Hỏi Bác Sĩ - Chứng ngủ ngáy có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Bé 8 tháng ngủ ngáy, miệng hôi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy. Và sáng nào tôi cũng đánh lưỡi và lợi cho bé nhưng miệng bé vẫn hôi. Xin hỏi bác sĩ bé có bệnh gì không ạ? Và cách chữa trị như thế nào ạ?
Xin cảm ơn các bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
– Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
– Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình…Thường gặp ở những trẻ bụ bẫm và trong những tháng mùa đông.
– Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh. Bệnh thường được chữa trị bằng canxi và theo dõi tại bệnh viện.
– Trẻ bị ngủ ngáy là do tiếp xúc thuốc lá, môi trường khói bụi hoặc mắc bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mãn tính… Ngủ ngáy khiến trẻ ngủ không say, không ngon, làm chậm phát triển trí não do thiếu oxy nhiều tình huống xấu có thể nguy hiểm tính mạng. Những tình huống khác, ngủ ngáy khiến trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh tim, chậm phát triển.
Trường hợp con bạn được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy, miệng bé bị hôi mặc dù bạn đã thường xuyên đánh lưỡi và lợi cho cháu. Hiện tượng này của con bạn nếu mới bị thì có thể do viêm mũi họng cấp. Nếu hiện tượng này bị từ nhỏ thì bạn cần phải nghĩ tới các lí do bất thường về đường thở như trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh, hoặc do thiếu vitamin D.
Tuy nhiên con bạn có hiện tượng hôi miệng nên cũng không loại trừ tình trạng viêm mũi xoang mãn tính. Viêm xoang hay viêm đường hô hấp đều là thủ phạm gây hơi thở hôi tuy ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.
Vì con bạn có hiện tượng ngủ ngáy nên có thể không nghĩ đến hôi miệng do trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Do vậy bạn nên cho con đi khám và chữa bệnh ngủ ngáy. Trước hết bạn cần chú ý đến tư thế ngủ cho trẻ, nên cho trẻ nằm nghiêng và gối đầu cao vừa phải. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế những hoạt động hao tốn nhiều thể lực. Cần tạo cho trẻ một môi trường sống trong lành, không khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, giữ ấm phần cổ và ngực cho con, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Họng sưng to và ngủ ngáy to, có phải do viêm họng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Gần đây, họng của tôi sưng to hơn, khi ngủ thì há miệng và ngáy rất to (trước tôi ngủ cũng có ngáy nhưng không to như bây giờ). Tôi cao 1m72, nặng 74 kg, tôi tập thể dục hàng ngày, khi ngủ hay nằm ngửa. Tôi muốn hỏi, có phải do viêm họng nên tôi ngáy như vây không? Kính mong các chuyên gia, bác sĩ cho tôi lời khuyên để xử lý tình trạng ngủ ngáy.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tình trạng ngủ ngáy có thể do nhiều lí do khác nhau gây nên, có thể do các viêm nhiễm của mũi họng (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) hoặc do hút thuốc lá, uống rượu say, béo phì,…Trường hợp của bạn ngủ ngáy là do viêm nhiễm của vùng họng làm cho vùng họng bị sưng nề gây chit hẹp đường lưu thông của không khí.
Để xử lý tình trạng này bạn cần phải chữa trị triệt để các viêm nhiễm này, hết viêm các cấu trúc họng miệng hết sưng nề thì bạn mới hết ngủ ngáy. Bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bé 3 tuổi ngáy, thở khó khăn, miệng có mùi hôi khi ngủ.
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng
Chào bác sĩ!
