Thuốc Tân Dược - Thuốc cầm máu là những chất có tác dụng ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy máu ra khỏi thành mạch khi thành mạch bị tổn thương. Dựa vào cơ chế tác dụng có thể chia thuốc cầm máu thành 3 loại:
Thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Thuốc nhóm này tham gia ức chế chuỗi phản ứng dây chuyền đông máu.
Thuốc tham gia gián tiếp quá trình đông máu: Thuốc nhóm này có tác dụng làm bền thành mạch. Gồm nhóm chống tiêu fibrin và nhóm Vitamin K.
Thuốc cầm máu tạm thời: Nhóm này cầm máu theo cơ chế co mạch. Gồm các nhóm co mạch, tại chỗ, toàn thân và nội tiết tố.
Các thuốc cầm máu thông dụng hiện nay
Đặc điểm:
Tinh thể không màu, không mùi, vị chát, hơi đắng, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, khi tan làm dung dịch mát lạnh, dễ tan trong cồn 950.
Tác dụng:
Calci cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, ổn định màng và là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu. Calci giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu dưới da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh các chứng giảm calci máu.
Chỉ định-Cách dùng:
Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani: tiêm tĩnh mạch chậm 0,5-1g
Dự phòng xuất huyết trong trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da: uống 2-4g/ngày, dùng cách quãng 3-4 ngày.
Quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+: tiêm tĩnh mạch chậm 1g
Ngoài ra thuốc còn được chỉ định cho các trường hợp sau:
Thuốc bán theo đơn, tránh nóng.
Công thức: C8H15NO2. Các biệt dược: Transamin, Hexamic …
Đặc điểm:
Bột kết tinh trắng, tan trong nước, acid acetic loãng, không tan trong aceton và ethanol. Thuốc cầm máu bằng cách ức chế sự phân huỷ fibrin.
Chỉ định:
Liều tiêm bắp: 250-500mg/ngày, liều uống: 750-1500mg/ngày.
Chống chỉ định:
Tác dụng phụ thường gặp: chóng mặt, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa Thuốc tránh ẩm, ánh sáng.
Các biệt dược: Adrenoxyl, Adona …
Các biệt dược: Dicynon …
Thuốc tham gia trực tiếp quá trình đông máu: Thuốc nhóm này tham gia ức chế chuỗi phản ứng dây chuyền đông máu.
Thuốc tham gia gián tiếp quá trình đông máu: Thuốc nhóm này có tác dụng làm bền thành mạch. Gồm nhóm chống tiêu fibrin và nhóm Vitamin K.
Thuốc cầm máu tạm thời: Nhóm này cầm máu theo cơ chế co mạch. Gồm các nhóm co mạch, tại chỗ, toàn thân và nội tiết tố.
Các thuốc cầm máu thông dụng hiện nay
- Calci clorid:
Đặc điểm:
Tinh thể không màu, không mùi, vị chát, hơi đắng, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, khi tan làm dung dịch mát lạnh, dễ tan trong cồn 950.
Tác dụng:
Calci cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, ổn định màng và là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu. Calci giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu dưới da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh các chứng giảm calci máu.
Chỉ định-Cách dùng:
Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani: tiêm tĩnh mạch chậm 0,5-1g
Dự phòng xuất huyết trong trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da: uống 2-4g/ngày, dùng cách quãng 3-4 ngày.
Quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+: tiêm tĩnh mạch chậm 1g
Ngoài ra thuốc còn được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Trẻ em chậm mọc răng.
- Trẻ chậm lớn.
- Co giật do hạ Calci máu.
- Tăng calci máu, tăng calci niệu.
- Sỏi mật, sỏi thận.
- Đang dùng Digitalis.
Thuốc bán theo đơn, tránh nóng.
- Acid tranexamic:
Công thức: C8H15NO2. Các biệt dược: Transamin, Hexamic …
Đặc điểm:
Bột kết tinh trắng, tan trong nước, acid acetic loãng, không tan trong aceton và ethanol. Thuốc cầm máu bằng cách ức chế sự phân huỷ fibrin.
Chỉ định:
- Phòng và điều trị chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối.
- Chảy máu cam, rong kinh, mất máu do sang thương …
- Cầm máu tại chỗ trong và sau phẫu thuật, nhổ răng.
Liều tiêm bắp: 250-500mg/ngày, liều uống: 750-1500mg/ngày.
Chống chỉ định:
- Có thai.
- Xuất huyết não, phẫu thuật thần kinh.
- Tiền sử thuyên tắc mạch, huyết khối …
- Thận trọng khi dùng chung với thuốc ngừa thai có estrogen.
Tác dụng phụ thường gặp: chóng mặt, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa Thuốc tránh ẩm, ánh sáng.
- Carbazochrom:
Các biệt dược: Adrenoxyl, Adona …
- Thuốc làm tăng sức bền thành mạch, giảm tính thấm mao mạch nên làm giảm thời gian chảy máu. Tác dụng có sau khi dùng khoảng 6-24 giờ.
- Chỉ định trong chảy máu sau phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tai mũi họng, độ bền thành mạch kém.
- Tiêm bắp với liều 25-100mg/ngày, uống 10-30mg, 3 lần/ngày. Liều chỉnh theo tuổi tác và mức độ xuất huyết.
- Thuốc có thể gây biếng ăn, khó chịu ở bụng, phản ứng giống sốc …
- Thuốc bán theo toa, bảo quản tránh ánh sáng.
- Ethamsylat:
Các biệt dược: Dicynon …
- Chỉ định: rong kinh, phòng chảy máu cấp trong phẫu thuật.
- Liều dùng tiêm bắp 250-500mg/ngày hoặc uống 3 viên 500mg/ngày.
- Tác dụng phụ thường gặp: mắc ói, tiêu chảy, nhức đầu, ngứa, nổi mẫn…
- Không dùng khi có thai, tiền sử thuyên tắc mạch, huyết khối …
- Thuốc bán theo toa.