Thuốc chống bệnh trầm cảm được nhiều bệnh nhân lo lắng là có thể ảnh hưởng xấu trong quá trình thai kỳ. Sau đây là những lý giải.
Thuốc chống trầm cảm có tác động tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Chồng cháu bị trầm cảm được 3 năm rồi, mà giờ vợ chồng lại mới có em bé. Trong thời gian thụ tinh thì chồng cháu có uống thuốc trầm cảm. Cháu xin hỏi thuốc trầm cảm chồng cháu sử dụng có tác động tới thai nhi sau này không ạ? Cháu rất lo lắng, sợ con không được hoàn hảo. Thuốc chồng cháu dùng là: Zosert 50, Haloperidol 1,5mg, Zapnex 10.
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chồng bạn bị trầm cảm 3 năm nay, 2 bạn mới có em bé và trong thời gian thụ tinh chồng bạn có uống thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới chất lượng của tinh trùng, tuy nhiên nếu hai bạn có thai tự nhiên thì hoàn toàn không tác động đến thai nhi, bạn không cần lo lắng quá.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E ở Huế. Thời gian gần đây do công việc ko như ý nên dẫn đến u sầu, lo nghĩ. 2 tháng gần đây có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Hồi cấp 3 e đã từng bị 1 đợt trầm cảm phải nghỉ học giữa chừng. Sau đó tâm lý e di cải thiện nhuwng vẫn rụt rè, ngại giao tiếp… Nay bệnh trở nặng, e có đi khám ở bệnh viện tâm thần thừa thiên Huế, nhưng chỉ dc khám khoảng 1 phút. E muốn hỏi ở Huế hoặc đà Nẵng có cơ sở công hoặc tư nhân nào chuyên sâu về bệnh trầm cảm ko ạ??
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào em!
Nói em đừng buồn thêm, không chỉ Huế và Đà nẵng mà cả nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần, người ta phải khám và điều trị nhiều mặt bệnh, nhiều rối loạn khác nhau. Câu hỏi của em có thể là một gợi ý chăng?! Việt Nam cũng như trên thế giới tỷ lệ người bị trầm cảm cao lắm, tuy nhiên số người được thăm khám và điều trị đầy đủ chưa nhiều nên có thể sắp tới ngành Y tế cũng như ngành Tâm thần sẽ có tổ chức khám và điều trị chuyên về trầm cảm.
Chữa bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Nguyên thu Hương
Thưa bác sỹ tôi có con trai năm nay 17 tuổi có dâu hiệu của bệnh trầm cảm xin bác sỹ tư vấn để chữa bệnh.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn.
Trầm cảm là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp với những biểu hiện rất khác nhau. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết liệu con mình có đang mắc chứng bệnh trầm cảm hay không?.
1, Thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã, lo âu, mệt mỏi: Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến người bệnh trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
2, Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức: Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
3, Cảm giác bị bỏ rơi: luôn coi mình bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân. Vì vậy, họ càng không dám “làm phiền” những người xung quanh. cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh.
4, Rối loạn ăn uống: Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại “ăn như chưa bao giờ được ăn”. Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn – chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.
5, Gắt gỏng, cáu gắt : là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần. Biểu hiện của trầm cảm đi liền với các cơn hoảng loạn, suy nghĩ lung tung, bị ám ảnh xã hội. Đầu óc của những người mắc chứng trầm cảm thường “trống rỗng”, khó tập trung, do dự, không muốn quyết định bất cứ điều gì.
5, Luôn gặp khó khăn: Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân Với những người này, đôi khi họ cảm thấy mình thật ích kỷ, vô ơn, luôn gặp thất bại và chỉ gây phiền nhiễu với người xung quanh mà thôi.
6, Rối loạn giấc ngủ: Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
7, Giảm hứng thú: Những người mắc chứng trầm cảm không cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Dù cho đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn… với họ, tất cả chỉ “nhạt như nước ốc”.
8, Cảm giác tội lỗi, ý nghĩ tiêu cực: Chính bởi cảm giác tội lỗi này mà họ luôn tìm đến với suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi vấn đề một cách bi quan, không đúng sự thật. Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này
Nếu bạn cảm thấy con mình có thể bị trầm cảm thì nên thực hiện việc sau:
Cố gắng đừng để con mình ở trạng thái rảnh rỗi Nên để và khuyến khích con tham gia các hoạt động cộng đồng, để bệnh nhân cảm thấy có ích với xã hội Tham gia lao động chân tay để chiếm thời gian rảnh rỗi, tham gia hoạt động thể thao Khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý , uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng tư vấn trên có thể giúp ích cho bạn
Điều trị bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Huong Ngo Thi
Thưa bs.thuốc chữa bệnh trầm cảm có những tác dung phụ gì a.bao lâu sau khi điều trị có thể mang thai được a.em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn,
Bạn cần nêu rõ tên thuốc là gì để biết chính xác tác dụng phụ của nó.
Bạn ngừng dùng thuốc khoảng 1 tháng cho cơ thể đào thải hết là có thể mang thai được.