Con gái tôi năm nay được 3 tuổi. Trước con tôi không ngủ ngáy. Nhưng 7 tháng gần đây, mỗi khi thay đổi thời tiết thì bé lại ngáy. Quan sát khi ngủ nhìn bé thở rất khó khăn. Lồng ngực hóp sâu vào khi bé thở ra và phồng cao lên khi cháu hít vào. Ai nhìn thấy cũng hốt, vì không ai ngủ như thế ạ. Miệng bé có mùi hôi rất khó chịu. Cả ngày bé cứ nằm ngủ suốt thôi. Tôi cho bé đi khám ở 1 vài cở sở khám tư nhân họ chỉ nói bé bị viêm họng rồi kê thuốc cho uống, hết thuốc thì bé hết ngáy nhưng thay đổi thời tiết lại ngáy. Từ lúc bắt đầu có hiện tượng ngáy bé không lên cân. 4 tuổi mà cháu được 12 kg, cao 89 cm. Tôi lo quá bác sĩ ạ, không biết bé bị bệnh gì ạ. Tôi phải làm thế nào ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Thông thường ngáy chỉ ở người lớn ngủ say, hệ thần kinh nghỉ gần như tuyệt đối ức chế dây thần kinh đại hạ thiệt làm liệt màn hầu, nếu nằm ngửa và ở thì thở vào màn hầu tụt sâu xuống dưới cản trở đường thở và gây nên tiếng ngáy. Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình.
Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh.
Để biết rõ tình trạng ngủ ngáy của bé nhà bạn, bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện để được chữa trị sớm.
Chúc bé và bạn mạnh khoẻ!
Ngủ ngáy to, hắt hơi, sổ mũi có phải là bệnh?
Câu hỏi bởi: xuân thành
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 40 tuổi, khi ngủ thường hay ngáy rất to kèm theo khó thở, hắt xì, sổ mũi. Liệu tôi bị bệnh gì không? Và ngáy như vậy có tác động gì đến sức khoẻ không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.
Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amiđan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể là do di truyền. Theo như các biểu hiện bạn kể có khả năng nhiều bạn bị viêm mũi dị ứng dẫn đến ngủ ngáy.
Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm lí do gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bạn có thể áp dụng những cách trợ giúp chữa trị biểu hiện ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Giảm cân nếu bị béo phì. Tránh uống rượu 4 giờ trước khi ngủ. Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống. Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm cho không khí phòng ngủ.
Chúc bạn sức khỏe!
Nguyên nhân, cách điều trị bệnh nghiến răng và ngáy ngủ
Câu hỏi bởi: Masterbn1
Chào bác sĩ.
Em năm nay 20 tuổi ạ. Em thường bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm từ lúc nhỏ. Nhiều khi không nghiến răng thì em chuyển qua ngáy (người ngủ cùng bảo vậy). Bác sĩ cho em hỏi lí do và cách điều trị hiện tượng này.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Năm nay em 20 tuổi, bị nghiến răng ban đêm khi ngủ từ khi còn nhỏ đến nay tức là đã thành tật rồi. Tật nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc xiết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu ken két trong khi đang ngủ. Nghiến răng không phải là bệnh nặng nhưng gây tác động cho người xung quanh và cho bản thân.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Có một số lí do chính liên quan đến tật nghiến răng:
Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.
Stress: khi em cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho bị nghiến răng (đây là phản ứng đối với stress).
Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc…
Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho em bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng…
Mức độ mòn của răng khi nghiến răng: tuỳ theo thời gian nghiến răng, độ cứng của mô răng mà mức độ mòn nhiều hay ít khác nhau. Mặt tiếp xúc (mặt nhai) của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà làm cho tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh; có thể bị vỡ men răng…
Nếu em bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng và cơ hàm như sâu răng, gãy răng và nghiêm trọng hơn là có thể gây biến đổi hình dạng khuôn mặt. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ kiểm tra xem răng của em có bị mòn không, đánh giá tình trạng của khớp cắn của em.
Nếu do hàm lệch thì có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh để các răng ăn khớp với nhau hoặc làm một máng nhựa mềm để mang trong miệng khi ngủ nhằm ngăn chặn hiện tượng mòn răng, nứt hoặc gãy răng…
Nếu lí do nghiến răng do stress thì em nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ (nên ngủ đúng giờ và đủ thời gian).
Nếu lí do do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng hoặc đổi thuốc.
Ngoài ra, em cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày).
Hiện tượng ngáy khi ngủ: Ngủ ngáy là biểu hiện xảy ra trong khi ngủ do không khí được đưa đến sau họng phải đi qua một đoạn hẹp làm cho nó bị tăng vận tốc, tạo nên một áp lực âm, kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Sự vận động này khi thở ra, hít vào sẽ tạo ra rung động của lưỡi gà và màn hầu và gây nên tiếng ngáy. Vùng hẹp này có thể là ở vùng mũi, miệng hoặc họng. Tiếng ngáy thường gây khó chịu cho người xung quanh.
Nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể do mắc bệnh viêm amidan quá phát, viêm xoang, dị ứng, do cổ họng hẹp bẩm sinh, cuống lưỡi to, cuống họng dài, cơ thể quá béo làm cho mỡ bám dày cổ họng, do hút thuốc lá nhiều… Người ta chia ngáy ngủ làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và hết ngáy khi thay đổi tư thế (nằm nghiêng)
Cấp độ 2: ngáy vừa phải, ngáy to hơn và cũng hết ngáy khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng.
Cấp độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và thường kèm theo biểu hiện nghẹt thở nhất thời và có thể nguy hiểm tới bệnh nhân.
Người ngủ ngáy thường có nguy cơ ngừng thở và nếu bị cơn này sẽ làm cho giấc ngủ không ngon, người mệt mỏi, không tập trung, giảm năng suất làm việc và nếu bị lâu ngày có thể làm giảm trí nhớ. Vì vậy, em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán chính xác lí do ngủ ngáy của em và có phác đồ chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, em nên lưu ý đến tư thế ngủ (nên nằm nghiêng), cải thiện sức khoẻ của cơ thể (chế độ giảm cân nặng nếu béo phì, giảm uống rượu bia, không hút thuốc lá…); tập thể dục thường xuyên, tránh ăn nhiều vào bữa tối, không nên uống thuốc an thần…
Chúc em vui, khoẻ!
Bé 8 tháng ngủ ngáy, miệng hôi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy. Và sáng nào tôi cũng đánh lưỡi và lợi cho bé nhưng miệng bé vẫn hôi. Xin hỏi bác sĩ bé có bệnh gì không ạ? Và cách chữa trị như thế nào ạ?
Xin cảm ơn các bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
– Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
– Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình…Thường gặp ở những trẻ bụ bẫm và trong những tháng mùa đông.
– Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh. Bệnh thường được chữa trị bằng canxi và theo dõi tại bệnh viện.
– Trẻ bị ngủ ngáy là do tiếp xúc thuốc lá, môi trường khói bụi hoặc mắc bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mãn tính… Ngủ ngáy khiến trẻ ngủ không say, không ngon, làm chậm phát triển trí não do thiếu oxy nhiều tình huống xấu có thể nguy hiểm tính mạng. Những tình huống khác, ngủ ngáy khiến trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh tim, chậm phát triển.
Trường hợp con bạn được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy, miệng bé bị hôi mặc dù bạn đã thường xuyên đánh lưỡi và lợi cho cháu. Hiện tượng này của con bạn nếu mới bị thì có thể do viêm mũi họng cấp. Nếu hiện tượng này bị từ nhỏ thì bạn cần phải nghĩ tới các lí do bất thường về đường thở như trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh, hoặc do thiếu vitamin D.
Tuy nhiên con bạn có hiện tượng hôi miệng nên cũng không loại trừ tình trạng viêm mũi xoang mãn tính. Viêm xoang hay viêm đường hô hấp đều là thủ phạm gây hơi thở hôi tuy ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.
