Đau, sưng, nóng đỏ khớp,… là một vài triệu chứng của gút. Những thông tin sau sẽ cho bạn biết thêm về những biểu hiện bệnh.
Viêm khớp dạng thấp hay bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cảm ơn bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi, nam giới. Cách đây 3 năm bị đau cổ chân trái và đi khám, thử máu thì nồng độ axit uric cao. Bác sĩ chuẩn đoán là gout nhưng năm nay không chỉ đau mình cổ chân mà còn xuất hiện đau thêm ở khuỷu tay phải. Đi khám thì bác sĩ lại bảo em bị đau viêm khớp dạng thấp. Vậy em hỏi bác sĩ em bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Khi xét nghiệm máu có nồng độ axit uric máu > 70mg/l, kết hợp với sưng đau các khớp riêng lẻ là chẩn đoán bệnh Gút. Bệnh này chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trên 40. Khớp hay bị nhất là khớp ngón chân cái, ngoài ra có thể bị ở khớp cổ chân, gối, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay; ít gặp ở các khớp lớn như khớp vai, háng, cột sống. Điều trị trong đợt cấp uống thuốc giảm đau Nsaid, Colchicine; các thuốc tăng đào thải và giảm tổng hợp axit uric.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thì lại chủ yếu ở phụ nữ tuổi trung niên, triệu chứng bằng đau các khớp đối xứng và cứng khớp vào buổi sáng, đau chủ yếu là các khớp ngoại vi. Vì vậy bệnh của em nghĩ nhiều hơn tới Gút mặc dù tuổi em còn trẻ. Em nên đi xét nghiệm máu để biết chính xác hơn và chữa trị đúng.
Chúc em mạnh khỏe.
Chỉ số axit uric bao nhiêu thì bị bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho tôi hỏi, chỉ số axit uric khi đi xét nghiệm máu bao nhiêu thì được chẩn đoán là bệnh gút?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh gút (hay còn gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng axit uric trong máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể urate trong dịch khớp và các mô khi nồng độ axit uric trong máu bị bão hoà. Chỉ số khi xét nghiệm axit uric máu tăng khi: nam giới trên 70 mg/l (420µmol/l), nữ giới trên 60 mg/l (360µmol/l).
Tất cả người bệnh gút đều có tăng axit uric máu vào một vài thời điểm nào đó trong quá trình bệnh, hoặc tăng liên tục. Tuy nhiên, rất nhiều người có tăng axit uric mà không thấy triệu chứng gút (được gọi là tăng axit uric không biểu hiện chứ chưa phải là bệnh gút). Trong cơn gút cấp có đến 12-43% người bệnh có xét nghiệm axit uric máu bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường, khi đó cần làm thêm xét nghiệm ở vài thời điểm khác nhau để chẩn đoán, chữa trị.
Tóm lại, việc trang bị các kiến thức về sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm theo giải đáp của bác sĩ là rất cần thiết để kịp thời có phương pháp chăm sóc sức khỏe, vốn quý của mọi người.
Chúc bạn vui, khỏe.
Bị đau mắt cá chân, cơ chân nhão ra có phải bị gút không?
Câu hỏi bởi: cmd.hades123
Xin chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, khoảng thời gian gần đây cháu giảm cân và tập thể dục giảm ăn cơm, thay vào đó là thịt và rau, nhưng không biết làm sao cháu lại bị đau mắt cá chân rất nhức, cơ chân thì bị nhão ra. Bác cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì ạ? Theo cháu biết người ta bảo cháu bị gút, nhưng cháu ăn rất nhiều rau và uống rất nhiều nước sao vẫn bị ạ? Có phải cháu bị gút không ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh gút chủ yếu triệu chứng bằng đau ngón chân cái, các khớp khác ít bị. Cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột thường vào ban đêm kéo dài từ 12 đến 24 tiếng. Điều trị dùng các thuốc giảm đau nhóm Nsaid, Colchicine và thuốc hạ axit uric máu thì hiệu quả rất tốt. Bệnh gút chủ yếu gặp ở những người ăn nhiều chất đạm, rượu bia và tầm trung tuổi. Như vậy tình huống của em ít khả năng bị gút. Em cần theo dõi khả năng bị viêm khớp vùng cổ chân, em cần đến bệnh viện khám sớm để chữa trị. Việc cơ chân bị nhão có thể là do em tập thể dục với cường độ mạnh mà chưa quen. Em cần tập thể dục nhẹ nhàng với cường độ tăng dần.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau ở ngón chân cái có phải dấu hiệu của bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Lê Dương Hậu
Chào bác sĩ.