Chúc bạn sức khỏe!
Thuốc chống trầm cảm có tác động tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Chồng cháu bị trầm cảm được 3 năm rồi, mà giờ vợ chồng lại mới có em bé. Trong thời gian thụ tinh thì chồng cháu có uống thuốc trầm cảm. Cháu xin hỏi thuốc trầm cảm chồng cháu sử dụng có tác động tới thai nhi sau này không ạ? Cháu rất lo lắng, sợ con không được hoàn hảo. Thuốc chồng cháu dùng là: Zosert 50, Haloperidol 1,5mg, Zapnex 10.
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chồng bạn bị trầm cảm 3 năm nay, 2 bạn mới có em bé và trong thời gian thụ tinh chồng bạn có uống thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới chất lượng của tinh trùng, tuy nhiên nếu hai bạn có thai tự nhiên thì hoàn toàn không tác động đến thai nhi, bạn không cần lo lắng quá.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
E ở Huế. Thời gian gần đây do công việc ko như ý nên dẫn đến u sầu, lo nghĩ. 2 tháng gần đây có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Hồi cấp 3 e đã từng bị 1 đợt trầm cảm phải nghỉ học giữa chừng. Sau đó tâm lý e di cải thiện nhuwng vẫn rụt rè, ngại giao tiếp… Nay bệnh trở nặng, e có đi khám ở bệnh viện tâm thần thừa thiên Huế, nhưng chỉ dc khám khoảng 1 phút. E muốn hỏi ở Huế hoặc đà Nẵng có cơ sở công hoặc tư nhân nào chuyên sâu về bệnh trầm cảm ko ạ??
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào em!
Nói em đừng buồn thêm, không chỉ Huế và Đà nẵng mà cả nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần, người ta phải khám và điều trị nhiều mặt bệnh, nhiều rối loạn khác nhau. Câu hỏi của em có thể là một gợi ý chăng?! Việt Nam cũng như trên thế giới tỷ lệ người bị trầm cảm cao lắm, tuy nhiên số người được thăm khám và điều trị đầy đủ chưa nhiều nên có thể sắp tới ngành Y tế cũng như ngành Tâm thần sẽ có tổ chức khám và điều trị chuyên về trầm cảm.
Chữa bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Nguyên thu Hương
Thưa bác sỹ tôi có con trai năm nay 17 tuổi có dâu hiệu của bệnh trầm cảm xin bác sỹ tư vấn để chữa bệnh.
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn.
Trầm cảm là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp với những biểu hiện rất khác nhau. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết liệu con mình có đang mắc chứng bệnh trầm cảm hay không?.
1, Thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã, lo âu, mệt mỏi: Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến người bệnh trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
2, Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức: Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
3, Cảm giác bị bỏ rơi: luôn coi mình bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân. Vì vậy, họ càng không dám “làm phiền” những người xung quanh. cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh.
4, Rối loạn ăn uống: Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại “ăn như chưa bao giờ được ăn”. Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn – chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.
5, Gắt gỏng, cáu gắt : là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần. Biểu hiện của trầm cảm đi liền với các cơn hoảng loạn, suy nghĩ lung tung, bị ám ảnh xã hội. Đầu óc của những người mắc chứng trầm cảm thường “trống rỗng”, khó tập trung, do dự, không muốn quyết định bất cứ điều gì.
5, Luôn gặp khó khăn: Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân Với những người này, đôi khi họ cảm thấy mình thật ích kỷ, vô ơn, luôn gặp thất bại và chỉ gây phiền nhiễu với người xung quanh mà thôi.
6, Rối loạn giấc ngủ: Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
7, Giảm hứng thú: Những người mắc chứng trầm cảm không cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Dù cho đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn… với họ, tất cả chỉ “nhạt như nước ốc”.
8, Cảm giác tội lỗi, ý nghĩ tiêu cực: Chính bởi cảm giác tội lỗi này mà họ luôn tìm đến với suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi vấn đề một cách bi quan, không đúng sự thật. Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này
Nếu bạn cảm thấy con mình có thể bị trầm cảm thì nên thực hiện việc sau:
Cố gắng đừng để con mình ở trạng thái rảnh rỗi Nên để và khuyến khích con tham gia các hoạt động cộng đồng, để bệnh nhân cảm thấy có ích với xã hội Tham gia lao động chân tay để chiếm thời gian rảnh rỗi, tham gia hoạt động thể thao Khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý , uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng tư vấn trên có thể giúp ích cho bạn
Điều trị bệnh trầm cảm
Câu hỏi bởi: Huong Ngo Thi
Thưa bs.thuốc chữa bệnh trầm cảm có những tác dung phụ gì a.bao lâu sau khi điều trị có thể mang thai được a.em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn,
Bạn cần nêu rõ tên thuốc là gì để biết chính xác tác dụng phụ của nó.
Bạn ngừng dùng thuốc khoảng 1 tháng cho cơ thể đào thải hết là có thể mang thai được.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare