Thuốc Tân Dược - Khi mắt xuất hiện một màng mỏng trong suốt và bị viêm đỏ bao quanh nhãn cầu (tròng trắng) thường gọi là viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ.
Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ
Một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm kết mạc
Nguyên nhân
– Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: Phần lớn tác nhân gây ra viêm kết mạc thường là do các virus gây ra. Có thể kể đến các virus như: Adenovirus, Virus herpes và một số vi khuẩn như: Proteus, Enterobacteriaceae, Neisseria Gonorrheae…
– Ngoài ra, cũng có thể người bệnh do bị dị ứng, bị nấm, kí sinh trùng hay bị nhiễm các hóa chất độc hại… cũng là một trong những nhân tố gây ra bệnh viêm kết mạc.
Triệu chứng
Khi người bệnh bị viêm kết mạc, hầu như sẽ có một số biểu hiện giống nhau sau đây: Mí mắt sưng và đỏ, chảy nhiều nước mắt và khiến mắt bị đỏ. Đồng thời, có nhiều ghèn đóng ở mi mắt khiến mắt bị cộm và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Dược sĩ tư vấn những thuốc nên dùng khi bị viêm kết mạc
Khi bị viêm kết mạc, tốt nhất chúng ta nên đi khám các Bác sĩ chuyên khoa về mắt và khi mua thuốc nên mua thuốc theo kê đơn của Bác sĩ và phải nghe hướng dẫn của các Dược sĩ tư vấn. Cụ thể, khi bị bệnh chúng ta chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau đây:
Ciprofloxacin 500 mg có thể ức chế sự nhân đôi ADN của vi khuẩn
Ciprofloxacin 500 mg
Đây là một loại thuốc kháng sinh có thể ức chế sự nhân đôi ADN của vi khuẩn và có thể chống lại các vi khuẩn Gram âm và Gram dương rất hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin 500 mg chỉ nên sử dụng 2 lần/ ngày. Đối với những trường hợp nặng hơn có thể tăng lên 750 mg x 2 lần/ ngày nhưng phải có chỉ định của Bác sĩ hoặc Dược sĩ tư vấn. Khi sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân có bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc có thể có hiện tượng: buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, buồn ngủ… hoặc có thể gặp những vấn đề về da.
Paracetamol 500 mg có thể giảm đau – hạ sốt hiệu quả
Paracetamol 500 mg
Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Đây cũng là một loại thuốc có tác dụng giảm đau – hạ sốt và có tên gọi khác là Acetaminophen. Thuốc này có tác dụng giảm đau đầu, đau cơ, cảm, sốt, những bệnh đau do viêm khớp… những chỉ ở mức độ nhẹ và không có tác dụng với những bệnh đau do sưng khớp.
Chúng ta sử dụng thuốc với những trường hợp giảm đau nhẹ đến trung bình ở người lớn khoảng từ 0.5 – 1 g/ 4 – 6 giờ (tối đa 4 g/ 24 giờ). Không nên sử dụng liều lượng quá mức cho phép, có thể khiến gan bị tổn hại nghiêm trọng và dễ bị ban da, dị ứng….
Rutin – C giúp tăng sự bền vững các mạch máu ở niêm mạc mắt
Rutin – C
Rutin-C có thể dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ, giúp tăng sự bền vững các mạch máu ở niêm mạc mắt, hạn chế tình trạng xuất huyết. Nên sử dụng 2 viên/lần x 2 lần/ngày đối với người lớn.
Khi bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thần kinh hoặc có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Ngoài các loại thuốc trên, bạn có tể sử dụng Thuốc nhỏ mắt Tobrex 5 ml, có thể nhỏ tại chỗ rất hiệu quả và ít gây ra các tác phụ.
(Vitamin E)
Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ
Một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm kết mạc
Nguyên nhân
– Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: Phần lớn tác nhân gây ra viêm kết mạc thường là do các virus gây ra. Có thể kể đến các virus như: Adenovirus, Virus herpes và một số vi khuẩn như: Proteus, Enterobacteriaceae, Neisseria Gonorrheae…
– Ngoài ra, cũng có thể người bệnh do bị dị ứng, bị nấm, kí sinh trùng hay bị nhiễm các hóa chất độc hại… cũng là một trong những nhân tố gây ra bệnh viêm kết mạc.
Triệu chứng
Khi người bệnh bị viêm kết mạc, hầu như sẽ có một số biểu hiện giống nhau sau đây: Mí mắt sưng và đỏ, chảy nhiều nước mắt và khiến mắt bị đỏ. Đồng thời, có nhiều ghèn đóng ở mi mắt khiến mắt bị cộm và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Dược sĩ tư vấn những thuốc nên dùng khi bị viêm kết mạc
Khi bị viêm kết mạc, tốt nhất chúng ta nên đi khám các Bác sĩ chuyên khoa về mắt và khi mua thuốc nên mua thuốc theo kê đơn của Bác sĩ và phải nghe hướng dẫn của các Dược sĩ tư vấn. Cụ thể, khi bị bệnh chúng ta chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau đây:
Ciprofloxacin 500 mg có thể ức chế sự nhân đôi ADN của vi khuẩn
Ciprofloxacin 500 mg
Đây là một loại thuốc kháng sinh có thể ức chế sự nhân đôi ADN của vi khuẩn và có thể chống lại các vi khuẩn Gram âm và Gram dương rất hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin 500 mg chỉ nên sử dụng 2 lần/ ngày. Đối với những trường hợp nặng hơn có thể tăng lên 750 mg x 2 lần/ ngày nhưng phải có chỉ định của Bác sĩ hoặc Dược sĩ tư vấn. Khi sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân có bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc có thể có hiện tượng: buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, buồn ngủ… hoặc có thể gặp những vấn đề về da.
Paracetamol 500 mg có thể giảm đau – hạ sốt hiệu quả
Paracetamol 500 mg
Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Đây cũng là một loại thuốc có tác dụng giảm đau – hạ sốt và có tên gọi khác là Acetaminophen. Thuốc này có tác dụng giảm đau đầu, đau cơ, cảm, sốt, những bệnh đau do viêm khớp… những chỉ ở mức độ nhẹ và không có tác dụng với những bệnh đau do sưng khớp.
Chúng ta sử dụng thuốc với những trường hợp giảm đau nhẹ đến trung bình ở người lớn khoảng từ 0.5 – 1 g/ 4 – 6 giờ (tối đa 4 g/ 24 giờ). Không nên sử dụng liều lượng quá mức cho phép, có thể khiến gan bị tổn hại nghiêm trọng và dễ bị ban da, dị ứng….
Rutin – C giúp tăng sự bền vững các mạch máu ở niêm mạc mắt
Rutin – C
Rutin-C có thể dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ, giúp tăng sự bền vững các mạch máu ở niêm mạc mắt, hạn chế tình trạng xuất huyết. Nên sử dụng 2 viên/lần x 2 lần/ngày đối với người lớn.
Khi bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thần kinh hoặc có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Ngoài các loại thuốc trên, bạn có tể sử dụng Thuốc nhỏ mắt Tobrex 5 ml, có thể nhỏ tại chỗ rất hiệu quả và ít gây ra các tác phụ.
(Vitamin E)
Siêu Thị Thuốc Việt – thuocviet.edu.vn