Vì con bạn có hiện tượng ngủ ngáy nên có thể không nghĩ đến hôi miệng do trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Do vậy bạn nên cho con đi khám và chữa bệnh ngủ ngáy. Trước hết bạn cần chú ý đến tư thế ngủ cho trẻ, nên cho trẻ nằm nghiêng và gối đầu cao vừa phải. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế những hoạt động hao tốn nhiều thể lực. Cần tạo cho trẻ một môi trường sống trong lành, không khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, giữ ấm phần cổ và ngực cho con, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Họng sưng to và ngủ ngáy to, có phải do viêm họng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Gần đây, họng của tôi sưng to hơn, khi ngủ thì há miệng và ngáy rất to (trước tôi ngủ cũng có ngáy nhưng không to như bây giờ). Tôi cao 1m72, nặng 74 kg, tôi tập thể dục hàng ngày, khi ngủ hay nằm ngửa. Tôi muốn hỏi, có phải do viêm họng nên tôi ngáy như vây không? Kính mong các chuyên gia, bác sĩ cho tôi lời khuyên để xử lý tình trạng ngủ ngáy.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tình trạng ngủ ngáy có thể do nhiều lí do khác nhau gây nên, có thể do các viêm nhiễm của mũi họng (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) hoặc do hút thuốc lá, uống rượu say, béo phì,…Trường hợp của bạn ngủ ngáy là do viêm nhiễm của vùng họng làm cho vùng họng bị sưng nề gây chit hẹp đường lưu thông của không khí.
Để xử lý tình trạng này bạn cần phải chữa trị triệt để các viêm nhiễm này, hết viêm các cấu trúc họng miệng hết sưng nề thì bạn mới hết ngủ ngáy. Bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bé 3 tuổi ngáy, thở khó khăn, miệng có mùi hôi khi ngủ.
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng
Chào bác sĩ!
Con gái tôi năm nay được 3 tuổi. Trước con tôi không ngủ ngáy. Nhưng 7 tháng gần đây, mỗi khi thay đổi thời tiết thì bé lại ngáy. Quan sát khi ngủ nhìn bé thở rất khó khăn. Lồng ngực hóp sâu vào khi bé thở ra và phồng cao lên khi cháu hít vào. Ai nhìn thấy cũng hốt, vì không ai ngủ như thế ạ. Miệng bé có mùi hôi rất khó chịu. Cả ngày bé cứ nằm ngủ suốt thôi. Tôi cho bé đi khám ở 1 vài cở sở khám tư nhân họ chỉ nói bé bị viêm họng rồi kê thuốc cho uống, hết thuốc thì bé hết ngáy nhưng thay đổi thời tiết lại ngáy. Từ lúc bắt đầu có hiện tượng ngáy bé không lên cân. 4 tuổi mà cháu được 12 kg, cao 89 cm. Tôi lo quá bác sĩ ạ, không biết bé bị bệnh gì ạ. Tôi phải làm thế nào ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Thông thường ngáy chỉ ở người lớn ngủ say, hệ thần kinh nghỉ gần như tuyệt đối ức chế dây thần kinh đại hạ thiệt làm liệt màn hầu, nếu nằm ngửa và ở thì thở vào màn hầu tụt sâu xuống dưới cản trở đường thở và gây nên tiếng ngáy. Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình.
Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh.
Để biết rõ tình trạng ngủ ngáy của bé nhà bạn, bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện để được chữa trị sớm.
Chúc bé và bạn mạnh khoẻ!
Ngủ ngáy to, hắt hơi, sổ mũi có phải là bệnh?
Câu hỏi bởi: xuân thành
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 40 tuổi, khi ngủ thường hay ngáy rất to kèm theo khó thở, hắt xì, sổ mũi. Liệu tôi bị bệnh gì không? Và ngáy như vậy có tác động gì đến sức khoẻ không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.
Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amiđan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể là do di truyền. Theo như các biểu hiện bạn kể có khả năng nhiều bạn bị viêm mũi dị ứng dẫn đến ngủ ngáy.
Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm lí do gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bạn có thể áp dụng những cách trợ giúp chữa trị biểu hiện ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Giảm cân nếu bị béo phì. Tránh uống rượu 4 giờ trước khi ngủ. Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống. Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm cho không khí phòng ngủ.
Chúc bạn sức khỏe!