Em tên là Hậu, năm nay 24 tuổi. Khi em đang ngồi làm bỗng thấy hơi nhức ở ngón chân cái, vẫn đi lại bình thường nhưng đến sáng hôm sau ngủ dậy thì rất đau và không đi lại được. Em ra quầy thuốc mua về uống 1 liều thì giảm đau và đi lại bình thường nhưng vẫn nhức ở khớp ngón chân cái phải đi cà nhắc. Đến hôm qua là đã được 5 hôm rồi. Đau như vậy nhưng không bị sưng và đỏ tấy. Vì em lên mạng thì nói là dấu hiệu của bệnh gút mà đọc các biểu hiện thì em không có. Em chỉ bị đau nhức thôi chứ không bị gì nữa hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó là bệnh gì? Và cách điều trị như thế nào? Nghe chú bán thuốc bảo là em bị khớp. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Theo mô tả thì có thể bạn bị viêm khớp. Viêm khớp là bệnh ở khớp xương khá phổ biến và xuất hiện dưới nhiều dạng: Viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng và lao khớp… Ở mỗi dạng viêm khớp lại có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các dạng viêm khớp này là rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu rồi khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.
Nếu có các dấu hiệu, biểu hiện như dưới đây bạn chớ vội bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh viêm khớp:
Cứng khớp buổi sáng
Đau khi leo cầu thang
Đột nhiên đau dữ dội ở khớp ngón chân cái
Đau nhức, khó cử động
Có vết sưng lạ ở khớp
Mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ…
Vì vậy bạn nên đến bệnh viện khám, chụp X-quang và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Nhức tay chân sau khi đi nhậu về là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 23 tuổi. Mỗi lần đi nhậu về, em thường hay bị tê nhức chân tay, nhức bắp chân là chủ yếu. Chỉ khi đi nhậu về em mới bị thế. Vậy em bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Trước hết bạn cần biết gút là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân Purin, có đặc điểm chính là tăng Acid Uric (AU) máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể Natri Urat (Monosodium Urat – MSU) trong dịch khớp hoặc ở các mô.
Gút được chia làm hai loại là gút nguyên phát và gút thứ phát:
Gút nguyên phát do rối loạn chuyển hoá bẩm sinh hoặc giảm khả năng đào thải Acid Uric của thận mà không thấy tổn thương thực thể tại thận.
Gút thứ phát có liên quan đến các bệnh lý khác hoặc do thuốc.
Trong cả hai loại, tình trạng tăng Acid Uric máu mạn tính có thể là hậu quả của tăng sản xuất Acid Uric hoặc giảm đào thải Urat qua thận hoặc phối hợp cả hai cơ chế.
Nguyên nhân tăng Aicd Uric máu:
1. Do sản sinh Acid Uric quá nhiều
Tăng Acid Uric máu nguyên phát: tự phát, thiếu một phần hoặc hoàn toàn men HGPRT; men PRPP Synthetase tăng hoạt động
Tăng Acid Uric máu thứ phát: chế độ ăn nhiều Purin, bệnh lý tuỷ tăng sinh, tan máu, bệnh vẩy nến, bệnh lý dự trữ Glycogen týp 1, 3, 5,7
2. Giảm đào thải Acid Uric:
Tăng Acid Uric máu nguyên phát: tự phát
Tăng Acid Uric máu thứ phát: suy thận, toan chuyển hoá, mất nước, thuốc (lợi tiểu, Cyclosporin, Pyrazinamid, Ethambutol, Salicylat liều thấp), tăng huyết áp, bệnh thận nhiễm độc chì
3. Tăng sinh và giảm đào thải Acid: Nghiện rượu, thiếu men Glucose- 6- Phosphatase, thiếu men Fructose- 1- Phosphat- Aldolase Uric
Giai đoạn bệnh: Tiến triển lâm sàng gút kinh điển diễn biến tự nhiên qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: tăng Acid Uric máu không biểu hiện (Asymtomatic Hyperuricemia)
Giai đoạn II: cơn gút cấp (Acute Gouty Arthritis) và giữa các đợt cấp (Intercritical Gout)
Giai đoạn III: gút mạn tính tái diễn và hạt Tophi (Chronic Recurrent and Tophaceuos Gout)
4. Tăng Acid Uric máu không biểu hiện được định nghĩa là tình trạng tăng Acid máu trên 7 mg/dl (416 mmol/l) mà không thấy biểu hiện lâm sàng của cơn gút cấp.
