường lây truyền chính thường từ người này sang người khác.
Biểu hiện của bệnh ban đầu là nổi sẩn đỏ ngứa, sau lan ra xung quanh, vùng da lành ở giữa, bờ nổi cao, trên bờ có vảy da, có thể có mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết… màu hồng nâu xám. Tổn thương có hình tròn như đồng xu đường kính 1-2cm, dần dần nhiều mảng hợp lại thành mảng lớn có bờ hình nhiều cung. Vị trí tổn thương thường xuất hiện là các nếp kẽ lớn như nếp bẹn, kẽ mông, thắt lưng, nách, chân, tay, đôi khi xuất hiện ở cổ tay, mặt… Người bệnh bị ngứa, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, da tiết nhiều mồ hôi thì cảm giác ngứa càng tăng. Do ngứa nên người bệnh thường gãi, chà xát, gây ra nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây cho người khác do tiếp xúc trực tiếp hay qua quần áo dùng chung. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị thích hợp, kịp thời.
Không rõ bạn đã dùng các thuốc gì, theo chỉ định của bác sĩ hay tự mua thuốc về dùng. Nếu bạn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong quá trình chữa trị thấy không đỡ hoặc có thêm các dấu hiệu bất thường khác, cần đi khám lại để bác sĩ kiểm tra và có hướng chữa trị mới phù hợp, hiệu quả hơn.
Do tác nhân gây bệnh là vi nấm, rất dễ tái phát và kháng thuốc nên không nên tự chữa trị. Hắc lào thường hay tái phát do uống thuốc không đúng hay do không diệt nguồn lây. Ðể hạn chế tái phát, bên cạnh việc uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh thân thể hằng ngày, bạn cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, đặc biệt là quần lót, tất chân, bằng cách luộc nước sôi trong 15 phút, sau phơi nắng hoặc là kỹ.
Bạn cũng cần thay giặt thường xuyên chiếu, chăn, vải trải giường, phơi ngoài nắng để diệt mầm bệnh. Ngoài ra, để tránh lây nhiễm, bạn không nên mặc chung quần áo người khác. Nên mặc quần áo bằng chất liệu vải bông, thoáng mát, thấm mồ hôi. Tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều.
Chúc bạn mau khỏi!
Theo ViCare