Nguyên nhân, cách điều trị bệnh nghiến răng và ngáy ngủ
Câu hỏi bởi: Masterbn1
Chào bác sĩ.
Em năm nay 20 tuổi ạ. Em thường bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm từ lúc nhỏ. Nhiều khi không nghiến răng thì em chuyển qua ngáy (người ngủ cùng bảo vậy). Bác sĩ cho em hỏi lí do và cách điều trị hiện tượng này.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Năm nay em 20 tuổi, bị nghiến răng ban đêm khi ngủ từ khi còn nhỏ đến nay tức là đã thành tật rồi. Tật nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc xiết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu ken két trong khi đang ngủ. Nghiến răng không phải là bệnh nặng nhưng gây tác động cho người xung quanh và cho bản thân.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Có một số lí do chính liên quan đến tật nghiến răng:
Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.
Stress: khi em cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho bị nghiến răng (đây là phản ứng đối với stress).
Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc…
Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho em bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng…
Mức độ mòn của răng khi nghiến răng: tuỳ theo thời gian nghiến răng, độ cứng của mô răng mà mức độ mòn nhiều hay ít khác nhau. Mặt tiếp xúc (mặt nhai) của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà làm cho tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh; có thể bị vỡ men răng…
Nếu em bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng và cơ hàm như sâu răng, gãy răng và nghiêm trọng hơn là có thể gây biến đổi hình dạng khuôn mặt. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ kiểm tra xem răng của em có bị mòn không, đánh giá tình trạng của khớp cắn của em.
Nếu do hàm lệch thì có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh để các răng ăn khớp với nhau hoặc làm một máng nhựa mềm để mang trong miệng khi ngủ nhằm ngăn chặn hiện tượng mòn răng, nứt hoặc gãy răng…
Nếu lí do nghiến răng do stress thì em nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ (nên ngủ đúng giờ và đủ thời gian).
Nếu lí do do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng hoặc đổi thuốc.
Ngoài ra, em cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày).
Hiện tượng ngáy khi ngủ: Ngủ ngáy là biểu hiện xảy ra trong khi ngủ do không khí được đưa đến sau họng phải đi qua một đoạn hẹp làm cho nó bị tăng vận tốc, tạo nên một áp lực âm, kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Sự vận động này khi thở ra, hít vào sẽ tạo ra rung động của lưỡi gà và màn hầu và gây nên tiếng ngáy. Vùng hẹp này có thể là ở vùng mũi, miệng hoặc họng. Tiếng ngáy thường gây khó chịu cho người xung quanh.
Nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể do mắc bệnh viêm amidan quá phát, viêm xoang, dị ứng, do cổ họng hẹp bẩm sinh, cuống lưỡi to, cuống họng dài, cơ thể quá béo làm cho mỡ bám dày cổ họng, do hút thuốc lá nhiều… Người ta chia ngáy ngủ làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và hết ngáy khi thay đổi tư thế (nằm nghiêng)
Cấp độ 2: ngáy vừa phải, ngáy to hơn và cũng hết ngáy khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng.
Cấp độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và thường kèm theo biểu hiện nghẹt thở nhất thời và có thể nguy hiểm tới bệnh nhân.
Người ngủ ngáy thường có nguy cơ ngừng thở và nếu bị cơn này sẽ làm cho giấc ngủ không ngon, người mệt mỏi, không tập trung, giảm năng suất làm việc và nếu bị lâu ngày có thể làm giảm trí nhớ. Vì vậy, em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán chính xác lí do ngủ ngáy của em và có phác đồ chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, em nên lưu ý đến tư thế ngủ (nên nằm nghiêng), cải thiện sức khoẻ của cơ thể (chế độ giảm cân nặng nếu béo phì, giảm uống rượu bia, không hút thuốc lá…); tập thể dục thường xuyên, tránh ăn nhiều vào bữa tối, không nên uống thuốc an thần…
Chúc em vui, khoẻ!
Theo ViCare