5. Cơn gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều Purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật), nhiễm khuẩn… cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện. Sau khi cơn gút cấp khởi phát và kết thúc, đợt cấp thứ hai có thể xuất hiện sau vài tháng đến vài năm, giữa các đợt cấp hoàn toàn không thấy biểu hiện lâm sàng. Lúc đầu, khoảng thời gian giữa các đợt cấp dài, nhưng sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơn, thời gian viêm kéo dài hơn và tổn thương nhiều khớp hơn. Rất hiếm bệnh nhân không xuất hiện cơn gút thứ hai.
Ở giai đoạn giữa các đợt cấp các khớp đã bị tổn thương hầu như không có biểu hiện lâm sàng nhưng các vi tinh thể Urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể Urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp X-quang.
Cuối cùng, sau khoảng 5 đến 10 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này các triệu chứng lâm sàng, sinh hoá, X- quang là triệu chứng của sự tích luỹ Urat ở các mô như: sụn khớp, bao khớp, dây chằng, phần mềm, thận, tim…, tạo nên những bệnh cảnh viêm nhiều khớp, phá hủy và biến dạng khớp, tổn thượng thận (sỏi thận, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, suy thận)…
Bạn năm nay 23 tuổi. Mỗi lần đi nhậu về thì bạn thường hay bị tê nhức chân tay, nhức bắp chân là chủ yếu. Hiện tượng này của bạn chỉ xuất hiện khi đi nhậu về, vậy có thể là một trong số biểu hiện xảy ra trước khi có cơn gút cấp như: đau đầu, đau thượng vị, tiểu nhiều, tê bì ngón chân. Khi bạn uống rượu thường kèm theo ăn nhiếu đồ ăn có nhiều thịt. Đó là lí do để bùng phát cơn gút cấp. Để chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời không cho cơn gút cấp khởi phát, bạn nên đi xét nghiệm Acid Uric máu xem có cao không, xét nghiệm đường máu, chức năng gan, chức năng thận, Lipid máu. Gút là một rối loạn chuyển hóa, do đó bệnh nhân mắc bệnh gút thường kèm theo các rối loạn chuyển hóa khác như: đái tháo đường, rối loạn Lipid máu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Viêm khớp dạng thấp hay bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cảm ơn bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi, nam giới. Cách đây 3 năm bị đau cổ chân trái và đi khám, thử máu thì nồng độ axit uric cao. Bác sĩ chuẩn đoán là gout nhưng năm nay không chỉ đau mình cổ chân mà còn xuất hiện đau thêm ở khuỷu tay phải. Đi khám thì bác sĩ lại bảo em bị đau viêm khớp dạng thấp. Vậy em hỏi bác sĩ em bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Khi xét nghiệm máu có nồng độ axit uric máu > 70mg/l, kết hợp với sưng đau các khớp riêng lẻ là chẩn đoán bệnh Gút. Bệnh này chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trên 40. Khớp hay bị nhất là khớp ngón chân cái, ngoài ra có thể bị ở khớp cổ chân, gối, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay; ít gặp ở các khớp lớn như khớp vai, háng, cột sống. Điều trị trong đợt cấp uống thuốc giảm đau Nsaid, Colchicine; các thuốc tăng đào thải và giảm tổng hợp axit uric.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thì lại chủ yếu ở phụ nữ tuổi trung niên, triệu chứng bằng đau các khớp đối xứng và cứng khớp vào buổi sáng, đau chủ yếu là các khớp ngoại vi. Vì vậy bệnh của em nghĩ nhiều hơn tới Gút mặc dù tuổi em còn trẻ. Em nên đi xét nghiệm máu để biết chính xác hơn và chữa trị đúng.
Chúc em mạnh khỏe.
Chỉ số axit uric bao nhiêu thì bị bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho tôi hỏi, chỉ số axit uric khi đi xét nghiệm máu bao nhiêu thì được chẩn đoán là bệnh gút?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh gút (hay còn gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng axit uric trong máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể urate trong dịch khớp và các mô khi nồng độ axit uric trong máu bị bão hoà. Chỉ số khi xét nghiệm axit uric máu tăng khi: nam giới trên 70 mg/l (420µmol/l), nữ giới trên 60 mg/l (360µmol/l).
Tất cả người bệnh gút đều có tăng axit uric máu vào một vài thời điểm nào đó trong quá trình bệnh, hoặc tăng liên tục. Tuy nhiên, rất nhiều người có tăng axit uric mà không thấy triệu chứng gút (được gọi là tăng axit uric không biểu hiện chứ chưa phải là bệnh gút). Trong cơn gút cấp có đến 12-43% người bệnh có xét nghiệm axit uric máu bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường, khi đó cần làm thêm xét nghiệm ở vài thời điểm khác nhau để chẩn đoán, chữa trị.
Tóm lại, việc trang bị các kiến thức về sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm theo giải đáp của bác sĩ là rất cần thiết để kịp thời có phương pháp chăm sóc sức khỏe, vốn quý của mọi người.
Chúc bạn vui, khỏe.
Bị đau mắt cá chân, cơ chân nhão ra có phải bị gút không?
Câu hỏi bởi: cmd.hades123
Xin chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, khoảng thời gian gần đây cháu giảm cân và tập thể dục giảm ăn cơm, thay vào đó là thịt và rau, nhưng không biết làm sao cháu lại bị đau mắt cá chân rất nhức, cơ chân thì bị nhão ra. Bác cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì ạ? Theo cháu biết người ta bảo cháu bị gút, nhưng cháu ăn rất nhiều rau và uống rất nhiều nước sao vẫn bị ạ? Có phải cháu bị gút không ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh gút chủ yếu triệu chứng bằng đau ngón chân cái, các khớp khác ít bị. Cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột thường vào ban đêm kéo dài từ 12 đến 24 tiếng. Điều trị dùng các thuốc giảm đau nhóm Nsaid, Colchicine và thuốc hạ axit uric máu thì hiệu quả rất tốt. Bệnh gút chủ yếu gặp ở những người ăn nhiều chất đạm, rượu bia và tầm trung tuổi. Như vậy tình huống của em ít khả năng bị gút. Em cần theo dõi khả năng bị viêm khớp vùng cổ chân, em cần đến bệnh viện khám sớm để chữa trị. Việc cơ chân bị nhão có thể là do em tập thể dục với cường độ mạnh mà chưa quen. Em cần tập thể dục nhẹ nhàng với cường độ tăng dần.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau ở ngón chân cái có phải dấu hiệu của bệnh gút?
Câu hỏi bởi: Lê Dương Hậu
Chào bác sĩ.
Em tên là Hậu, năm nay 24 tuổi. Khi em đang ngồi làm bỗng thấy hơi nhức ở ngón chân cái, vẫn đi lại bình thường nhưng đến sáng hôm sau ngủ dậy thì rất đau và không đi lại được. Em ra quầy thuốc mua về uống 1 liều thì giảm đau và đi lại bình thường nhưng vẫn nhức ở khớp ngón chân cái phải đi cà nhắc. Đến hôm qua là đã được 5 hôm rồi. Đau như vậy nhưng không bị sưng và đỏ tấy. Vì em lên mạng thì nói là dấu hiệu của bệnh gút mà đọc các biểu hiện thì em không có. Em chỉ bị đau nhức thôi chứ không bị gì nữa hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó là bệnh gì? Và cách điều trị như thế nào? Nghe chú bán thuốc bảo là em bị khớp. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Theo mô tả thì có thể bạn bị viêm khớp. Viêm khớp là bệnh ở khớp xương khá phổ biến và xuất hiện dưới nhiều dạng: Viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng và lao khớp… Ở mỗi dạng viêm khớp lại có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các dạng viêm khớp này là rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu rồi khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.
Nếu có các dấu hiệu, biểu hiện như dưới đây bạn chớ vội bỏ qua vì đó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh viêm khớp:
Cứng khớp buổi sáng
Đau khi leo cầu thang
Đột nhiên đau dữ dội ở khớp ngón chân cái
Đau nhức, khó cử động
Có vết sưng lạ ở khớp
Mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ…
Vì vậy bạn nên đến bệnh viện khám, chụp X-quang và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Nhức tay chân sau khi đi nhậu về là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 23 tuổi. Mỗi lần đi nhậu về, em thường hay bị tê nhức chân tay, nhức bắp chân là chủ yếu. Chỉ khi đi nhậu về em mới bị thế. Vậy em bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Trước hết bạn cần biết gút là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân Purin, có đặc điểm chính là tăng Acid Uric (AU) máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể Natri Urat (Monosodium Urat – MSU) trong dịch khớp hoặc ở các mô.
Gút được chia làm hai loại là gút nguyên phát và gút thứ phát:
Gút nguyên phát do rối loạn chuyển hoá bẩm sinh hoặc giảm khả năng đào thải Acid Uric của thận mà không thấy tổn thương thực thể tại thận.
Gút thứ phát có liên quan đến các bệnh lý khác hoặc do thuốc.
Trong cả hai loại, tình trạng tăng Acid Uric máu mạn tính có thể là hậu quả của tăng sản xuất Acid Uric hoặc giảm đào thải Urat qua thận hoặc phối hợp cả hai cơ chế.
Nguyên nhân tăng Aicd Uric máu:
1. Do sản sinh Acid Uric quá nhiều
Tăng Acid Uric máu nguyên phát: tự phát, thiếu một phần hoặc hoàn toàn men HGPRT; men PRPP Synthetase tăng hoạt động
Tăng Acid Uric máu thứ phát: chế độ ăn nhiều Purin, bệnh lý tuỷ tăng sinh, tan máu, bệnh vẩy nến, bệnh lý dự trữ Glycogen týp 1, 3, 5,7
2. Giảm đào thải Acid Uric:
Tăng Acid Uric máu nguyên phát: tự phát
Tăng Acid Uric máu thứ phát: suy thận, toan chuyển hoá, mất nước, thuốc (lợi tiểu, Cyclosporin, Pyrazinamid, Ethambutol, Salicylat liều thấp), tăng huyết áp, bệnh thận nhiễm độc chì
3. Tăng sinh và giảm đào thải Acid: Nghiện rượu, thiếu men Glucose- 6- Phosphatase, thiếu men Fructose- 1- Phosphat- Aldolase Uric
Giai đoạn bệnh: Tiến triển lâm sàng gút kinh điển diễn biến tự nhiên qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: tăng Acid Uric máu không biểu hiện (Asymtomatic Hyperuricemia)
Giai đoạn II: cơn gút cấp (Acute Gouty Arthritis) và giữa các đợt cấp (Intercritical Gout)
Giai đoạn III: gút mạn tính tái diễn và hạt Tophi (Chronic Recurrent and Tophaceuos Gout)
4. Tăng Acid Uric máu không biểu hiện được định nghĩa là tình trạng tăng Acid máu trên 7 mg/dl (416 mmol/l) mà không thấy biểu hiện lâm sàng của cơn gút cấp.
5. Cơn gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều Purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu. Cảm xúc mạnh, lao động nặng, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ như đi giày chật), nhiễm khuẩn… cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện. Sau khi cơn gút cấp khởi phát và kết thúc, đợt cấp thứ hai có thể xuất hiện sau vài tháng đến vài năm, giữa các đợt cấp hoàn toàn không thấy biểu hiện lâm sàng. Lúc đầu, khoảng thời gian giữa các đợt cấp dài, nhưng sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơn, thời gian viêm kéo dài hơn và tổn thương nhiều khớp hơn. Rất hiếm bệnh nhân không xuất hiện cơn gút thứ hai.
Ở giai đoạn giữa các đợt cấp các khớp đã bị tổn thương hầu như không có biểu hiện lâm sàng nhưng các vi tinh thể Urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể Urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp X-quang.
Cuối cùng, sau khoảng 5 đến 10 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này các triệu chứng lâm sàng, sinh hoá, X- quang là triệu chứng của sự tích luỹ Urat ở các mô như: sụn khớp, bao khớp, dây chằng, phần mềm, thận, tim…, tạo nên những bệnh cảnh viêm nhiều khớp, phá hủy và biến dạng khớp, tổn thượng thận (sỏi thận, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, suy thận)…
Bạn năm nay 23 tuổi. Mỗi lần đi nhậu về thì bạn thường hay bị tê nhức chân tay, nhức bắp chân là chủ yếu. Hiện tượng này của bạn chỉ xuất hiện khi đi nhậu về, vậy có thể là một trong số biểu hiện xảy ra trước khi có cơn gút cấp như: đau đầu, đau thượng vị, tiểu nhiều, tê bì ngón chân. Khi bạn uống rượu thường kèm theo ăn nhiếu đồ ăn có nhiều thịt. Đó là lí do để bùng phát cơn gút cấp. Để chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời không cho cơn gút cấp khởi phát, bạn nên đi xét nghiệm Acid Uric máu xem có cao không, xét nghiệm đường máu, chức năng gan, chức năng thận, Lipid máu. Gút là một rối loạn chuyển hóa, do đó bệnh nhân mắc bệnh gút thường kèm theo các rối loạn chuyển hóa khác như: đái tháo đường, rối loạn Lipid máu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare